Gv: Em hãy nêu những nét nổi bậc của các nước Châu Phi sau khi giành được độc lập
Tập trung phát triển kinh tế và thu được nhiều kết quả khả quan nhưng chưa đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Gv: Nêu đặc điểm chung về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của các nước Châu Phi trong giai đoạn này là gì ?
Chính trị: Bất ổn, xung đột, nội chiến diễn ra
Kinh tế : Nợ nần chồng chất, đói nghèo
Xung đột sắc tộc,
Gv: Hiện nay châu phi được xem là lục địa nghèo nhất thế giới. Nhờ sự giúp đỡ cộng đồng thế giới châu Phi đang khắc phục những tình trạng trên và tiến tới thành lập một khu vực tương trợ chung hay còn gọi là liên minh Châu phi gọi tắt là AU.
Hoạt động 2 : (15’)
Gv: Em biết gì về đất nước Nam Phi ?
Gv: Dùng lược đồ Châu Phi xác định đất nước Nam Phi
- Diện tích
- Dân số
-Khí hậu, điều kiện tự nhiên
- Phong trào đấu tranh các nước Nam Phi
Gv: Nước cộng hoà Nam Phi ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Hs : Trả lời =>
Gv: cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc diễn ra như thế nào ?
=> Đây là cuộc đấu tranh giữa người da đen và người da trắng do người da trắng cai trị đã thông qua khỏang trên 70 đạo luật cơ bản trong đó người da đen không có quyền tự do dân chủ, sống trong khu biệt lập với người da trắng đặt dưới sự lãnh đạo tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” ANC . Được sự ủng hộ cộng đồng quốc tế đã lên án chống lại chế độ chủ nghĩa Apacthai gay gắt.
Gv: Em biết gì về vị tổng thống da đen đầu tiên của Nam phi ?
Hs: dựa vào phần chữ in nhỏ SGK trả lời.
Gv: 1918 ông tham gia hoạt động chính trị ở Nam Phi. 1944 gia nhập Đại hội Châu Phi và giữ chức tổng thư ký và bị nhà cầm quyền Châu Phi bắt giam và kết án tù chung thân. Sau 27 năm giam cầm trước áp lực đấu tranh nhân dân tiến bộ trong và ngoài nước 11.2.1990 chính quyền buộc phải trả tự do cho ông. Sau khi ra tù được bầu làm phó chủ tịch ANC
157 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013 - Kiều Quang Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng viên còn nghiêm trọng.
3. Củng cố:
a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 "2000).
d. Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới (1986 "2000).
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 34 tìm hiểu : Tổng kết lịch sử VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
- Điểm lại các giai đoạn lịch sử qua các giai đoạn từ 1919 1975 và từ 1975 đến nay ?
Nguyên nhân thắng lợi và những bài học kinh nghiệm , phương hướng đi lên ?
Tuần : 36
Tiết : 51
Ngày soạn : 29/4/2012
Bài: 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
* Giúp HS nắm chắc một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu sau:
- Quá trình phát triển lịch sử của dân tộc từ năm 1919 đến nay ( năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
- Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó.
2. Tư tưởng:
- Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của CM và tiền đồ của Tổ quốc.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Cho HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 "2000).
3 Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học lịch sử VN từ 1919 " đến nay, để giúp các em hệ thống hóa những kiến thức đã học các giai đoạn lịch sử đã qua và những nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm rút ra được trong thời kì lịch sử này. Hôm nay chúng sẽ tổng kết lịch sử VN từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 2000.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của lịch sử VN giai đoạn 1919 – 1930.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của CM VN giai đoạn 1930– 1945.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của phong trào CM VN giai đoạn 1945– 1954.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1954 – 1975.
HS: -
Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1975 đến nay.
HS: -
GV cho HS xem H.91: Mô hình kinh tế trang trại (nông nghiệp). H.92: Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, đây là 2 biểu tượng của quá trình đổi mới.
Hoạt động 2:
Em hãy những nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của CMVN (1919 " nay)
HS:
GV cho HS xem H.84: ta bắt đầu khai thác dầu mỏ Bạch Hổ. H.85: ta xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo CM, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
HS:
I. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
1. Giai đoạn 1919 – 1930:
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ 2, xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, từ đó CMVN chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và lãnh đạo CM.
2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo cao trào CM 1930 -1931, sau đó bị địch dìm trong máu lửa. Nhưng đó là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của CM tháng 8 1945.
- Sau phong trào tạm lắng 1932 -1935, CM được khôi phục bùng lên lên với khí thế mới.
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939, chống bọn phản động thuộc địa đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
- Cao trào này Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của CM tháng 8 1945.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật vào ĐD.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân cơ hội đó, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
- 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3. Giai đoạn 1945 – 1954:
- CM tháng 8 thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.
- 19/12/1946, Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắngĐBP (7/5/1954) chấn động địa cầu.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Sau khi k/c chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
+ Miền Bắc xây dựng CNXH.
+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thuc 1thắng lợi cuộc k/c chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
5 Giai đoạn 1975 " nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
- 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng Lao động VN thành Đảng CSVN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
- 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
- Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
- Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên kì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
- Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
"12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
b. Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của CM.
- Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
3. Củng cố:
a.Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 " nay).
b. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của CMVN (1919 " nay).
c. Nêu những bài học kinh nghiệm lảnh đạo của Đảng ta từ 1919 " nay.
4. Dặn dò: HS về nhà học bài để chuẩn bị cho kiểm tra hiọc kì II
Học từ tuần 19 đến hết
====================================================================
Tuần : 36
Tiết :52
Ngày soạn : 2/5/2012
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử 9 – Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------------
Câu 1 (3đ): Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ ?
Câu 2 (3đ): Có sử gia tư sản nói rằng “Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam thành công là nhờ ăn may !”. Em đồng ý với quan điểm đó không ? Vì sao ?
Câu 3 (4đ): Em hãy so sánh điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mà đế quốc Mĩ đã thực hiện ở Miền Nam giai đoạn 1961-1968 ? Việc đế quốc Mĩ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh ở Miền Nam nói lên điều gì ?
----------
MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề
Các cấp độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
HS trình bày được ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng đối với cách mạng Việt Nam
Số câu: 1
Số điểm: 3
TL: 30%
3 (30%)
Cách mạng Tháng Tám năm 1945
HS hiểu được cách mạng Tháng Tám thành công không phải nhờ ăn may, mà là kết quả của sự chuẩn bị chu đáo của Đảng ta từ 1930 đến 1945
Số câu: 1
Số điểm 3
TL: 30%
3 (30%)
Cuộc kháng chiến đế quốc Mĩ xâm lược
HS biết so sánh nhau điểm khác nhau giữa hai chiến lược chiến tranh. Số câu: 1
Số điểm: 2
TL: 20%
HS vận dụng kiến thức đã học để chỉ rõ việc Mĩ liên tiếp thực hiện các chiến lược chiến tranh ở Miền Nam cho thấy sự lung túng, phá sản của từng chiến lược chiến tranh và sự phát triển không ngừng của cách các Số câu: 1
Số điểm: 2
TL: 20%
4(40%)
TC
3
3
4
10
ĐÁP ÁN
Câu 1: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng : (3đ)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng ra đời chuẩn bị cho những bước phát triển nhảy vọt của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2: (3đ)
Em không đồng ý với quan điểm trên
Vì: Khi PX đầu hàng đồng minh vào 15/8/1945 thì thời cơ cách mạng xuất hiện ở tất cả các nước bị Nhật chiếm đóng, vậy tại sao chỉ có Việt Nam khởi nghĩa thành công và giành được chính quyền. Rõ rang sự chuẩn bị chu đáo của Đảng ta qua ba cuộc tổng diễn tập từ 1930-1945 đã chuẩn bị đầy đủ về chính trị, quân sự, tổ chứcđã tập hợp được quần chúng nhân dân sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.
Câu 3: (4đ)
Những điểm chung trong đường lối của Đảng qua hai cuộc kháng chiến: (2đ)
+ Biết phát huy nội lực, sức mạnh của cả dân tộc, biết dựa vào dân.
+ Đường lối kháng chiến lâu dài, vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng, vừa đánh vừa đàm
+ Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Vận dụng đường lối đó vào giai đoạn cách mạng hiện nay: Tiếp tục phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và bảo vệ tổ quốc. (2đ)
File đính kèm:
- Giao an Lich su 9 giam tai theo chuan moi.doc