Giáo án Lịch sử Lớp 9 (Bản đầy đủ)

a. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:

 + Trong CTTG thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944, Tiệp Khắc 5 - 1945,.).

 + Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949), ở phía Tây và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10 - 1949), ở phía Đông lãnh thổ.

+ Từ năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CM dân tộc dân chủ: xây dựng bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,.

 b. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).

 + Sau 20 năm xây dựng CNXH (1950-7970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn:

 - Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản;

 - Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX;

 - Công nghiệp hóa, xây dựng CSVC-KT của CNXH.

 + Nhờ đó, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 9 (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. + Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. + Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. b. Nguyên nhân thắng lợi: + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. + Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. + Vai trò của hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. + Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Chủ đề 7 VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 I. Việt Nam trong những năm đầu sau đại thắng mùa Xuân 1975. 1. Tình hình hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau đại thắng Xuân 1975. + Ở miền Bắc: - Sau hơn 20 năm (1954 - 1975), miền Bắc đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của CNXH. - Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. + Ở miền Nam: - Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trong chừng mực nhất định có nền kinh tế phát triển theo hướng TBCN. - Cơ sở của chính quyền cũ cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, sản xuất nhỏ phân tán là phổ biến,... 2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa ở hai miền đất nước. + Miền Bắc: - Đến giữa năm 1976, miền Bắc mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. - Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước cuối năm 1975, đầu năm 1976, miền Bắc có những tiến bộ đáng kể về nông nghiệp, công nghiệp,... + Miền Nam: - Công việc tiếp quản vùng giải phóng đạt kết quả tốt. Ở vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng nhanh chóng được thành lập. - Chính quyền cách mạng tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, quốc hữu hóa ngân hàng,... - Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp,... đều trở lại hoạt động. - Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế,... được tiến hành khẩn trương. 4. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976). + Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. + Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 - 7 - 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên, thông qua chính sách đối nội và đối ngoại, quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn - Gia Định được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. + Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH và khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước khác. II. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985). 1. Việt Nam trong 10 năm đi lên CNXH (1976 - 1985). a. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980). + Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng: - Đại hội họp vào tháng 12 - 1976 tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đề ra đường lối xây dựng CNXH trong phạm vi cả nước; quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980). - Đại hội chỉ rõ, trong 5 năm (1976 - 1980), nước ta thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN nhằm mục tiêu: xây dựng một bước cơ sở vật chất của CNXH, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân lao động. + Thành tựu: - Nông nghiệp: diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu ha, nông nghiệp được trang bị thêm máy kéo các loại. - Công nghiệp: có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng v.v... - Giao thông vận tải: khôi phục và xây dựng mới 1.700 km đường. Tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động trở lại. - Công cuộc cải tạo XHCN được đẩy mạnh, giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ..., đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể. - Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông đến đại học đều phát triển. + Khó khăn - hạn chế: Kinh tế nước ta mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn... b. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985). + Thành tựu: - Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển: sản xuất lương thực tăng lên 17 triệu tấn; thu nhập quốc dân tăng 6,4 %... - Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, các công trình như thủy điện Sông Đà, thủy điện Trị An được xây dựng. - Các hoạt động khoa học - kĩ thuật bước đầu được triển khai. + Khó khăn - hạn chế: Những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế - xã hội vẫn chưa thực hiện được. 2. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1979). + Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. - Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, tập đoàn Pôn Pốt, đại diện cho “Khơ-me đỏ” ở Cam-pu-chia cho quân khiêu khích dọc biên giới Tây Nam, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta. - Ngày 22 - 12 - 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta. - Quân và dân ta tổ chức cuộc phản công và tiến công đánh đuổi quân Pôn Pốt ra khỏi đất nước. + Bảo vệ biên giới phía Bắc: - Từ năm 1978, quân Trung Quốc đã có những hành động khiêu khích dọc biên giới. - Sáng 17 - 2 - 1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công vào 6 tỉnh dọc biên giới phía Bắc nước ta, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu). - Quân và dân ta đã đứng lên chiến đấu ngoan cường. Đến ngày 18 - 3 - 1979, quân Trung Quốc đã rút khỏi nước ta. II. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên CNXH (từ năm 1986 đến năm 2000). 1. Đường lối đổi mới của Đảng. + Hoàn cảnh: - Trải qua 10 năm xây dựng CNXH, chúng ta đã đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế, xã hội. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. - Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới, sự suy yếu dẫn tới sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. + Đường lối đổi mới của Đảng: - Được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001). - Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. - Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. 2. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000). + Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 - 1990. Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đạt được những thành tựu cơ bản: - Về lương thực - thực phẩm, đến năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. - Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, phần bao cấp của Nhà nước giảm đi đáng kể. - Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. + Trong kế hoạch 5 năm 1991 - 1995. - Cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, đưa nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. - Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 8,2 %; lạm phát được đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển. - Quan hệ đối ngoại được mở rộng: tháng 7 - 1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cũng trong tháng này, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). + Trong kế hoạch 5 năm 1996 - 2000. - Mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. - Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 7 %; công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5 %; nông nghiệp là 5,7 %. - Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. - Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.... Những hạn chế: + Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. + Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên rất nghiêm trọng. + Vẫn còn tồn tại những nguy cơ: tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội.... 3. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của CM VN. + Nguyên nhân thắng lợi: - Sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và sáng tạo của Đảng qua từng thời kì và giai đoạn của CMVN. - Truyền thống đấu tranh, sức mạnh đoàn kết dân tộc được phát huy qua từng thời kì, giai đoạn CM. + Bài học kinh nghiệm: - Nắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta. - Không ngừng tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế. - Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của CMVN. + Phương hướng đi lên: - Xây dựng CNXH do nhân dân làm chủ, nhà nước là của nhân dân, do dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Tiếp tục thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.

File đính kèm:

  • docChuan kien thuc ki nang Lich su 9.doc
Giáo án liên quan