Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Trình bày bài tập chuẩn bị ở nhà: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của Lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938.
Mỗi câu gọi một học sinh trả lời. Câu b có thể gọi thêm các học sinh khác bổ sung. Giáo viên nhận xét và củng cố phần trả lời của các em rồi cho điểm công khai trước lớp.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 36 - Tiết 35: Tỉnh Dak Nông từ cội nguồn đến thế kì X - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần36 Ngày soạn: 9/5/2014
Tiết 35 Ngày dạy: 12/5/2014
TỈNH DAK NÔNG TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ KỈ X
I. Mục đích yêu cầu:
Nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết khái quát về tỉnh DakNông từ cội nguồn cho đến thế kỷ X.
Thông qua đó, giáo dục các em lòng yêu quê hương mình, lòng tự hào về quá khứ dựng nước và giữ nước của cha ông.
Góp phần rèn luyện kỹ năng nhận thức Lịch sử qua bản đồ, tranh ảnh.
II. Các bước lên lớp:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Trình bày bài tập chuẩn bị ở nhà: Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của Lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938.
Mỗi câu gọi một học sinh trả lời. Câu b có thể gọi thêm các học sinh khác bổ sung. Giáo viên nhận xét và củng cố phần trả lời của các em rồi cho điểm công khai trước lớp.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Nhìn vòa sơ đồ em háy cho biết vị trí địa lý của tỉnh Đăk Nông ?
Diện Tích tự nhiên của tỉnh Đăk Nông là bao nhiêu ?
Đăk Nông có những tài nguyên thiên nhiên gì ?
Giáo viên sử dụng bản đồ hành chính để giới thiệu phần này
GV trình bày
Người Mơ Nông , Ê Đê , Mạ sinh sông trên vùng tây nguyên và khoảng thế kỷ mấy ?
Người cư dân bản địa ở đây sống bàng nghề gì ?
Cư dân ở đây có bị vương quốc nào cai trị không ?
họ chị những sự ảnh hưởng gì ?
Vương Quốc Ăng Co đã làm gì đối với nhân dân bản địa Tây Nguyên ?
Trước sự dày séo của vương quốc Ăng Co nhân dân bản địa ở đây đã làm gì ?
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên-xã hội:
Tỉnh Dak Nông nằm về hướng phía tây đoạn cuối dãy Trường sơn. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, nam giáp Lâm Đồng, Bình Phước, đông giáp Phú yên, Khánh Hoà, tây giáp vương quốc Campuchia. Diện tích 6.514,38km vuông.
Dak Nông có rất nhiều gỗ quý hiếm như thuỷ tùng, cẩm lai, cà te, hương, sao, trẩu cùng với nhiều loại thú rừng quý hiếm như voi, bò tót, hổ, gấu, hươu, nai. Trong hơn 40 dân tộc thì người Ê đê, Mơ nông ,Mạ là cư dân bản địa lâu đời nhất ở Dak Nông .
II .Sơ lược về thời công xã nguyên thuỷ ở Dak Nông .
Dựa vào nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy khác nhau: những vết tích trong lòng đất qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở Lak, DakRlấp, Dak Nông trong các huyền thoạingười ta khẳng đinh rằng: cư dân Tây nguyên nói chung và Daklak nói riêng là các dân tộc Êđê, Mơ nông, Mạ có mặt từ thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên hoặc sớm hơn.
- Họ ở thành buôn, làng, dựa vào rừng núi, sống bằng săn bắn, hái lượm, trồng lúa , ngô , bầu bí trên nương rẫy.
Họ vừa phải kiếm ăn, xây dựng buôn làng vừa phải chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương
III. DakNông thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập:
Theo ý kiến của các nhà khoa học, vào thế kỉ 2 trước công nguyên, những người Hindu (Ấn Độ) từ phía tây thiên di đến lập nghiệp tại vùng hạ lưu sông Mê Kông,lập thành vương quốc Phù Nam. Từ thế kỉ 1 đến thế Kỉ 5, vương quốc Phù Nam trở thành một quốc gia hùng cường đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Do vậy, cư dân Tây nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng đã rơi vào sự thống trị của đế quốc Phù Nam.
Đến thế kỉ 6, Chân Lạp - một chư hầu của đế quốc Phù Nam đã tiêu diệt đế quốc Phù Nam. Chân Lạp trở thành một đế quốc hùng mạnh, thôn tính toàn bộ đất đai của đế quốc Phù Nam. Đến đây, người Mơ nông và các dân cư ở Dak nông lại chịu sự thống trị của Chân Lạp.
Sau khi thiết lập vương quốc Phù Nam, qua hàng nghìn năm hoà huyết giữa các tộc người đã hình thành nên người Êđê, Gia rai, Mơ nông , Mạ hiện đại khai phá Cao nguyên Dak Lak – Plâycu- Đăk Nong .
Cho đến thế kỉ 7, sau những cuộc giao tranh với vương quốc Chân Lạp, Chiêm Thành chiếm lĩnh toàn bộ khu vức này. Bắt đầu từ đấy, cư dân Tây Nguyên rơi vào sự đô hộ của Chiêm Thành, cho mãi đến thế kỉ 15.
Trong giai đoạn này, các vương triều Ăngko và Chiêm Thành đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh và lôi kéo cư dân ở Tây Nguyên vào những cơn lốc chinh chiến triền miên, buộc họ phải chịu những gánh nặng thuế má, phu phen, cống nộp. Giai cấp thống trị đã cướp bóc của họ vô số vàng bạc, ngà voi, sừng tê giác, nhựa thông, hổ phách, gỗ, trầm hương, các cây thuốc quý, đồng thời bắt họ lao động sản xuất, phục dịch nặng nề.
Trước sự giày xéo, cướp bóc dã man của quân xâm lược, nhân dân Tây Nguyên đã vùng dậy đấu tranh anh dũng. Xuất phát từ bản năng tự vệ, từ tinh thần quả cảm, từ mối dây ràng buộc huyết thống trong cộng đồng thị tộc, họ tổ chức chống lại ách thống trị của ngoại bang. Làng chiến đấu” và các - liên minh quân sự” giữa các bộ lạc - chính là dấu tích truyền thống chống ngoại xâm từ xa xưa con tồn tại cho đến ngày nay.
Cuộc tiếp xúc với văn hoá nước ngoài, do điều kiện chiến tranh và sinh sống cũng ảnh hưởng không giống nhau giữa các tộc người ở Tây Nguyên xưa. Người Mơ nông chuyển cư vào trú ẩn ở vùng rừng già tây Trường Sơn, xây dựng các làng chiến đấu vững chắc.
Vào khoảng thế kỉ 7, trong xã hội Tây Nguyên nói chung cũng dần dần hình thành bộ máy nhà nước sơ khai, có người đứng đầu, là Vua Nước, Vua Lửa.
III. Củng cố, dặn dò:
File đính kèm:
- giao an lich su dia phuong 6 tinh dak nong.doc