1. Sự pht triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
* Kinh tế:
- Quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh
* Xã hội:
- Xuất hiện giai cấp mới, tầng lớp mới (quý tộc mới) và những mâu thuẫn mới: Tư sản quý tộc mới ›‹ chế độ phong kiến
=> nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
2. Tiến tr×nh c¸ch mạng :Hddt
3. ý nghĩa lịch sử của c¸ch mạng tư sản Anh giữa TK XVII.
- Là cuộc nội chiến đánh đổ quan hệ sản xuất phong kiến, mở đường cho quan hệ sản xuất TBCN phát triển.
=> chỉ đem lại quyền lợi cho quý tộc mới và tư sản, quần chúng nông dân không được hưởng gì.
115 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đáy (phạm vi hành chính rộng)
? Nhận xét của em về vị thế chính trị của HN?
? Hà Nội thời Nguyễn có những xu hướng phát triển kinh tế nào?
? Vì sao phía Đông- Đông Nam, kinh tế HN phát triển theo xu hướng đô thị hóa?
GV sử dụng ảnh “Làng cổ HN” và “Phố cổ HN” mang đầy đủ đặc trưng của 2 xu hướng phát triển kinh tế của HN thời Nguyễn.
? Nhận xét của con về kinh tế HN thời Nguyễn?
? Con biết những công trình văn hóa nào của HN thời Nguyễn?
? Nhận định của con về văn hóa HN thời Nguyễn?
? Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào thời gian nào?(1/9/1858)
Năm 1861, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì là thuộc địa của Pháp. Ý đồ của Pháp là muốn thôn tính nốt Bắc Kì. Để thực hiện mưu đồ này, Pháp tập trung đánh Hà Nội.
? Theo con vì sao vậy?
Để bước đầu dã tâm xâm lược, thực dân Pháp đã tổ chức đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất
? Pháp thực hiện âm mưu bằng cách nào? Trình bày tóm lược diễn biến cuộc đánh chiếm HN lần thứ nhất của Pháp?
- Đọc SGK
- Thảo luận 5 phút
Nguyễn Ánh lên ngôi, phá thành cũ, xây thành mới.
- Rời kinh đô vào Phú Xuân – Huế
Với tư cách trung tâm HN rất hẹp bởi HN lúc đó chỉ là tỉnh lẻ, thành HN là trấn thành của tỉnh HN.
Không còn là trung tâm chính trị.
Đọc mục 2 SGK
2 xu hướng: Đông Nam – đô thị hóa, Tây Nam – nông thôn hóa
Vì có sông Nhị Hà chảy qua, dọc sông có nhiều cửa ô quan trọng, trong đó có cửa ô Đông Hà thuyền bè ra vào tấp nập chuyên chở hàng hóa tới chợ bác Qua – chợ đầu mối của HN thời đó.
Kinh tế rất phát triển
Đọc SGK
- Chùa Báo Ân.
- Đài Nghiên tháp Bút...
Vẫn là trung tâm văn hóa.
Đọc SGK
Hà Nội có vị thế quan trọng đối với cả Bắc Kì.
I. Hà Nội thời Nguyễn
1. Hành chính-chính trị
Không còn là trung tâm chính trị.
2. Kinh tế
Vẫn là trung tâm kinh tế.
3. Văn hóa
Vẫn là trung tâm văn hóa.
II. Hà Nội buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược.
1. Những năm 1864-1874
- Pháp chiếm HN lần thứ nhất.
+ Người trấn giữ thành, nguyễn Tri Phương
2. Những năm 1874-1884
-Pháp đánh chiếm HN lần thứ 2.
+ Người trấn giữ thành: Hoàng Diệu.
4.Cuûng coá – höôùng daãn:5’
-Miêu tả lại trận Cầu Giấy.
5.Höôùng daãn:
-Ñoïc baøi 28 chuaån bò:
-Nguyeân nhaân daãn ñeán PT caûi caùch Duy taân ôû VN nöûa cuoái TK XIX?
-ND chính caûu PT caûi caùch Duy Taân vaø nguyeân nhaân vì sao nhöõng caûi caùch khoâng ñöôïc thöïc hieän.
Ngày soạn:17/5/2013
Ngày dạy: 19/5/2013
Tiết 52. Bài 31: ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858- 1918
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản về:
- Lịch sử dân tộc thời kỳ giữa TK XIX đến chiến tranh thế giới I.
- Tiến trình xâm lược của Pháp, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối TK XIX.
2. Tư tưởng
- Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc. Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân, vì nước, noi gương học tập cha anh.
II.Trọng tâm kiến thức-kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Lịch sử dân tộc thời kỳ giữa TK XIX đến chiến tranh thế giới I.
- Tiến trình xâm lược của Pháp, cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, nguyên nhân thất bại của công cuộc giữ nước cuối TK XIX.
- Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang trong phạm trù phong kiến.
- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu TK XIX.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tổng hợp trong việc học tập môn lịch sử, kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá.
III.Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh có liên quan.
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
I. Những sự kiện lịch sử chính.
1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858- 1884 (lập bảng thống kê
Thời gian
Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1.9.1858
T2.1959
T2.1962
T6.1867
20.11.1873
18.8.1883
- Thực dân Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà mở màn xâm lược Việt Nam.
- Pháp kéo vào Gia Định
- Pháp đánh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
- Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây.
- Pháp đánh thành Hà Nội
- Pháp đánh vào Huế.
Quân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình đã đánh trả quyết liệt.
- Ta ngăn chặn địch ở đây.
- Quân triều đình chống đỡ không nổi → ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) cắt cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
- Nhân dân 6 tỉnh Nam kỳ nổi lên khởi nghĩa quân triều đình thất bại. Nhân dân tiếp tục kháng chiến.
- Triều đình đầu hàng, kí Hiệp ước Hác-măng rồi Patơ-nốt (6.6.1884).
2. Phong trào Cần Vương (1885- 1896) (Lập niên biểu).
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
5.7.1885
13.7.1885
1886- 1887
1883- 1892
1885- 1895
- Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.
- Khởi nghĩa Ba Đình → thất bại.
(Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng).
- Khởi nghĩa Bãi Sậy → thất bại.
(Lãnh đạo: Đinh Gia Quế- Nguyễn Thiện Thuật).
- Khởi nghĩa Hương Khê → thất bại sau 10 năm tồn tại.
(Lãnh đạo; Phan Đình Phùng- Cao Thắng)
3. Phong trào yêu nước đầu Tk XX (đến năm 1918) (lập bảng).
Phong trào
Chủ trương
Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
- Phong trào Đông Du (1905- 1909)
- Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
- Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản.
- Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước.
- Đông kinh nghĩa thục (1907)
- Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
- Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
- Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội.
- Cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ (1908)
- Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập.
- Mở trường, diễn thuyết tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Phong trào chống thuế ở Trung kỳ
- Chống đi phu, chống sưu cao thuế nặng.
- Từ đấu tranh hoà bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động.
- Đông đảo
các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
II. Những nội dung chủ yếu.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Nhóm 2: Nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.
Nhóm 3: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối TK XIX?
Nhóm 4: Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu TK XX?
Nhóm 5: Nêu và nhận xét về bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
- Nguyên nhân sâu xa: Do sự phát triển của chủ nghĩa thực dân → nhu cầu xâm luợc thuộc địa
- Thái độ của triều đình Huế gồm 2 phái chủ chiến và chủ hoà. → Trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước ta vào tay Pháp.
- Quy mô rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, tính chất quyết liệt.
-
-
III. Bài tập thực hành.
Bài tập 1: So sáng khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Bài tập 2: So sánh xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? (Xu hướng, chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế).
4. Củng cố
- Hệ thống nội dung cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà
Ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kỳ II.
Ngày dạy:
Tiết 51:
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh:
+ Hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ 1958- 1918.
+ Học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này.
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần học tập tự giác, yêu thích bộ môn này.
- Rèn kỹ năng đánh giá, nhận định, so sánh các vấn đề lịch sử.
II. CHUẨN BỊ.
;
- Đề phô tô cho học sinh.
III. THỰC HIỆN.
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
ĐỀ BÀI.
Câu 1: a. Lập bảng thống kê về những đề nghị cải cách của Việt Nam cuối TK XIX- đầu TK XX theo mẫu:
Thời gian
Người đề nghị
Nội dung đề nghị
b. Kết cục, ý nghĩa của những đề nghị cải cách nêu trên?
Câu 2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
1. Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào của ai:
A. Phong trào của nông dân
C. Phong trào của công nhân
B. Phong trào của tiểu tư sản.
D. Phong trào của tư sản.
2. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào?
A. 5.6.1911
C. 5.6.1912
B. 6.5.1911.
D. 6.5.1912.
3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là:
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy
C. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
4. Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại của triều đình Phong kiến nhà Nguyễn là:
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
C. Hiệp ước Patơ-nốt
B. Hiệp ước Giáp Tuất.
D. Hiệp ước Hac-măng.
Câu 3: Trình bày nội dung Hiệp ước Hac-măng?
Câu 4: Tại sao nói từ 1858- 1884 là quá trình đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng toàn bộ của triều đình Huế trước thực dân Pháp xâm lược?
ĐÁP ÁN.
Câu 1: (2đ).
- Năm 1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn đất hoang
- Năm 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.
- Từ 1863- 1871: Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần
- Từ 1877- 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức bảo vệ đất nước.
- Kết cục: Các đề nghị cải cách đều không được thực hiện.
- Ý nghĩa: + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời.
=> Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu TK XX.
Câu 2: (1đ).
1. A 3. C
2. A 4. C
Câu 3: (3đ): Trình bày đủ 5 nội dung cơ bản, có nhận xét, đánh giá của bản thân.
Câu 4: (4đ). Chứng minh được:
- T9.1858: Pháp xâm lược nước ta.
- Ngày 5.6.1862 triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ.
- Ngày 15.3.1874: Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ hoàn toàn thuộc Pháp
- Ngày 6.6.1884: Hiệp ước Patơ-nốt được ký, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
=> Có nhận xét gì đánh giá của bản thân.
4. Củng cố.
- Nhắc nhở học sinh làm bài tự giác, nghiêm túc.
- Hết giờ thu bài chấm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị những mẩu chuyện về lịch sử của địa phương, quê hương đất nước.
- Tìm hiểu những di tích lịch sử của địa phương.
File đính kèm:
- giao an su 8(1).doc