Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kì XVI - XVIII - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tôn giáo.

? Vào TK XVI – XVIII, nước ta có những loại tôn giáo nào?

? Đã học nội dung và hình thức hình thành đạo Nho, đạo Phật, đạo Giáo ở lớp 6, em hãy nhắc lại?

 + Đạo Nho : Nho giáo hay Khổng giáo do Khổng Tử lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là Thiên Tử (con trời) và cóquyền quyết định tất cả

 + Đạo Phật: Ra đời ở Ấn Độ, cung thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều ác

 + Đạo giáo: Do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cung thời với đạo Nho, khuyên người ta sống theo phận mình, không đấu tranh

? Ở TK XVI – XVIII, nước ta có thêm tôn giáo nào?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 49, Bài 23: Kinh tế, văn hoá thế kì XVI - XVIII - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: 21/02/2014 Ngaøy daïy: 26/02/2014 Tuaàn: 26 Tieát: 49 BAØI 23: KINH TEÁ, VAÊN HOÙA THEÁ KÆ XVI – XVIII ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1/ Kiến thức: - Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVII. - Nêu được những điểm mới về mặt tư tưởng, tôn giáo và văn học, nghệ thuật: sự du nhập của Thiên Chúa giáo; chữ Quốc ngữ ra đời; sự phát triển rực rở của văn học và nghệ thuật dân gian. 2/ Tư tưởng - Yêu mến và gìn giữ những sáng tác của Tiếng Việt, chữ Việt - Lòng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hóa 3/ Kỹ năng: Ý thức thường xuyên rèn luyện tiếng Việt, chữ Việt II. CHUẨN BỊ. 1/ Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.Tranh ảnh liên quan đến bài học . 2/ Học sinh: Học bài theo yêu cầu của giáo viên tiết trước, đọc SGK mục II bài 23. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tình trạng sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài, Đàng Trong? Tại sao? - Kể tên một số làng thủ công nổi tiếng và các trung tâm buôn bán. Tại sao thủ công truyền thống được phát triển 2. Giới thiệu bài mới: Ở TK XVI – XVIII, đời sống tinh thần Đại Việt có những bước phát triển mới; Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ, sự phát triển rầm rộ của văn học chữ Nôm. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu nội dung những bước phát triển mới đó. 3. Bài mới II. VAÊN HOAÙ Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình tôn giáo. ? Vào TK XVI – XVIII, nước ta có những loại tôn giáo nào? ? Đã học nội dung và hình thức hình thành đạo Nho, đạo Phật, đạo Giáo ở lớp 6, em hãy nhắc lại? + Đạo Nho : Nho giáo hay Khổng giáo do Khổng Tử lập ra ở Trung Quốc. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là Thiên Tử (con trời) và cóquyền quyết định tất cả + Đạo Phật: Ra đời ở Ấn Độ, cung thời với Nho giáo, khuyên mọi người hãy thương yêu nhau, làm điều lành, tránh điều ác + Đạo giáo: Do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cung thời với đạo Nho, khuyên người ta sống theo phận mình, không đấu tranh ? Ở TK XVI – XVIII, nước ta có thêm tôn giáo nào? ? Em hãy nói rõ sự phát triển tôn giáo ở nước ta trong TK XVI – XVIII như thế nào? HS: ( Phật giáo và Đạo giáo có xu hướng phát triển trở lại, thể hiện ý thức tư tưởng, sinh hoạt tinh thần của vua chúa, quý tộc nói chung, cũng là biểu hiện sự suy thoái hóa của toàn bộ cấu trúc chính trị và nền tảng ý thức hệ PK tập quyền đã suy thoái ) ? Môi trường nào để đạo Thiên Chúa xâm nhập vào nước ta? HS: + Đơi sống nhân dân cực khổ + Cuộc chiến tranh giành quyền lưc của các thế lực PK ? Tại sao đạo Thiên Chúa sau khi xâm nhập vào nước ta không được phát triển ? HS: ( Không phù hợp với cách cai trị dân của giai cấp PK nên bị ngăn cấm, không phù hợp với tư tưởng truyền thống dân tộc VN nên nó cũng không được nhân dân chấp nhận lắm. Chỉ một số dân ở phạm vị hẹp theo đạo Thiên Chúa như vùng Bùi Chu Phát Diệm (Ninh Bình) ? Cách sinh hoạt văn hóa ở nông thôn như thế nào? =>GV: Qua đây, tình đoàn kết trong thôn xóm, tinh thần yêu quê hương đất nước “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” ? Câu ca trên nói lên điều gì? ? Em hãy cho 1 vài ví dụ về các câu ca dao nói lên nội dung tương tự? Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của chữ quốc ngữ. GV: Yêu cầu HS đọc sgk ? Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Đây là một công trình khoa học của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt mà người có công nhất là giáo sĩ A lếch – xăng- đơ – rốt. ? Vì sao chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt thành chữ quốc ngữ của nước ta đến ngày nay? HS: (Vì chữ quốc ngữ là thứ chữ tiện lợi, khoa học, dễ đọc, dễ viết, dễ hiểu). GV: Đương nhiên chữ quốc ngữ phải trải qua nhiều thể nghiệm mới trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta; nó đã góp phần tích cực vào việc tiếp thu, truyền bá khoa học, phát triển văn hóa trong những thế kỷ sau: vượt xa mục đích của những người “latinh hóa” tiếng Việt GV nhẫn mạnh: Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á có chữ viết theo hệ Latinh, còn hầu hết các nước châu Á đều viết theo kiểu tượng hình Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn học và nghệ thuật dân gian GV giới thiệu: TK XVI – XVII, tuy VH chữ Hán vẫn chiếm ưu thế nhưng VH chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước – thơ – truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều như bộ “diễn ca lịch sử Thiên Nam ngư lục” + Trích 4 câu nói về cuộc KN 2 Bà Trưng: “Một xin rửa sạch quốc thù lênh này” + Nhiều nhà thơ nổi tiếng: Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm ? Nhận xét vai trò của họ đối với sự phát triển VH dân tộc (có tài, yêu nước thương dân, những tác phẩm của họ là di sản VH dân tộc) HS: đọc về Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đào Duy Từ. ? Các tác phẩm VH chữ Nôm phản ánh nội dung gì? ? Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói VH dân tộc? HS: (Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng của mình, văn học dân tộc sáng tác bằng chữ Nôm không thua kém bất cứ nền VH nào khác) ? Qua nội dung của văn học chữ Nôm, ý thức tư tưởng của tầng lớp thống trị như thế nào? HS: (Đã bị phân hóa, nhiều sĩ phu bất mãn với chính quyền đương thời quay về với quần chúng lao động, gần gũi thông cảm với nỗi khổ của quần chúng) ? Em có nhận xét gì về văn học dân gian ở thời kỳ này. Nội dung phản ánh? 1/ Tôn giáo - Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phụ hồi - Đạo Thiên Chúa: + Thế kỉ XVI các giáo sĩ theo thuyền buôn đến nước ta truyền đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng. + Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo. - Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội để thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đât nước. 2/ Sự ra đời của chữ quốc ngữ. TK XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dùng các chữ Latinh ghi âm tiếng Việt → chữ Quốc ngữ ra đời. - Đây trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta 3/ Văn học – nghệ thuật dân gian. a) Văn học chữ Nôm VH chữ Nôm được phát triển nhiều hơn trước, nhiều nhà thơ tiêu biểu như Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung : - Ca ngợi hạnh phúc của con người. - Tố cáo sự bất công trong xh, sự thối nát của triều đình b) Văn hóa dân gian: - Phát triển với nhiều thể loại phong phú - Nội dung: c) Nghệ thuật dân gian: * Điêu khắc gỗ: đơn giản mà dứt khoát, tự nhiên, mềm mại * Sân khấu, tuồng. 4/ Củng cố: - Lập bảng tóm tắt tình hình kinh tế nước ta thế kỷ XVIII, có những điểm gì mới - Em có nhận xét gì về văn học nước ta thế kỉ XVIII ? 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo các câu hỏi Sgk. Chuẩn bị : Đọc SGK bài 24 và xác định tên các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. IV. Ruùt kinh nghieäm:

File đính kèm:

  • docTUAN 26 SU 7 TIET 49 2013 2014.doc
Giáo án liên quan