Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến tranh Nam – Bắc triều.
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã thể hiện như thế nào ?
HS: (Triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau )
? Vì sao lại có sự hình thành Nam triều và Bắc triều ?
HS: ( Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê. Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái -> tiêu diệt các thế lực và trở thành tể tướng -> Năm 1527 cướp ngôi lập ra nhà Mạc (Bắc triều )
? Vì sao hình thành Nam triều ?
HS: ( Do Nguyễn Kim 4chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua => Nam triều
GV: sử dụng bản đồ chỉ cho học sinh nắm vị trí của Bắc triều và Nam triều .
? Vậy cuộc chiến tranh Nam –Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tuần 25 - Tiết 47, Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước trung ương tập quyền (XVI - XVIII) (Tiết 2) - Năm học 2013-2014 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/02/2014
Ngày dạy: 19/02/2014
Tuần: 25
Tiết: 47
BÀI 22. SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN (XVI – XVIII) (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức: Hs nắm được:
Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều và hệ quả của nó.
Nguyên nhân dẫn tới sự phân tranh Trịnh – Nguyễn, hệ quả của cuộc chiến tranh.
2/Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ .
3/Kỷ năng:
- Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ treo tường .
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến .
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, bản đồ Việt Nam .
2/ Học sinh: Học bài cũ, đọc SGK trước bài mới
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét về triều đình nhà Lê sơ đầu thế kỷ XVI ?
- Nguyên nhân, diễn biến của phong trào nông dân ở đầu thế kỷ XVI? Ý nghĩa?
2/ Giới thiệu bài: Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu thế kỷ XVI chỉ là bước mở đầu cho sự chia cắt lâu dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến thống trị.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chiến tranh Nam – Bắc triều.
? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã thể hiện như thế nào ?
HS: (Triều đình phong kiến rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau )
? Vì sao lại có sự hình thành Nam triều và Bắc triều ?
HS: ( Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới triều Lê. Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái -> tiêu diệt các thế lực và trở thành tể tướng -> Năm 1527 cướp ngôi lập ra nhà Mạc (Bắc triều )
? Vì sao hình thành Nam triều ?
HS: ( Do Nguyễn Kim 4chạy vào Thanh Hóa lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua => Nam triều
GV: sử dụng bản đồ chỉ cho học sinh nắm vị trí của Bắc triều và Nam triều .
? Vậy cuộc chiến tranh Nam –Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
HS: (Gây tổn thất lớn về sức người và sức của –Năm 1570 rất nhiều người bị bắt lính bắt phu - Năm 1572 ở Nghệ An mùa màng bị tàn phá , hoang hóa bệnh dịch )
GV nhấn mạnh: ( Tập đoàn phong kiến tranh chấp nhân dân chịu khổ cực -> cuộc chiến tranh phi nghĩa .)
Hoạt động 2: Tìm hiểu Chiến tranh Trịnh –Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài
? Sau chiến tranh Nam –Bắc triều tình hình nước ta có gí thay đổi ?
GV: dùng bản đồ Việt Nam chỉ vị trí đàng trong- đàng ngoài .
? Đàng trong , đàng ngoài do ai cai quản ?
HS: ( Đàng ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh , biến vua Lê thành bù nhìn
Đàng trong : chúa Nguyễn cai quản .)
GV: hướng dẫn học sinh quan sát hình 48 và giảng phủ chúa Trịnh rất rộng rãi có tường bao bọc xung quanh. Bên trong và bên ngoài có nhiều nhà nhỏ, thấp để cho quân lính ở , những cung điện bên trong xây cao hai tầng có nhiều cửa thoáng đãng các cửa đều đồ sộ nguy nga tất cả đều bằng kim loại.
? Cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
HS: ( Một giải đất từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt . Dân ở hai bên sông Gianh phải chuyển đi ở nơi khác
GV phân tích 2 câu thơ:
“ Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua lũy thầy”
Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài tới 200 năm gây trở ngại cho giao lưu kinh tế, văn hóa, làm suy giảm tiềm lực đất nước .
1/ Sự hình thành Nam-Bắc triều .
a. Nguyên nhân:
- Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt cac thê lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng.
- Năm 1527, Mặc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc ( Bắc triều).
- Năm 1533, Nguyên Kim, một võ quan triều Lê đã chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng giỏi nhà Lê làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”
b. Hậu quả:
- Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt
2/ Chiến tranh Trịnh –Nguyễn và sự chia cắt đàng trong – đàng ngoài
a. Nguyên nhân:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền, hình thành thế lực họ Trịnh.
- Người con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị đầu độc chết, người con thứ là Nguyễn Hoàng đã được trấn thủ vào Thuận Hóa – Quảng Nam, hình thành thế lực họ Nguyễn.
b. Hậu quả:
- Đất nước chia cắt.
- Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê - chúa Trịnh”
- Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn”
4/ Củng cố : Câu hỏi thảo luận
- Em có nhận xét gì về tình hình chính trị – xã hội ở nước ta TK XVI – XVIII
(Không ổn định, do chính quyền luôn thay đổi – Chiến tranh xảy ra, đất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân cực khổ)
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học bài theo các câu hỏi Sgk.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Phần I, bài 23.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TUAN 25 SU 7 TIET 47 2013 2014.doc