I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
- Đời sông cơ cực của nhân dân dưới triều Nguyễn là nguyên nhân sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước
2.Tư tưởng:
- HS thấy được triều đại nào để cho ND đói khổ thì tất yếu sẽ có nhân dân đấu tranh chống lại triều đại đó
3.Kỹ năng:
- Xác định trên lược đồ địa ban diễn ra các cuộc KN
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
- Lược đồ những nơi bùng nổ các cuộc đấu tranh lớn của ND chống vương triều Nguyễn nửa đầu TK XIX
2/ Học sinh:SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
- Nhà Nguyễn thiết lập chế độ PK tập quyền như thế nào?
- Nêu những biện pháp kinh tế, quân đội, ngoại giao của nhà Nguyễn?
2.Giới thiệu bài mới: Chế độ Pk nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến nhân dân, xóa bỏ những chính sách tiến bộ của nhà Tây Sơn, đưa ra những chính sách mới nhằm xiết chặt ách thống trị, duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ, lạc hậu, cô lập với bên ngoài đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào? Họ đã phản ứng ra sao?
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 62, Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Các cuộc nổi dậy của nhân dân - Năm học 2013-2014 - Đỗ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày Soạn: 05/ 04 / 2014
Tiết 61 Ngày Dạy: 09/ 04/ 2014
BÀI 27 :
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUUYỄN.
II/ CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÂN DÂN
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức :
- Đời sông cơ cực của nhân dân dưới triều Nguyễn là nguyên nhân sự bùng nổ hàng trăm cuộc nổi dậy trên khắp cả nước
2.Tư tưởng:
- HS thấy được triều đại nào để cho ND đói khổ thì tất yếu sẽ có nhân dân đấu tranh chống lại triều đại đó
3.Kỹ năng:
- Xác định trên lược đồ địa ban diễn ra các cuộc KN
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
Lược đồ những nơi bùng nổ các cuộc đấu tranh lớn của ND chống vương triều Nguyễn nửa đầu TK XIX
2/ Học sinh:SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
Nhà Nguyễn thiết lập chế độ PK tập quyền như thế nào?
Nêu những biện pháp kinh tế, quân đội, ngoại giao của nhà Nguyễn?
2.Giới thiệu bài mới: Chế độ Pk nhà Nguyễn thiết lập nhưng chưa quan tâm thực sự đến nhân dân, xóa bỏ những chính sách tiến bộ của nhà Tây Sơn, đưa ra những chính sách mới nhằm xiết chặt ách thống trị, duy trì nền kinh tế trong vòng bảo thủ, lạc hậu, cô lập với bên ngoài đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân như thế nào? Họ đã phản ứng ra sao?
3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn.
? Dưới chính sách bảo thủ của nhà Nguyễn, đời sống ND ra sao? Biểu hiện như thế nào?
Nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cơ cực
Địa chủ, cường hào cướp ruộng đất
Quan lại tham nhũng
Tô thuế nặng nề, bệnh dich đói kém
GV: nhấn mạnh (1842, bão to ở Nghệ An làm đổ hơn 4 vạn nóc nhà, hơn 5.000 người chết)
HS: đọc trích đoạn sgk
? Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về chính quyền PK nhà Nguyễn?
HS: Quan lại từ trung ương đến địa phương ra sức đục khoét bóc lột nhân dân, XH loạn lạc, không còn kỷ cương phép nước.
? Thái độ của nhân dân như thế nào?
(Căm phẫn, oán giận, vùng lên đấu tranh)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các cuộc nổi dậy của nhân dân.
* GV: Dùng lược đồ chỉ vị trí các cuộc KN bùng nổ, tên các thủ lĩnh.
? Trình bày những hiểu biết của mình về Phan Bá Vành?
(Làng Minh Giáng – Thái Bình, xuất thân từ gia đình nghèo)
? Nguyên nhân nào khiến cho Phan Bá Vành KN?
HS: Bất bình với giai cấp thống trị, 1821, nhân nạn đói ở TB, Nam Định, ông kêu gọi ND KN.
GV: Thuật lại cuộc KN của Phan Bá Vành
(XD căn cứ ở Trà Lũ – Lan rộng khắp tỉnh Nam Định sang TB, Hải Dương, Quảng Ninh)
? Nông Văn Vân là ai? Vì sao ông lại nổi dậy KN?
GV: Tường thuật lại cuộc KN.
Đây là cuộc KN tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số
? Cho biết một vài nét về Lê Văn Khôi?
HS: Một thổ bào ở Cao Bằng vào Nam KN.
Cuộc KN được ND 6 tỉnh Nam Kỳ tham gia, sau đó bị Thái Công Triều làm phản, Lê Văn Khôi bị cô lập
Đây là cuộc KN tiêu biểu ở phía Nam được nhiều người tham gia
? Cho biết một vài nét về Cao Bá Quát?
HS: Nhà thơ lỗi lac, nhà nho yêu nước, căm thù chế độ nhà Nguyễn, thương dân.
GV: Tường thuật cuộc KN
Đây là cuộc KN của nông dân có sự tham gia của nhà Nho
?: Em có nhận xét gì về phạm vi của đấu tranh KN?
(Rộng khắp – Qui mô lớn)
HS thảo luận: Các cuộc KN trên có gì giống và khác nhau
Giống: Chống lại chính quyền nhà Nguyễn, kết quả đều bị đàn áp.
Khác nhau : Tính chất Nông dân
Dân tộc
Người lãnh đạo
? Vì sao các cuộc KN đều bị đàn áp ?
+ Phân tán, thiếu sự liên kết về lực lượng, bị triều đình đàn áp dã man
? Các cuộc KN trên chứng tỏ điều gì?
HS :Chứng tỏ tinh thần chiến đấu dũng cảm của ND.
? Qua phong trào KN chống lại triều đình của ND đã nói lên thực trạng gì?
GV : Cuộc sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn với giai cấp thống trị sâu sắc. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sớm muộn cũng bị lật đổ.
1/ Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
Đời sống ND vô cùng cực khổ,
Tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói kém hoành hành
2/ Các cuộc khởi nghĩa
a) Cuộc KN của Phan Bá Vành (1821 – 1827)
Xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) và lan rộng sang các tỉnh TB –Quảng Ninh – Hải Dương
Đầu 1827, quân triều đình bao vây tấn công dữ dội, Phan Bá Vành bị bắt, ông đã tự vẫn để giữ tròn khí tiết. Cuộc KN bị đàn áp
b) Cuộc KN của Nông Văn Vân
- Địa bàn: Miền núi Việt Bắc
- Hai lần nhà Nguyễn đem quân đàn áp đều bị thất bại.
- Mãi đến 1835, ông bị bao vây và chết trong rừng
c) Cuộc KN của Lê Văn Khôi (1833-1835)
Cuộc KN được nhân nhân 6 tỉnh Nam Kì tham gia.
1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay bị Thái Công Triều làm phản
1825, cuộc KN bị đàn áp
d) Cuộc KN của Cao Bá Quát (1854-1856)
Kế hoạch bị bài lộ, cuộc KN nổ ra sớm
1855, Cao Bá Quát hi sinh
1856, cuộc Kn bị dập tắt
4/ Củng cố
- Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn cực khổ, họ căm ghét chính quyền phong kiến, nổi dậy đấu tranh báo hiệu sự sụp đổ sớm muộn của triều đại nhà Nguyễn.
- Tại sao phong trào Kn của nhân dân bùng nổ
Tóm tắt phong trào KN đầu TK XIX ?
5/ Hướng dẫn học tập ở nhà
Học bài theo các câu hỏi Sgk.
Chuẩn bị bài tiếp theo .
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- LICH SU 7 TIET 62 TUAN 32.doc