KT: Sự soa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê Sơ ,những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị,tranh giành quyền lợi hơn 20 năm. Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh đầu TK XVI .
TT: Tự hào về truyền thống đấu tranh anhg dũng của nhân dân.
Hiểu được rằng :Nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
KN: Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê kể từ thế kỉ XVI.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-Thế kỉ XVIII) - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25
Tiết : 46
Ngày soạn:24/2/2009
Ngày dạy: 25/2/2009
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(THẾ KỈ XVI - THẾ KỈ XVIII )
I/ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI
A-Mục tiêu bài học:
KT: Sự soa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê Sơ ,những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị,tranh giành quyền lợi hơn 20 năm. Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh đầu TK XVI .
TT: Tự hào về truyền thống đấu tranh anhg dũng của nhân dân.
Hiểu được rằng :Nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
KN: Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê kể từ thế kỉ XVI.
B-Phương tiện dạy học:
-Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI.
C-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2.KTBC: -Văn hoá giáo dục ,khoa học kĩ thuật thời Lê Sơ đạt những thành tựu gì ?
- Vì sao có được những thành tựu ấy?
3. Bài mới: .Thế kỉ XV nhà Lê Sơ đạt nhiều thành tựu nổi bật về mọi mặt . Do đó ,đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền .Nhưng từ thế kỉ XVI trở đi nhà Lê dần dần suy yếu.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
GV(Giảng) Trải qua nhiều triều đại :
Lê Thái Tổ :Triều đình phong kiến vững vàng kinh tế ổn định.
- Lê Thánh Tông: Chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh.
Nhưng từ thế kỉ XVI ,Lê Uy Mục ,Lê Tương Dực lên thay -> nhà Lê suy yếu dần.
GV(H):Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lê suy yếu?
HS:Vua quan không chăm lo việc nước chỉ lo ăn chơi xa xỉ,hoang dâm vô độ.
Xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
GV: Gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.
GV(Mở rộng): Uy Mục bị giết ,Tương Dực lên thay bắt nhân dân xây dựng Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn và chỉ mãi ăn chơi truỵ lạc " Tướng hiếu dâm như tướng lợn => vua lợn ".
GV(H): Sự thoá hoá của tầng lớp thống trị khiến triều đình phong kiến thoái hoá như thế nào?
HS:Nội bộ triều đình chia bè kết cánh tranh giành quyền lực .
GV(H):Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẩn đến hậu quả gì/
HS: Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực .
GV(H):Vì sao đời sống nhân dân cực khổ ?
HS: Quan lại địa phương mặc sức tung hoành đục khoét của nhân dân "Dùng của như bùn đất ".
GV(H):Thái độ của nhân dân với tầng lớp thống trị như thế nào?
HS:Mâu thuẫn sâu sắc : Nông dân>< địa chủ
Nông dân >< nhà nước phong kiến .
GV(kết luận) Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
GV (Dùng lược đồ giảng ):
-Từ 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi :
Trần Tuân (1511)ở Hưng Hoá -Sơn Tây.
Lê Huy,Trịnh Hưng (1912) Nghệ An.
Phùng Chương (1515) núi Tam Đảo.
Trần Cảo (1516) Đông triều Quảng Ninh.
GV(H):Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân thế kỉ XVI ?
HS:Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ,chưa đồng loạt
GV(H):Các cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào?
HS:Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
1/Triều đình nhà Lê:
Từ thế kỉ XVI Triều đình nhà lê suy yếu dần
Vua quan không chăm lo việc nước chỉ lo ăn chơi xa xỉ,hoang dâm vô độ.
Xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
Nội bộ triều đình chia bè kết cánh tranh giành quyền lực .
2/Phong trào khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI:
*Nguyên nhân :Quan lại địa phương coi dân như cỏ rác.
=> Đời sống nhân dân cực khổ.
Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc .
-Từ 1511 các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nơi :
Trần Tuân (1511)ở Hưng Hoá -Sơn Tây.
Lê Huy,Trịnh Hưng (1912) Nghệ An.
Phùng Chương (1515) núi Tam Đảo.
Trần Cảo (1516) Đông triều Quảng Ninh.
* Kết quả và ý nghĩa:
Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ,chưa đồng loạt
Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
4.Củng cố; Kể tên các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra đầu thế kỉ XVI ?
Chỉ trên bản đồ những vùng hoạt động của phong trào nông dân thời bây giờ?
4.Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau"II/Các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh -Nguyễn".
------------------------------
Tuần :25
Tiết : 47
Ngày soạn:26/2/2009
Ngày dạy: 27/2/2009
SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(TK XVI - TK XVIII) (TT)
II/CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH -NGUYỄN
A-Mục tiêu bài học:
KT: Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc đấu tranh .
Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển đối với đất nước .
TT: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất đất nước chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ.
KN: Tập xác định các vị trí đị danh và trình bày các diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ .
Đán giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.
B-Phương tiện dạy học:
-Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
C-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2.KTBC: -Nhận xét triều đình nhà Lê cuối thế kỉ XVI ?
-Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI? Ý nghĩa?
3-Bài mới:
*Phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI chỉ là mở đầu cho sự chia cắt kéo dài .chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột của các tập đoàn phong kiến thống trị.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
GV:Gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV(H):Sự suy yếu của nhà Lê được thể hiện như thế nào?
HS:Triều đình phong kiến rối loạn,các phe vphái liên tục chém giết lẫn nhau.
GV cùng HS từng bước tìm hiểu vì sao có sự hình thành Bắc triều và Nam triều?
GV(Giảng) : Mạc Đăng Dung là một võ quan dưới thời Lê. Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái dẫn đến tiêu diệt các thế lực và trở thành tể tướng,sau đó năm 1527 cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc.
GV(H):Vì sao hình thành Nam triều?
HS:Do Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua lập ra Nam triều.
GV: Sử dụng bản đồ Việt Nam chỉ rõ cho học sinh vị trí lãnh thổ của Nam triều và Bắc triều.
GV(H):Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh phong kiến Nam-Bắc triều?
HS:Do mâu thuẫn nhà Lê>< nhà Mạc .
GV:Trường thuật sơ lược cuộc chiến tranh (Kéo dài hơn 50 năm từ Thanh-Nghệ -Tĩnh ra Bắc.
GV(H):Chiến tranh Nam -Bắc triều đã gây tai hoạ gì cho nhân dân ta?
HS: Gây tổn thất lớn về người và của .
Năm 1570 rất nhiều người bị bắt đi lính ,đi phu.
Năm 1572 ở Nghệ An ,mùa màng bị tàn phá ,hoang hoá , bệnh dịch............
GV(H):Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?
HS:Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực ,nhân dân gánh chịu cực khổ vô cùng.
GV:Đọc bài ca dao trong SGK:
" Khôn ngoan qua được Thanh Hà.
Dẫu rằng có cánh khó qua Luỹ Thầy "
GV(H):Kết quả của cuộc chiến tranh?
HS:Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long => Nhà Mạc rút lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt .
GV: Chiến tranh chấm dứt nhưng để lại hậu quả nặng nề .Nam triều có giữ vững nền độc lập hay không chúng ta sang phần 2.
GV(H):Sau chiến tranh Nam-Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi ?
HS:Năm 1545 Nguyễn Kim chết ,con rể là Trịnh Kiểm lên nắm quyền bính.
Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ,xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá ,Quảng Nam .
GV(H):Đàng trong,Đàng Ngoài do những ai cai quản?
HS:Đàng Ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh ,biến vua Lê thành bù nhìn .
Đàng trong chúa Nguyễn cai quản.
GV :Chỉ bản đồ -Trong gần nửa thế kỉ họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần . Quảng Bình và Nghệ An trở thành chiến trường ác liệt .Cuối cùng hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới .
GV(H):Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn dẫn đến hậu quả ntn ?
HS:Một dãi đất lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình là chiến trường khốc liệt.
-Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài tới 200 năm gây trở ngại cho giao lưu kinh tế ,văn hoá làm suy giảm tiềm lực đất nước .
GV(H):Nhận xét về tình hình chính trị -xã hội ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII như thế nào?
HS: Không ổn định do chính quyền luôn luôn thay đổi và chiến tranh liên tiếp xãy ra ,đời sống nhân dân rất khổ cực.
1/Chiến tranh Nam - Bắc triều.
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc.=> Bắc triều.
Năm 1533 Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua lập ra Nam triều.
=> Gây ra chiến tranh Nam -Bắc triều.
Là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Năm 1592 Nam triều chiếm được Thăng Long => Nhà Mạc rút lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt .
2/Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
Năm 1545 Nguyễn Kim chết ,con rể là Trịnh Kiểm lên nắm quyền bính.
Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ,xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá ,Quảng Nam .
-Đàng Ngoài họ Trịnh xưng vương gọi là chúa Trịnh .
-Đàng trong chúa Nguyễn cai quản.
-Chiến tranh diễn ra hơn 50 năm , 7 lần không phân thắng bại.
Hậu quả: Chia cắt đất nước gây đau thương tổn hại cho dân tộc.
4.Củng cố : Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam -Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong -Đàng Ngoài ?
Bài học lịch sử rút ra từ nội chiến ở thế kỉ XVI - XVIII ?
5.Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: "Kinh tế -văn hoá thế kỉ XVI-XVIII ".
-----------------------------------
File đính kèm:
- Giao an su(5).docx