Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Đề cương ôn tập sử 7 HKI - Trường THPT Minh Thuận

a. Về văn hóa: (2đ)

+ Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo

+ Văn học, sử học:

- Văn học phát triển nhất là thơ Đường (với các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị. .) và tiểu thuyết Minh-Thanh (Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân, Thủy Hử - Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Tam Quốc Diễn nghĩa – La Quán Trung

- Sử học: nổi tiếng là Sử ký của Tư Mã Thiên

+ Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, kiến trúc: với nhiều công trình đồ sộ, trình độ tuyệt mĩ

b. Khoa học – Kỷ thuật (1đ)

+ Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, kỷ thuật in và nghề làm giấy

- Bên cạnh đó các kỷ thuật trong các ngành: đóng tàu (có bánh lái, khai mỏ, luyện kim đều có đóng góp to lớn của người Trung Quốc

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Đề cương ôn tập sử 7 HKI - Trường THPT Minh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 6:Chiến thắng Bạch Đằng Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước triều xuống nhanh. Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống. Câu7) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên + Nguyên nhân :Nhân dân đoàn kết thực hiện “vườn không nhà trống” tự vũ trang đánh giặc - Nhà Trần chuẩn bị chu đáo cho mỗi lần kháng chiến - Nội bộ vương triều ổn định - Sự chỉ huy tài ba của Trần Hưng Đạo và các danh tướng như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn , biết phát huy được thế mạnh của đất nước, lợi dụng được điểm yếu của kẻ thù buộc chúng chuyển từ chủ động sang bị động để tiêu diệt + Ý nghĩa: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐV của nhà Nguyên, bảo vệ được chủ quyền dân tộc - Khẳng định sức mạnh dân tộc , truyền thống quân sự, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ chống kẻ thù lớn mạnh hơn - Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với Nhật bản và các nước Phương Nam Câu 8: Những biện pháp cải cách Hồ Quý Ly +Chính trị: Cải tạo hàng ngũ võ quan, thay dần quan lại họ Trần bằng những người thân cận có tài năng Qui định cụ thể cách làm việc của bộ máy chính quyền các ấcp +Kinh tế tài chính:- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng - Ban hành chính sách hạn điền +Xã hội:Ban hành chính sách hạn nô +Văn hóa giáo dục:Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục -Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử học tập +Quân sự:Làm lại sổ đinh, sản xuất vũ khí (súng thần cơ và lâu thuyền) -Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu và xây thành (thành Tây đô, thành Đa bang) Câu 9: Ý nghĩa , tác dụng của cải cách HQL Ý nghĩa:Là cuộc cải cách khá toàn diện để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng T/dụng tích cực: - Làm suy yếu thế lực họ Trần, tăng nguồn thu nhập và quyền lực cho nhà nước trung ương tập quyền -Văn hóa giáo dục có nhiều tiến bộ T/dụng tiêu cực:Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo quần chúng nhân dân Câu 10: Nhận xét đánh giá về nhân vật Trần Hưng Đạo Câu 11: Nhận xét đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 7 Câu 1: Hãy cho biết tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần? Câu 2: Đánh giá ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly? Câu 3: Trình bày nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu. Câu 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 5: Nêu nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII. Câu 6: Trình bày nét chính diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. Câu 7 Hãy cho biết trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào? Câu 8: Hãy cho biết nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh như thế nào? Câu 9: Trình bày những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Câu 10: Hãy cho biết tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II Câu 1: Tình hình giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Trần: - Về giáo dục: + Quốc tử giám mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại. + Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. + Các làng xã có trường tư + Các kì thi được tổ chức theo định kì và nghiêm ngặt để chon người tài giỏi. - Về khoa học: + Về sử học: Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu + Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo + Y học có công trình nghiên cứu của Tuệ Tĩnh. Câu 2: Ý nghĩa và tác dụng của những cải cách của Hồ Quý Ly: Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực quý tộc Trần. Tăng nguồn thu của nhà nước, tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Văn hóa, giáo có nhiều tiến bộ. Câu 3: Nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong năm đầu: Những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn đã gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh nhiều lần tấn công căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân ba lần phải rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa). Giữa năm 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và anh dũng hi sinh. Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quyét Lớn vào căn cứ. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423 nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn. Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc – thời Lê sơ. Câu 5: Trong các thế kỉ XVI-XVIII ở nước ta tồn tại những tôn giáo nào: Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và đạo giáo được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hóa truyền thống. Hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước. Sang thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên Chúa từng bước được truyền vào nước ta. Câu 6: Nhận xét về sự phát triển của văn học và nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII: Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Nội dung các truyện Nôm viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú. Điểm nổi bật của các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng phong phú. Khắp nông thôn đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở Chèo, Tuồng, Hát Ả Đào Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến đánh thành Phú Xuân, tiêu diệt quân Trịnh ở Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Với khẩu hiệu “ Phù Lê diệt Trịnh ”, quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 năm đến đay sụp đổ. Nguyễn Huệ giao chính quyền Đàng Ngoài cho vua Lê rồi trở về Nam. Quân Tây Sơn lập đổ chính quyền Nguyễn – Trịnh đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước. Câu 7: Diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Giữa năm 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định; 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá (Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Giá đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến. Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục, quân xiêm bị đánh tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm. Câu 9: Những việc làm của nhà Nguyễn để lập lại chế độ phong kiến tập quyền: Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt. Triều Tây Sơn chấm dứt. Năm 1802 Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập triều Nguyễn; năm 1806 lên ngôi hoàng đế, nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Năm 1815 nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ Từ năm 1831 đến 1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là Tổng Đốc, các tỉnh vừa và nhỏ là Tuần phủ. Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Về quan hệ ngoại giao nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh. Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Câu 10: Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn: Về nông nghiệp các vua nhà Nguyễn rất chú ý khai hoang, các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam. Năm 1828, Nguyễn công Trứ được cử làm doanh điền sứ. Hàng trăn đồn điền được thành lập rải rác khắp Nam Kì. Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền, nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Ở các tỉnh phía Bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên. Về công thương nghiệp, nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Địnhthợ giỏi được tập trung về các xưởng nhà nước. Ngành khai thác mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mở được khai thác. Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thì không ngừng phát triển, nhiều làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Vạn Phúc Sang thế kỉ XIX đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi.

File đính kèm:

  • docsu ki1vip.doc
Giáo án liên quan