Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Đề cương ôn tập học Kì 2

Câu 4: Những phong tục cổ truyền của nhân dân ta là:

 A. Nhuộm răng, ăn trầu B. Xăm mình

 C. Làm bánh chưng, bánh giầy D. Gồm A,B,C.

5. Chính quyền đô hộ mở một số trường học nhằm mục đích chính là:

 A. Dạy cho nhân dân ta biết đọc, biết viết.

 B. Truyên truyền Nho giáo, phật giáo, đạo giáo trong nhân dân

 C. Đưa luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta để củng cố nền đô hộ.

 6. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao :

 A. Sắt là kim loại quý hiếm B. Sắt có rất nhiều trong thiên nhiên

 C.Hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân.

 D. Cả 3 ý trên đều đúng.

 7. Dưới thời Bắc thuộc, những tôn giáo được du nhập vào nước ta là:

 A. Đạo phật, nho giáo B. Đạo phật, đạo lão

 C. Phật giáo, đạo Nho, đạo Lão

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Đề cương ôn tập học Kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC TẬP HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ 6 A PHẦN TRẮC NGHIỆM: I. Hãy khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu trả lới đúng nhất: 1. Âm mưu của nhà Hán khi gộp Âu lạc với 6 quận của Trung Quốc nhằm : Mở rộng lãnh thổ Aâu Lạc Tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới Thôn tính đất đai, biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. 2. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì? A. Kiểm sóat dân ta chặt chẽ B.Vơ vét của cải, chiếm đọat những sản vật quý Đồng hóa dân tộc ta D. Dần dần thôn tính đất đai Âu lạc. 3. Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng bùng nổ vào: A. Mùa xuân năm 40, tại Hát Môn ( Hà Tây) B. Mùa xuân năm 41, tại Hát Môn ( Hà Tây) C. Mùa xuân năm 42, tại Mê Linh ( Vĩnh Phúc) Câu 4: Những phong tục cổ truyền của nhân dân ta là: A. Nhuộm răng, ăn trầu B. Xăm mình C. Làm bánh chưng, bánh giầy D. Gồm A,B,C. 5. Chính quyền đô hộ mở một số trường học nhằm mục đích chính là: A. Dạy cho nhân dân ta biết đọc, biết viết. B. Truyên truyền Nho giáo, phật giáo, đạo giáo trong nhân dân C. Đưa luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta để củng cố nền đô hộ. 6. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao : A. Sắt là kim loại quý hiếm B. Sắt có rất nhiều trong thiên nhiên C.Hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 7. Dưới thời Bắc thuộc, những tôn giáo được du nhập vào nước ta là: A. Đạo phật, nho giáo B. Đạo phật, đạo lão C. Phật giáo, đạo Nho, đạo Lão 8. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham Pa diễn ra trên cơ sở nào: A. Trên cơ sở các họat động ngoại giao B. Trên cơ sở các họat động quân sự C. Trên cơ sở sự hợp tác về kinh tế D. Trên cơ sở sự giao lưu về văn hóa. 9. Nguyên nhân thất bại của Lý Nam Đế là gì: A. Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập lực lượng còn non yếu B. Do lực lượng quân địch còn mạnh C. Do không được nhân dân ủng hộ D. Câu A và B đúng. 10. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân: A. Mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước B. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc C. Muôn đời sau ghi nhớ công lao của ông D. Câu A và B đúng. 11. Cách đánh của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương là: A. Phản công quyết liệt bất kể ngày đêm B. Cho quân mai phục khắp nơi B. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp trại giặc. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 12.Vị tướng nào của Lý Nam Đế đã hy sinh trong trận bảo vệ thành Tô Lịch: A. Triệu Túc B. Triệu Quang Phục C. Phạm Tu D. Tinh Thiều. II. (1đ) Điền chữ (Đ) đúng hoặc chữ (S) sai vào ô trống ở đầu các câu sau: Dưới thời nhà Đường tên nước ta là An Nam đô hộ phủ Lãnh thổ Cham-pa cổ thuộc vùng Bắc Trung bộ nước ta hiện nay. Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập Nước Lâm Aáp được mở rộng sau đổi thành nước Cham-pa vào thế kỉ II. III. (2đ) Hãy điền chữ(Đ) đúng hoặc(S) sai vào ô trống ở đầu các câu sau: * Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao. * Nhà Hán giữ độc quyền sắt. * Nhà Hán khuyến khích dân ta học chữ hán để nâng cao trình độ văn hoá. * Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI nghề gốm cổ truyền rất phát triển. IV. (1đ) Hãy chọn thời gian ( cột A) và tên cuộc khởi nghĩa (cột B) cho phù hợp: Thời gian (A) Tên cuộc khởi nghĩa (B) Trả lời 1. Năm 248 2. Năm 542 3. Năm 544 4. Năm 40 A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng B. Khởi nghĩa Bà triệu C. Khởi nghĩa Lý Bí D. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế 1. 2. 3. 4. V. (1đ) Hãy chọn thời gian ( cột A) và tên cuộc khởi nghĩa (cột B) cho phù hợp: Thời gian (A) Tên cuộc khởi nghĩa (B) Trả lời _1. Năm 192-193 2. Năm 931 3. Năm 937 4. Năm 905 A. chiến thắng quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất B. nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập. C. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ D. Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết 1. 2. 3. 4. _B. Phần tự luận: 1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì? 2. Trình bày tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI? 3. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân? 4. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? 5. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ? 6. Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Tại sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là thắng lợïi vĩ đại của dân tộc ta? Câu 1: a. Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán. b. Diễn biến: Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu. Tô định hỏang hốt bỏ thành lẻn trốn. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan. c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên lòng biết ơn của nhân dân ta đối với những vị anh hùng đã có công với đất nước. Câu 2: Nông nghiệp:- Mặc dù bị hạn chế về kĩ thuật, nhưng nghề sắt vẫn phát triển: các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao; vũ khí làm bằng sắt được dùng phổ biến. - Biết đắp đê phòng lụt . Biết cấy lúa một năm 2 vụ. - Trồng nhiều cây ăn quả. b. Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Nghề rèn sắt, làm đồ gốm, dệt vải phát triển - Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công không bị sung làm đồ cống nộp mà được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. Câu 3: . Khởi nghĩa Lý Bí: * Nguyên nhân: Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương. *. Diễn biến: - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng. Chưa đầy ba tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện . Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. - Tháng 4-542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi. - Mùa xuân năm 544 Lý Bí lên ngôi hòang đế đặt tên nước là Vạn Xuân. Xây dựng kinh đô ở vùng sông Tô Lịch. Lập triều đình với hai ban văn, võ. * Lý nam Đế mong muốn cho đất nước ta mãi mãi độc lập, tự do, tươi đẹp như vạn mùa xuân. Câu 4: Kinh tế: - Sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu, bò kéo cày. - Nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ - Trồng cây ăn quả, đá Khai thác lâm thổ sản. - Trao đổi buôn bán với nước ngòai. à Phát triển tương đương với cư dân các vùng lân cận. b. Văn hóa: - Người Chăm có chữ viết riêng viết riêng. - Theo đạo Bà La Môn và đạo phật. - Ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau. - Có một nền nghệ thuật kiến trúc đặc sắc. - Có quan hệ chặt chẽ với cư dân Việt. Câu 5: - Từ cuối thế kỉ IX nhà Đường suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra. Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình rồi xưng tiết độ sứ xây dựng một chính quyền tự chủ. Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khúc Thừa Dụ là tiết độ sứ. - Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. - Mùa thu năm 930 quân Nam Hán đánh sang nước ta. Khúc Thừa Mĩ chống cự hhông nổi bị bắt về Trung Quốc. - Năm 931 Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa tấn công và chiếm Tống Bình, quân tiếp viện vừa đến đã bị đánh tan. Dương Đình Nghệ tự xưng tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Câu 6: Diễn biến: - Cuối năm 938 đòan thuyền chiến Nam Hán do Hòang Tháo chỉ huy kéo vào nước ta.Lúc này nước triều dâng cao, Ngô Quyền cho một tóan thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng. Quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. - Khi nước triều rút Ngô Quyền hạ lệnh dốc tòan lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rối lọan thuyền xô vào cọc vỡ tan tành. Quân địch phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại quá nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận b. Kết quả: Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. C. Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ Quốc.

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ 6.doc