Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Đề cương ôn tập học kì 2

*Nội dung:

- Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.

- Các nước không được đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí vào Đông Dương; không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

*Ý nghĩa :

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Đề cương ôn tập học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II SỬ 12 Câu 1 Nêu nội dung,ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được kí kết. *Nội dung: Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. Các nước không được đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí vào Đông Dương; không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ. *Ý nghĩa : Là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. Đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 2 Nguyên nhân diến biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đồng khởi. *Nguyên nhân - 1957-> 1959: Mỹ -Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”. - 5/1959: Chính quyền Diệm thông qua luật 10/59: đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp MN gây nhiều tội ác. ->cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất nặng nề-> đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách. - 1/1959: TW Đảng ra nghị quyết 15, quyết định: Cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang-> phong trào Đồng khởi bùng nổ. *Diễn biến - Ban đầu là những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959), sau đó lan rộng toàn miền Nam trở thành phong trào Đồng Khởi. - Tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17/1/1960, nhân dân 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày đã đồng loạt nổi dậy. Phong trào lan nhanh khắp huyện Mỏ Cày rồi khắp tỉnh Bến Tre. - Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ. *Kết quả : Cuối 1960: Ta làm chủ hơn ½ hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở. (600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên). *Ý nghĩa : - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Diệm. - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Từ trong khí thế của phong trào, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày (20/12/1960). Câu 3:- Hoàn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt. - Những chiến công của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”. *Hoàn cảnh ra đời -Từ cuối 1960, trước thắng lợi của phong trào đồng khởi chứng tỏ hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại ® Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). - Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân ta. *Âm mưu: Dùng người Việt đánh người Việt. *Thủ đoạn : + Bắt lính để tăng thêm quân cho quân đội Sài Gòn + Tăng đầu tư, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. + Đưa thêm vào MN nhiều cố vấn quân sự. + Dồn dân lập các ấp chiến lược để cô lập cách mạng. + Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. *Những chiến công của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” Trên mặt trận quân sự : - 2-1-1963: Quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, có xe tăng, pháo binh, máy bay yểm trợ. Ý nghĩa : + Chứng tỏ quân dân miền Nam đủ sức đánh bại ‘chiến tranh đặc biệt của Mỹ ». + Làm dấy lên phong trào « thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công . - Đông xuân 1964-1965: Ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam bộ với chiến thắng tiêu biểu : Bình Giã (Bà Rịa ngày 2/12/1964), An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. ->Làm phá sản hoàn toàn chiến lược CTĐB của Mỹ. Trên mặt trận chống bình định: - Diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch giữa việc lập và phá ấp chiến lượcÚCuối 1965 trên nửa tổng số ấp và 70% dân vẫn do cách mạng kiểm soát. Trên mặt trận chính trị : - 1/1961: Trung ương cục miền Nam ra đời. - 2/1961: Quân giải phóng miền Nam được thành lập. - Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng., nổi bật là phong trào của « đội quân Tóc dài”, của các tín đồ Phật giáo. ® làm chính quyền Diệm bị lung lay. Ngày 1/11/1963, Mỹ cho tay sai đảo chính lật đổ chính quyền Diệm . Câu 4: - Hoàn cảnh ra đời, âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” - Những chiến công của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” *Hoàn cảnh: - Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” từ giữa 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại MB. - CTCB là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng chủ yếu là quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. *.Âm mưu: Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, tiến tới kết thúc chiến tranh. *Thủ đoạn: - Ồ ạt đưa quân Mĩ và Đồng minh vào miền Nam.. - Mở ngay cuộc hành quân “Tìm diệt” vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). - Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967. *Những chiến công của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” Mặt trận quân sự: - Mở đầu là chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi) (8/1965) Ý nghĩa :  + Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ. + Mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. - Mùa khô1965-1966: Ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch vào Đông Nam Bộ và Liên khu V - Mùa khô 1966-1967: Ta đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của địch vào ĐNB, lớn nhất là cuộc hành quân đánh vào căn cứ Dương Minh Châu. - Trong dip tết Mậu Thân1968: Ta tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam gây cho Mỹ nhiều tổn thất. Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị dâng cao ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Phong trào phá ấp chiến lược diễn ra sôi nổi ở các vùng nông thôn. ® vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Câu 5: Tại sao nói: Phong trào Đồng Khởi đánh dấu bước chuyển của cách mạng Miền Nam? - Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ, làm lung lay chính quyền Diệm. - Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. - Sau khi kí hiệp định Gionevơ, nhân dân miền Nam chỉ đấu tranh chính trị nhằm yêu cầu chính quyền Mỹ -Diệm thi hành nghiêm chỉnh hiệp đinh Gionevơ. Từ phong trào Đồng khởi đến khi kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, quân dân miền Nam sử dụng phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Câu 6 Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước? - Nêu quá trình và ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mạt nhà nước? *Phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước vì: - Sau thắng lợi 1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ song mỗi miền lại tồn tại một tổ chức nhà nước riêng. - “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng, của lịch sử dân tộc Việt Nam”. ->Hội nghị 24 của BCH Trung ương Đảng ( 9/1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. *Qúa trình thống nhất đất nước. Ở TW -15 –> 21/11/1975: Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền tại Sài Gòn nhất trí chủ trương thống nhất đất nước. - 25/4/1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước. Có 98.8% cử tri đi bỏ phiếu, 492 đại biểu trúng cử. - 24/6 – 3/7/1976: Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội, đã thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta và quyết định: + Đổi tên nước : CHXHCN Việt Nam (2/ 7/ 1976). + Quy định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca. + Đổi tên TP Sài Gòn – Gia Định ® Thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước. + Bầu Ban dự thảo Hiến Pháp. Ở địa phương: Chính quyền được tổ chức thành 3 cấp: + Tỉnh và thành phố trực thuộc TW. + Huyện và các cấp tương đương. + Xã và các cấp tương đương. *Ý nghĩa : - Tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh của cả nước trên con đường đi lên CNXH. - Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

File đính kèm:

  • docSU 12.doc