Bài 1:
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THEÁ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
A/MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta (1945 ) cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc ( Liên xô, Mĩ, Anh ) một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN, do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, thường được gọi là trật tự Ianta.
- Sự ra đời, mục đích:, nguyên tắc hoạt động và vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc.
- Sự hình thành 2 hệ thống XHCN – TBCN, mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa 2 hệ thống chiến tranh lạnh.
2. Về tư tưởng :
Giúp học sinh nhận thức khách quan về những biến đổi to lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời biết quý trọng, giữ gìn hoà bình thế giới.
3. Về kĩ năng:
- Quan sát, khai thác tranh ảnh, bản đồ.
- Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4525 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lịch sử lớp 12 – Chương trình chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g này xuất hiện từ những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh.
- GV đặt câu hỏi: Vậy toàn cầu hoá là gi? Thử lấy dẫn chứng về toàn cầu hoá?
- Hs dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời. Ô nhiễm môi trường, bệnh AIDS, cúm gia cầm…những vấn đề đó đụng chạm đến tất cả các quốc gia, các dân tộc không kể giàu nghèo, lớn nhỏ….là những vấn đề nếu không giải quyết sẽ gây ra nguy cơ đe doạ tương lai của loài người.
- GV đưa khái niệm.
- GV có thể giải thích thêm: Có rất nhiều vấn đề toàn cầu song bản chất của toàn cầu hoá là toàn cầu hoá về kinh tế. Những vấn đề toàn cầu hoá về kinh tế làm nảy sinh và chi phối các vấn đề toàn cầu khác. Nếu nhìn từ gốc độ kinh tế thì toàn cầu hoá là sự phụ thuộc lẫn nhau về các hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn cầu, là sự hình thành thị trường thế giới và phân công lao động quốc tế, là việc tư bản tiền tệ, của cải vật chất và con người vượt qua giới hạn quốc gia, dân tộc di chuyển tự do trên toàn cầu.
- HS theo dõi SGK những biểu hiện của toàn cầu hoá về kinh tế, nắm được những biểu hiện cơ bản của toàn cầu hoá kinh tế.
* Hoạt động 9: Cả lớp
- GV trình bày kết hợp với giảng giải, phân tích, giúp Hs nắm được mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hoá.
- HS theo dõi tiếp thu kiến thức.
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
1. Nguồn gốc và đặc điểm
- Cuộc CMKH –KT ngày nay bắt nguồn từ những năm 40 của TK XX.
* Nguồn gốc: - Xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
- Sự cạn kiệt tài nguyên,
- Chạy đua vũ trang, phục vụ chiến tranh.
* Tiền đề: Những thành tựu KHKT trước đó.
* Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. KH và KT có sự liên kết chặt chẽ, mọi phát minh khoa học đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
-Chia là 2 giai đoạn:
+ Từ thập kỉ 40 đến nửa đầu những năm 70: diễn ra trên cả lĩnh vực KH và KT.
+ Từ 1973 đến nay: diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
2. Những thành tựu tiêu biểu:
Đạt đựơc những thành tự kì diệu trên mọi lĩnh vực.
- Lĩnh vực khoa học cơ bản: có những bước phát triển nhảy vọt:
* Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
* Tháng 4/2003, giải mã được bản đồ gien người.
- Công cụ LĐ:
* Nhiều công cụ mới: hệ thống tự động, rôbốt, máy tính.
-Tìm ra nguồn năng lượng mới: Mặt trời, nguyên tử.
- Chế tạo ra vật liệu mới: Pôlime.
- Thông tin liên lạc – GTVT: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc.…
- Công nghệ sinh học có bước phát triển phi thường trong công nghệ di truyền, tế bào, vi sinh…
- Chinh phục vũ trụ đưa con người lên Mặt trăng.
* Tác động:
- Tích cực:
+ Tăng năng suất lao động, đưa con người bước sang nền văn minh mới “ văn minh trí tuệ” VM truyền tin… đưa con người xích lại gần nhau hơn.
+ Nâng cao không ngừng mức sống của con người.
+ Đưa ra những đòi hỏi phải thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục.
+ Nền kinh tế, văn hoá giáo dục thế giới có sự quốc tế hoá ngày càng cao.
- Hạn chế: Gây ra những hậu quả mà con người chưa khắc phục được:
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Vũ khí huỷ diệt.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Bệnh tật hiểm nghèo.
II. XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ.
- Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện.
- Khái niệm: Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
+ Sự sáp nhập hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
- Hạn chế:
+ Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn.
+ Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.
àToàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
3. Củng cố - dặn dò.
- Củng cố:Thành tựu và tác động của cách mạng KHCN.
BT: Tời cơ, thách thức của VN trước xu hướng toàn cầu hoá ?
- Dặn dò: Hs về soạn bài tổng kết lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000).
Tiết 14 - Tuaàn 7. Ngaøy soaïn: 25/09/2011
Bài 11
TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
I /MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Củng cố kiến thức đã học từ sau CTTG thứ hai đến năm 2000.
- Phân kì Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay.
2. Về tư tưởng :
- Ý thức bảo vệ hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển trên thế giới.
3. Về kĩ năng:
- Rèn luyện phương pháp tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, khái quát sự kiện, các vấn đề quan trọng diễn ra trên thế giới.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
- Khái quát, tổng hợp
- Sơ đồ hoá, phân tích
C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
Bản đồ thế giới, tranh ảnh lịch sử
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra b/c:
2 Nội dung bài mới
a) Dẫn vào bài: * Phân kì lịch sử thế giới (1945 -2000) gồm 2 giai đoạn đã tìm hiểu. - 1945-1991: Thế giới trong chiến tranh lạnh.
- 1991 – 2000 (nay): Thế giới sau chiến tranh lạnh.chúng ta đi khái quát lại những vấn đề lớn.
b) Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Phần lịch sử thế giới hiện đại chúng ta đã học qua nhiều chương, bài đề cập đến những nội dung cơ bản nào?( (Nhận biết)
- GV gợi ý: Có một loạt bài nói về trật tự thế giới, phong trào giải phóng dân tộc, các nước TBCN, XHCN, quan hệ quốc tế, CMKHKT.
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV đặt câu hỏi: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh được các lập như thế nào? là trật tự gì? Nhắc lại khái niệm trật tự hai cực Ianta( tái hiện kiến thứuc cũ)
* Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV gợi lại vai trò của LX trong những thập niên chiến tranh lạnh:
+ Trụ cột trong phe XHCN.
+ Cường quốc thứ hai thế giới sau Mĩ.
+ Thành trì của hoà bình thế giới.
* Hoạt động 3: Cá nhân
- GV đặt vấn đề: Nếu nghe ai nói rằng sự lựa chọn con đường XHCN của Việt Nam là sai lầm và hiện nay vẫn đi theo XHCN là không hợp lí, em có suy nghĩ gì?
- GV cho HS suy nghĩ trả lời !
* Hoạt động 4(Cả lớp, cá nhân)
- GV nêu câu hỏi: Nhìn một cách tổng thể, sau chiến tranh các nước tư bản phát triển như thế nào?
- HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời.
- Liên hệ: để HS thấy được sự phát triển cuả CNTB, tiềm lực kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao, văn minh hiện đại, đồng thời cho HS thấy mặt trái của CNTB: bản chất bóc lột, tệ nạn xã hội, thất nghiệp. Nhờ phong trào đấu tranh của công nhân, PTĐT của nhân dân tiến bộ trên thế giới mà CNTB ngày càng hoàn thiện, biết đâu cuối cùng những nước TBCN lại xây dựng CNXH (Mô hình Thuỵ Điển, Phần Lan).
* Hoạt động 5: cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển như thế nào?
- Dùng phiếu học tập để HS củng cố phần này.
- HS hoàn thiện phiếu học tập, tổng hợp các mốc thời gian quan trọng.
* Hoạt động 6: Cả lớp, cá nhân.
- GV nêu câu hỏi: Xu hướng chính trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh đến 1991 là gì?
- HS nhớ lại kiến thức bài cũ trả lời.
* Hoạt động 7: Cá nhân
GV nêu câu hỏi: Cuộc CMKHKT lần 2 khởi đầu ở đâu? Em đánh giá gì về thành tích đạt được của loài người.?
HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
* Hoạt động 8: Cả lớp, cá nhân
- GV nêu một số câu hỏi và giao nhiệm vụ cho HS.
-Mục tiêu: Nêu những xu thế mới trong quan hệ quốc tế sau CT lạnh
+ Trật tự thế giới mới được thiết lập sẽ là trật tự thế giới nào?
+ Quan hệ quốc tế ra sao? Xu hướng chủ yếu ? Quan hệ giữa các nước lớn?
+ Ngược chiều với xu hướng chung của thế giới là hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển là xu hướng gì?
- GV ra bài tập
- Gv gợi ý để HS chọn những sự kiện theo những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại.
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LSTG HIỆN ĐẠI 1945 -2000.
1. Sau CTTG II, trật tự thế giới mới được xác lập: trên sự thoả thuận tại Ianta. Sự đối đầu giữa 2 hệ thống XH, dựa Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu thuộc về 2 nước liên Xô và Mĩ. ( do LX và Mĩ đứng đầu mỗi cực ) gọi là 2 cực Ianta.
2. CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước , trở thành hệ thống thế giới. (một hệ thống đối trọng với TBCN).
( - Từ 1973, CNXH lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ 1991.
- Hiện nay: Một số nước vẫn kiên định con đường XHCN: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba, Lào.)
3. CN đế quốc có những chuyển biến quan trọng:
- Mĩ: Vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất , đứng đầu phe TBCN.
- Tây Âu - Nhật Bản sau khi kết thúc chiến tranh đã vươn lên mạnh mẽ.
- Sự sụp đổ của hệ thống CN thực dân cũ.
- Sự phát triển mạnh mẽ xu thế giao lưu, hợp tác.
4. Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp Á, Phi, MLT làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân làm thay đổi căn bản bộ mặt thế giới.
5. Quan hệ quốc tế: Từ đối đầu sang đối thoại hợp tác.
6. Cuộc CMKHKT lần hai khởi đầu ở Mĩ lan nhanh ra thế giới và đạt được những thành tựu kì diệu, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử.
II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI SAU CT LẠNH.
Các nước đều lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm phát triển.
Quan hệ quốc tế từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, giải quyết tranh chấp bằng hoà bình.
Tình hình thế giới vẫn còn nhiều tranh chấp, nội chiến phức tạp.
Chứng kiến xu thế toàn cầu hoá đặt ra những thời cơ, thách thức cho mỗi quốc gia.
3. Sơ kết bài học
- Củng cố: 6 nội dung cơ bản của LSTG 1945 – nay.
- Bài tập: Sự phân chia giai đoạn sau phù hợp với nước nào?
1. 1945 – 1973, 1973-1991, 1991 2000.
2. 1945 -1950, 1950-1973, 1973-1991, 1991-2000.
3. 1945-1952, 1952-1973, 1973-1991, 1991-2000.
*Bài tập: lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1945 -2000.
- Dặn dò: Làm bài tập trên lớp và về nhà học bài, Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- GA 12 Chuan-TG.DOC