Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Phạm Thụy Tường Vi

I. MỤC TIÊU

- Học xong bài này HS cần:

1. Về kiến thức

- Nêu và chứng minh được:

+ Tình hình Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử.

3. Về thái độ, tình cảm

- Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có thái độ khách quan, khoa học, khi phê phán những khuyết điểm, sai lầm, của những người lãnh đạo Đảng, nhà nước Liên Xô, từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết cho công cuộc đổi mới ở nước ta.

* Mục I (2. Các nước Đông Âu), II (3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu) GV hướng dẫn HS đọc thêm.

II. PHƯƠNG TIỆN

- Lược đồ Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. Kênh hình 3 SGK.

- SGK, Chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGV.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

- Đàm thoại. nêu vấn đề, trực quan.

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

* Câu hỏi:

- Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp Quốc?

2. Tiến trình hoạt động bài mới.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục đất nước, tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, trở thành một siêu cường trên thế giới. Mặc dù Liên Xô đã sụp đổ nhưng những thành tựu của Liên Xô là có thật, bài học hôm nay sẽ chứng minh điều đó

 

doc201 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Phạm Thụy Tường Vi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch sử 1919 -1930? - HS nhớ lại kiến thức trả lời. - GV nhận xét, khái quát nội dung chủ yếu của thời kì lịch sử này là thời kì VN có những chuyển biến mới về kinh tế, chính triị, xã hội, đóm cũng là thời kì vận động tiến tới thành lập Đảng CSVN. - GV phát vấn: Em hãy nhắc lại những nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng CSVN? - HS : Đó là quá trình kết hợp giữa chủ nghĩa Mác –Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - GV tiếp tục hỏi: Tại sao phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam lúc này có thể tiếp thu được chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng CMVS?Hệ quả của quá trình đó là gi? - HS theo dõi SGK, nhớm lại liến thức để trả lời. - GV khái quát lại: + Do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo ra cơ sở xã hội ( Sự phân hoá giai cấp, thái độ chính trị xã hội, khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp) và đieêù kiện ( Phong trào yêu nước phát triển) để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng mới.: tư tưởng cách mạng v sản. + Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước khác đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam kết hợp CN Mác với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. + Những sự kiện lịch sử đó đã tạo ra sự chuyển biến của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam: Phong trào yêu nước chuyển sang lập trường vô sản, còn phong trào công nhân chuyển sang giai đoạn tự giác., đòi hỏi phải có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Ba tổ chức Cộng sản ra đời 1929 và thống nhất thành Đảng CSVN đầu 1930 đã đáp ứng yêu cầu đó. * Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân - GV phát vấn: Theo em sự kiện lịch sử nào của thời kì này được coi là mốc lớn đánh dấu một thời kì phát triển của lịch sử dân tộc? - HS trả lời: Sự thành lập Đảng CSVN là một sự kiện lịch sử trọng đại , tạo ra bước ngoặc lớn trong lịch sử CMVN, mở ra thời kì mới – thời kì đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. * Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV phát vấn: Em hãy nhắc lại nội dung khái quát của thời kì lịch sử 1930-1945? - HS nhớ lại kiến thức cơ bản để trả lời. + Phong trào công nông 1930-1931 + Phong trào dân chủ 1936-1939 + Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. * Hoạt động 3: cả lớp và cá nhân - GV: Tiếp tục đưa ra các câu hỏi giúp HS khái quát được những nội dung cơ bản của thời địa này. + Tại sao có phong trào cách mạng 1930-1931? Em hãy đưa ra nhận xét chung về phong trào này? + Phòng dân chủ 1936-1939 diễn ra trong hoàn cảnh nào? đặc điểm của phong trào? + Tại sao trong giai đoạn 1939-1945 Đảng đã thực hiện chuyển hướng chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu? + Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được xúc tiến đẩy mạnh từ khi nào? Sự kiện nào đánh dấu mốc thắng lợi của PTGPDT? - HS trả lời câu hỏi, dần hình thành được nội dung cơ bản của thời kì. * Hoạt động 1: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Nội dung khái quát của thời kì 1945 -1954? - HS trả lời: Từ 1945 -1954, dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV nêu câu hỏi: Em hãy một cách khái quát về tình hình nước ta sau CMTT 1945? - HS trả lời: Sau CMTT thành công, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền cách mạng ở vào tình thế khó khăn và thách thức lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã giải quyết những khó khăn trước mắt như diệt giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính. Chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng, và cuối 1946 tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. - GV nhận xét, khái quát: + Cuộc kháng chiến chống Pháp được tiến hành trong điều kiện chúng ta có độc lập. - GV hỏi: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta thời kì này là gì? - HS suy nghĩ trả lời. + GV nhận xét, chót ý. + Trong kháng chiến ta giành những thắng lợi lớn nào? - HS trả lời: Chiến thắng Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Đông – Xuân 1953-1954, quyết định là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh là Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương đã kết thsc chiến tranh - GV: Trong kiến quốc ta giành được những thắng lợi gi? - HS trả lời: Hậu phương được xây dựng vũng mạnh đảm bảo phục vụ kháng chiến, phục vụ đời sống nhân dânb và tao tiền đề để tiến lên CNXHkhi chiến tranh kết thúc. * Hoạt động 1:Cá nhân - GV hỏi: Nội dung khái quát của thời kì 1954-1975 là gì? - HS trả lời: * Hoạt động 2: cả lớp , cá nhân - GV đưa ra câu hỏi giúp HS nắm khái quát những nội dung cơ bản của thời kì 1954-1975. + Hãy nêu đặc điểmhai miền Nam -Bắc sau Hiệp định Giơnevơ? - HS trả lời: Sau Hiệp định G, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. + Xuất phát từ đặc điểm trên, Đảng chủ trơng cùng một lúc tiến hành 2 chiến lược cách mạng ở hai miền: miền Bắc làm CMXHCN, miền Nam làm CMDTDCN D. - GV hỏi:Nhân dân miền Nam đã đánh bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, theo em đó là những chiên slược nào? - HS trả lời: Nhân dân miền Nam đã đánh bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ: “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh” - GV : Hãy kể tên những chiến thắng tiêu biểu của CM miền Nam? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung những thắng lợi của quân dân miền Nam. + Những thắng lợi của miền Bắc giai đoạn 1954-1975? - HS trả lời: Miền Bắc làm nhiệm vụ của thời kì quá độ đi lêN CNXH, làm tốt nghĩa vụ hậu phương ới miền Nam, , nghĩa vụ quốc rế với Lào và Campuchia, Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV phát vấn: Sau đại thắng mùa xuân 1975, cả nước đi lên CNXH; công cuộc xây dựng CNXH đã trải qua nhữn đường phát triển như thế nào? - HS trả lời. + Trong 10 năm đầu (1976-1986), công cuộc xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít những khó khăn, yếu kém làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. dẫn đến yêu cầu phải đổi mới đất nước. + Từ 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới đi lêN CNXH. Đến năm 2000, sau 15 năm công cuộc dổi mới giành đuợc nhiều thành tựu đáng kể, khẳng định đường lối đổi mới Của Đảng là đúng đắn, phù hợp. * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV đặt cẩu Hỏi: Em hãy nhắc lại những thắng lợi lớn đánh dấu các mốc phát triển của liịch sử dân tộc? - HS trả lời: Sự ra đời của Đảng CSVN 1930; Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thắng lợi của công cuộc đổi mới hiện nay. - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Theo em nguyên nhân cơ bản nào làm nên thắng lợi vẽ vang đó? - HS trả lời: + Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu dũng cảm vì độc lập tự do. + Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh sáng lập có đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt. - GV rút ra những bài học kinh nghiệm kết hợp phân tích. I. Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc 1.Khái quát thời kì 1919 - 1930 - Nội dung khái quát: Diễn ra cuộc vận động tiến tới thành lập Đảng CSVN. - Nôi dung cơ bản: + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1929) đã làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tạo điều kiện để tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản. + Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. + Phong trào công nhân chuyển sang tự giác, phong trào yêu nước chuyển sang lập trường vô sản, tất yếu đưa đến sự ra đời của Đảng CSVN đầu 1930. 2. Thời kì 1930-1945 - Nội dung khái quát: Thời kì diễn ra cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930-1945. - Nôi dung cơ bản: + Phong trào công nông 1930-1931 + Phong trào dân chủ 1936-1939 + Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. 3. Thời kì 1945-1954 - Nội dung khái quát: Từ 1945 -1954 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược. - Nội dung cơ bản: + Từ 2/9/45 đến trước 19/12/46: nhân dân ta vừa tiến hành xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn, vừa chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp trên phạm vi cả nước. + Nhiệm vụ của cách mạng trong thời kì này là: Kháng chiến và kiến quốc. - Thắng lợi lớn: Việt bắc 1947, Biên giới 1950, Đông – Xuân 1953-1954, quyết định là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh là Hiệp định Giơnevơ. - Hậu phương kháng chiến được xây dựng vũng mạnh phục vụ kháng chiến và phục vụ dân sinh. 4. Thời kì 1954-1975 - Nội dung khái quát:Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH. - Nội dung cơ bản: + Mỗi miền thực hiện một đường lối cách mạng: Miền Bắc là CMXHCN, miền Nam làm CMDTDCND. + Ở miền Nam, nhân dân ta đã lần lượt đánh bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975. 5. Thời kì 1975 – 2000 - Nội dung khái quát: là thời kì cả nước đi lên CNXH. - Nội dung cơ bản: + Thời kì trước đổi mới 1975-1986 + Thời kì đổi mới: 1986-2000.đạt đuợc những thành tựu lớn, đưa đất nước quá độ lên CNXH. Khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi là phù hợp. II. Nguyên nhân thắng lợi, baì học kinh nghiệm - Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lịch sử dân tộc đã trải qua những bước thăng trầm, trải qua nhiều hy sinh gian khổ, cuối cùng đã giành những thắng lợi vẽ vang. - Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù. + Đảng - Hồ Chí Minh lãnh đạo với đuờng lối đúng đắn, sáng suốt,độc lập, tự chủ. - Bài học kinh nghiệm: + Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. + Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. + Không ngừng củng cố khối đoàn kết. + Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, . + Sự lãnh đạo đúng dắn của Đảng là nhân tố quyết định. 4. Củng cố: Khái quát các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam 1919 – 2000. THI HỌC KÌ II TẬP TRUNG

File đính kèm:

  • docLich su 12.doc