Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ hoàn thành bảng thống kê mà giáo viên đưa ra.
+ Nhóm 1: thời kỳ dựng nước đầu tiên.
+ Nhóm 2: Giai đoạn đầu của nước Đại Viêth phong kiến độc lập.
+ Nhóm 3: Thời kỳ đất nước bị chia cắt.
+ Nhóm 4: Đất nước ở đầu thế kỷ XIX.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX.
Bài 27:
QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Trình bày được các thời kỳ dựng nước và phát triển đất nước của dân tộc ta.
- Thống kê được các triều đại trong lịch sử dân tộc.
- Vẽ được sơ đồ nhà nước phong kiến Đại Việt.
- Thống kê các thành tựu về văn hóa từ thế kỷ X – XIX.
- Thống kê được các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc theo trình tự niên đại, vương triều, người lãnh đạo và kết quả.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích sự kiện.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng ý thức có trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.
II. Thiết bị và tài liệu dạy – học.
- Bản đồ Việt Nam.
- Một số tranh ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu bài mới:
3. Tổ chức dạy học:
Các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ hoàn thành bảng thống kê mà giáo viên đưa ra.
+ Nhóm 1: thời kỳ dựng nước đầu tiên.
+ Nhóm 2: Giai đoạn đầu của nước Đại Viêth phong kiến độc lập.
+ Nhóm 3: Thời kỳ đất nước bị chia cắt.
+ Nhóm 4: Đất nước ở đầu thế kỷ XIX.
1. Thời kỳ dựng nước đầu tiên.
Thời gian
Địa điểm
Quốc hiệu
Kinh tế
Văn hóa – giáo dục
Xã hội
Thế kỷ VII – II TCN
Bắc Việt Nam
Văn Lang – Âu Lạc
- Trồng lúa nước.
Văn hóa truyền thống dân tộc + tiếp nhận văn hóa Trung Quốc.
Xã hội có sự phân hóa giai cấp nhưng chưa sâu sắc.
Những thế kỷ đầu công nguyên
Nam Trung Bộ ngày nay
Lâm ấp – Chăm pa
Văn hóa bản địa + văn hóa Ấn Độ.
Tây Nam bộ
Phù Nam
Văn hóa bản địa + văn hóa Ấn Độ.
2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập.
Chính trị
Kinh tế
Giáo dục – tư tưởng
Văn hóa
Xã hội
- Năm 905 người Việt lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành quyền tự chủ.
- Năm 906 Quốc hiệu Đại Cồ Việt được xác định.
- Nhà nước quân chủ ra đời, từng bước được sửa đổi.
- Cuối thế kỷ XV nhà nước hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Xã là đơn vị hành chính cơ sở
- Nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.
- Thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
- Thương nghiệp phát triển, mạng lưới chợ rộng khắp, Thăng Long phồn thịnh với 36 phố phường, có sự giao lưu buôn bán với nước ngoài.
- 1070 nền giáo dục Đại Việt được ra đời.
- Phật giáo phát triển, Nho giáo ngày càng được đề cao, chiếm vị trí độc tôn vào thế kỷ XV.
- Văn học, nghệ thuật dân tộc hình thành và không ngừng phát triển với nhiều công trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- Quan hệ vua tôi gần gũi, hòa dịu.
3. Thời kỳ đất nước bị chia cắt.
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa – Giáo dục
Xã hội
- Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền bị suy thoái.
- Hình thành các thế lực phong kiến cát cứ, riêng rẽ.
- Chiến tranh phong kiến bùng nổ.
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài.
- Nền kinh tế khủng hoảng.
- Thế kỷ XVII bắt đầu phục hồi.
+ Nông nghiệp Đàng Ngoài từng bước ổn định. Đàng Trong lãnh thổ được mở rộng nên nông nghiệp phát triển.
+ Kinh tế hàng hóa phát triển (đặc biệt là ngoại thương). Các đô thị hưng khởi.
+ Thủ công nghiệp đạt được nhiều thành tựu.
- Thế kỷ XVIII, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
- Nho giáo suy thoái. Đạo giáo và Phật giáo phục hồi. Thiên Chúa Giáo được truyền bá rộng rãi.
- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng suy giảm.
- Nông dân đói khổ => nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.
- Phong trào nông dan Tây Sơn thống nhất đất nước và chống giắc ngoại xâm, thiết lập nền hòa bình, độc lập.
4. Đất nước ở đầu thế kỷ XIX.
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa – giáo dục
Xã hội
- Năm 1802 nhà Nguyễn thành lập, chính quyền thống nhất với chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Đối nội: đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng.
+ Đối ngoại: “đóng cửa” khi thế giới đã thay đổi
- Một số chính sách kinh tế được ban hành, nhưng vẫn trong tình trạng khủng hoảng.
- Tư tưởng: độc tôn Nho giáo.
- Văn học chữ Nôm phát triển.
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiếp tục bùng nổ.
- Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược.
Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
STT
Niên đại
Vương triều
Lãnh đạo
Giặc ngoại xâm
Kết quả
1
Thế kỷ III TCN
Lạc Việt và Tây Âu (Âu Việt)
Nhân dân
Tần
Thắng lợi
2
Đầu thế kỷ II TCN
Âu Lạc
An Dương Vương
Nhà Triệu
Thất bại
3
Năm 938
Nhà Ngô
Ngô Quyền
Nhà Nam Hán
Thắng lợi
4
Năm 981
Nhà Tiền Lê
Lê Hoàn
Tống
Thắng lợi
5
Năm 1077
Nhà Lý
Lý Thường Kiệt
Tống
Thắng lợi
6
Thế kỷ XIII
Nhà Trần
Vua Trần (lần I), Trần Hưng Đạo (lần 2 năm 1285, lần 3 năm 1288).
Mông – Nguyên
Thắng lợi
7
Năm 1407
Nhà Hồ
Hồ Quý Ly
Nhà Minh
Thất bại
8
Năm 1418 – 1427
Lê Lợi
Nhà Minh
Thắng lợi
9
Năm 1785
Tây Sơn
Nguyễn Huệ
Xiêm
Thắng lợi
10
Năm 1789
Tây Sơn
Nguyễn Huệ
Thanh
Thắng lợi
4. Bài tập về nhà:
- Hoàn thành các bảng thống kê.
- Học các câu hỏi trong SGK.
File đính kèm:
- Bai 27.doc