Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (1858-1873) - Mai Quang Vinh - Năm học 2014-2015

1. Kiến thức.

- Nắm được hai giai đoạn đầu trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của nhân dân ta từ (1858 – 1862) và từ (1863 – 1873).

2. Kĩ năng.

- Quan sát kênh hình.

- Biết sử dụng kênh hình để trình bày diễn biến chính của 2 giai đoạn đầu trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam ( 1858 – 1867).

- So sánh, phân tích và đánh giá tinh thần kháng chiến chống Pháp của quan quân triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta.

- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng thực hành bộ môn ( lập niên biểu, chỉ bản đồ, đọc lược đồ lịch sử )

3. Tư tưởng, thái độ

- Lên án bản chất xâm lược của bọn đế quốc thực dân Pháp.

- Tự hào về truyền thống đánh giặc, giữ nước của ông cha ta.

- Kính trọng các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực, Trương Định

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống pháp xâm lược (1858-1873) - Mai Quang Vinh - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lước. và một yêu cầu mới đặt ra lúc bấy giờ cho nền quân sự nhà Nguyễn dó là phải thay đổi, cải tiến, và phải biết chủ động đánh địch, chứ không phải chỉ biết xây thành để cố thủ. Nhưng Nhà Nguyễn lại ko nhận thấy điều đó, Nên khi mất Thành GĐ lại tiếp tục xây dựng đồn Kì Hòa làm nơi thủ hiểm, chứ không tìm cách đánh địch. Và đặc biệt là vào Năm 1860 khi cụ diện chiến trường Nam kì thay đổi, Pháp thì bị sa lầy ở chiến trường TQ, Italia, Pháp đã phải rút hết quân từ Đã Nẵng về GĐ, số quân phải san xẻ ch các chiến trường, số quân ở GĐ còn lại rất ít, không tới 1000 quân , mà phải trải dài trên địa bàn rộng 10km. đây là cơ hội để quân triều đình kết hợp với quần chúng tổ chức đánh Pháp, nhưng triều đình cũng không nhận thấy sự khó khăn của Pháp, nên chỉ cử Nguyễn T Phưng xây dựng thành cố thủ, Đây là sai lầm của nhà Nguyễn khi bỏ qua cơ hội tốt đánh Pháp . Do vậy Thất bại là tất yếu thành Gia Định đã rơi vào tay Pháp. Hỏi: Quần chúng nhân dân đã làm gì khi Pháp tấn công Gia Định? Dẫn : “ đó là cuộc kháng chiến ở Gia Định, vậy còn kháng chiến ở các tỉnh miền Đông Nam kì diễn ra như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần 2 . Hoạt động 2: ( 10p) tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đông Nam Kì và Hiệp ước 1862. - sử dụng lược đồ xác định vị trí 3 tỉnh miền Đông nam kì.( Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long) Hỏi: quá trình xâm lược 3 tỉnh miền đông diễn ra rong hoàn cảnh nào .? Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc với hiệp ước Bắc Kinh (25/10/1860) quân Pháp đã kéo về Gia Định để tiếp tục cuộc đánh chiếm nước ta. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? GV: Hỏi: trước hành động đó của thực dân Pháp nhân dân đã làm gì? HS: trả lời GV: nghe, chốt ý , ghi bảng +kháng chiến phát triển mạnh mẽ, phong trào lan rộng . nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: ( Trương Định, Trần Thiện chính, lê Huy) + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt tàu chiến ep-pê-răng “Hi vong” trên sông Vàm Cỏ Đông 10/12/1861 làm nức lòng dân ta. - Giớ thiệu về Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực (1839 -1868) quê ở Bình Định. Xuất thân từ gđ nông dân có lòng yêu nước, khi Pháp xâm lược VN ông đã dứng về phía nhân dân cùng dân chống Pháp. Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, tên tuổi của Nguyễn Trung Trực sáng chói với chiến công đốt tàu Hi vọng (10/12/1861) trên sông Nhật Tảo – sông Vàm Cỏ Đông tiêu diệt được 37 tên làm nức lòng quân sĩ, và trận đánh chiếm đồn Kiên Giang ( 16/6/ 1868) Câu nói nổi tiếng “ khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây.” Hỏi: vậy trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân ngày càng dâng cao còn thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? HS: trả lời GV: Cho hs tóm tắt nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất ( 1862) GV: nghe , giảng và ghi bảng. - Phan Thanh Giản , đã kí với Pháp hiệp ước Nhâm tuất (5/6/1862). Với nhưng điều khản nặng nề. - Nhượng 3 tỉnh miền đông nam kì cho Pháp, chịu bồi thường chiến phí, mở của biển cho tàu Pháp đi lại buốn bán, - đổi lại triều đình Huế sẽ nhận ại thành Vĩnh Long khi chấm dứt các hoạt động chống Pháp. GV: Hỏi: “ Nhận xét về bản Hiệp Ước Nhâm Tuất và thái độ của triều đình nhà Nguyễn” HS: trả lời GV: nhận xét , chốt ý ghi bảng nhận xét: việc kí Hiệp ước 1862, Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước. Mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn. Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn, nghèo hơn. Bị Pháp đánh trúng tâm lí nên đã mắc mưu là sẽ ''trả lại'' thành Vĩnh Long. -->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nền độc lập dân tộc. Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn.là cơ sở cho thực dân Pháp xâm lược lâu dài nước ta. Dẫn chuyển : vậy sau khi hiệp ước 1862 được kí kết, phong trào chống Pháp của nhân dân có dừng lại ở đấy không, và triều đình nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài. Hoạt đông 3: (10p) tìm hiểu hoạt động kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì sau hiệp ước 1862. GV: Hỏi: Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau khi kí Hiệp ước 1862? HS: trả lời GV: nghe, giảng, hướng dẫn hs ghi bài. + nghị hòa với Pháp chấp thuận và thực hiện theo bản hiệp ước. + đồng thời ra lệnh giải tán nghĩa binh + không chỉ vậy mà còn ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân. - GV: trong khi Pháp thì không dừng việc mở rộng đánh chiếm của mình, triều đình thì chọn cách nghị hòa ảo tưởng,, vậy nhân dân đã làm gì trước những hành động của thực dân và triều đình.? HS: trả lời GV: nghe, kết hợp ghi bảng. hình ảnh: 51 ( giải thích tranh) bức tranh miêu tả cảnh Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị và trang nghiêm tai một vùng nông thôn Nam B,Những người dân xung quanh đều giơ cao giáo , mác, bày tỏ thái độ đồng tình và mong muốn ông nhận trọng trách. Việc Trương Địnhkiên quyết phản đối sắc phong của triều đình để làm quan và đứng về phía nhân dân chống giặc điều đó đã gây nên sự kinh ngạc của đại diện triều đình. sử dụng lược đồ hình 52 miêu tả cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kì. Sau hiệp ước 1862, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, phong tròa phản đối điều ước lan rộng khắp 3 miền Đông Nam Kì, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công – Tân Hòa, Gia Định. Từ căn cứ chính Gò Công, Nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra cả vùng rộng lớn ven sông Soài Rạp đên Gò Công, Mĩ Tho, Tân An. Dưới sự chỉ huy của Trương Định nghĩa quân làm cho Pháp rất lo ngại. để đối phó với tình hình, giặc Pháp đã mở cuộc tấn công vào căn cứ Gò Công từ 25 đến 28/2/1863. nghĩa quân chiến đấu anh dũng, sau 3 ngày thì rút khỏi căn cứ để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864 do có tay sai dẫn đường, quân Pháp đã lọt vào căn cứ.Trương Định cùng nghĩa quân đã chiến đấu anh dũng , nhưng không may ông bị trúng đạn, gãy xương sống, để khỏi sa vào tay giặc ông đã rút gươm tự sát khi ở tuổi 44. Sau khi Trương Định hi sinh, một số nghĩa quân đã rút về căn cứ Đồng Tháp Mười tiếp tục chiến đấu dưới sự chỉ huy của Võ Duy Dương. Một số khác theo Trương Quyền con trai Trương Định lên lập căn cứ ở Tây Ninh, phối hợp với quân Khơ Me và người Thượng tiếp tục kháng chiến lâu dài. Cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kì tạm thời lắng xuống, Dẫn chuyển: Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam kì thực dân Pháp không dừng lại ở đó mà tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần 2 Hoạt động 4: (10p) tìm hiểu quá trình đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì. GV Hỏi: thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì trong hoàn cảnh nào? HS: trả lời GV : giảng không ghi bảng. Hỏi: trước những yêu cầu của thực dân Pháp thì triều đình đã làm gì ? HS: trả lời GV: nghe, ghi bảng. Dấn chuyển ý: Như vậy từ năm 1859 đến 1867 , Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì, nhưng tinh thần kháng chiến của nhân dân vẫn không dừng lại, quần chúng nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vậy cuộc kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền tây diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo. Hoạt động 5: ( 10p) tìm hiểu quá trình nhân dân ba tỉnh miền Tây đánh Pháp Hỏi : hãy nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau 1867 ? HS: trả lời GV: chốt ý , ghi bảng. từ năm 1867 nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì lại tiếp tục dương cao ngọn cờ chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan tôn và phan Liêm ( con trai Phan Thanh Giản) ở căn cư Ba Tri - Bến Tre. Và hoạt động ở một vùng rộng lớn dọc sông Cửu Long, qua các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Tiêu biểu nhất là cuộc khỏi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở Căn cứ Hòn Chuông (Hà Tiên), hoạt động của Nghĩa quân gây cho Pháp nhiều hoạt động thiệt hại.năm 1867 đã diệt đồn địch ở Kiên Giang. Đến 9/1868 ông bị sa vào tay giặc, thực dân Pháp ra sức dụ dỗ, mua chuộc, nhưng không làm lay chuyển ý chí của ông. 27/10/1868 chúng đưa ông về Rạch Giá Rồi xử tử ông. Ngoài ra còn cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân ở Long Trì Mĩ Tho ( 1875) Hình 53: khai thách ảnh, giới thiệu về Nguyễn Hữu Huân. Nguyễn Hữu Huân.sinh năm 1813 quê ở Định Tường( Tiền Giang) ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì , Nguyễn Hữu Huân đã vào hàng ngũ của những người kháng chiến phối hợp với Âu Dương Lân và Võ Duy Dương chống Pháp. Ông đã từng bị thực dân Pháp bắt 3 lần,nhưng khi được thả ông lại tiếp tục tham gia chống Pháp, cuối cùng chúng quyết định đem ông ra xử tử trên sông tiền. trước khi hành quyết ông vẫn bình tĩnh đọc mấy vần thơ tuyệt mệnh rồi cắn lưỡi tự tử. Hỏi: nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa là gì ? HS: trả lời GV: Bổ xung, chốt ý. Qua bài học hôm nay chúng ta thấy được quá trình xâm lước của thực dân Pháp ở Việt Nam, thoe đó là sự đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn. mở đầu bằng việc kí H.Ư 1862 nhượng 3 tỉnh miền đông cho P, sau đó là 3 tỉnh miền tây. Khi lục tỉnh nam kì đã mất , triều đình Ng vẫn không nhận ra âm mưu thực sự của P, vẫn ảo tưởng về lòng tốt của thực dân Pháp. thể hiện sự bạc nhược, yếu kem của Nhà Ng vì quyền lợi của dòng tộc, mà quyên đi nền độc lập dân tộc. còn quần chúng nhân dân, từ khi Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên vào Bán đảo Sơn Trà 1/9/1858 quần chúng nhân đan đã chủ động đánh pháp ngăn can bước tiến của địch, gây cho địch nhiều khó khăn trong việc mở rộng đánh chiếm. ban đầu thì quần chúng nhân daaanddax gác lại mâu thuẫn giai cấp để cung triều đình đánh pháp bảo vệ độc lập dân tộc, nhưng sau khi triều đình kí H.Ư 1862 thì nhân dân quay sang vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng. Ngoài ra còn liên kết với cam pu chia đánh kẻ thù chung. Tuy nhiên thì các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại, do sự chênh lệch về lực lượng, trang thiết bị, nhưng các phong trào đấu tranh đó không bị dập tắt, mà chỉ tạm lắng xuống . HS: trả lời GV: - nhận xét, kết luận - nhắc học sinh học bài và chuẩn bị bài mới. Nhận xét của giáo viên Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th. Mai Quang Vinh Bế Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docbai 19 lop 11.doc
Giáo án liên quan