Giáo án Lịch sử Lớp 10 nâng cao - Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

1. Kiến thức.

- Hiểu được vào cuối thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sống định cư trên đất nước ta đều đã bước vào sơ kì đồng thau. Trên cơ sở đó đã tạo ra những biến chuyển lớn lao có ý nghĩa hết sức quan trọng đời sống kinh tế xã hội.

- Nắm được những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thuỷ trênd dất nước ta. Những điểu giống và khác nhau của cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sông Cả với cư dâ Sa Huỳnh, cư dân Đồng Nai về các mặt hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

2. Tư tưởng, tình cảm

Giáo dục, bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo cho HS.

3. Kĩ năng.

- Rèn luyện phương pháp so sánh trong quá trình học tập để rút ra nhận xét.

II. Thiết bị và tài liệu dạy - học

- Bản đồ Việt Nam có đánh dấu các địa danh, các khu vực có các di tích các nền văn hoá lớn ở Việt Nam.

- Tranh ảnh về một số công cụ sản xuất, đồ dùng gia đình, đồ trang sức.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta ?

Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện của cuộc cách mạng đá mới.

2. Dẫn dắt vào bài mới.

Vào cuối thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sống định cư trên đất nước ta bước vào thời kì đồng thau, phát minh thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Hình thành những nền văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai trên cả ba vùng của đất nước ta. Để tìm hiểu việc phát minh ra thành những nền

doc95 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 nâng cao - Phần hai: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tựu quan trọng. Bước sang thế kỉ XIX, xu thế phát triển ngày cnàg mạnh mẽ hơn, để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của thầy và trò. Kiến thức học sinh cần nắm vững Hoạt động 1: Cá nhân - Trước hết GV nêu câu hỏi: Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách tôn giáo như thế nào ? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi. + Đối với Phật giáo và các tín ngưỡng khác thì hạn chế. - GV nhấn mạnh thêm: Đối với thiên chúa giáo, nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. - GV trình bày: Tuy nhiên, Phật giáo và các tín ngưỡng khác vẫn tiếo tục phát triển, nhất là ở nông thôn. - GV nêu câu hỏi: Hãy cho viết những biểu hiện phát triển của Phật giáo và các tín ngưỡng khác ? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận. + Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng nước trở thành phổ biến. + Đình, đền, chùa được tôn tạo hoặc được xây dựng ở khắp nơi. - HS lấy các ví dụ về các đền, chùa... được xây dựng trong thời kì này ở địa phương mình và phong tục thờ cúng ở nơi sinh sống. Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp. - GV nêu câu hỏi: Nhà Nguyễn có chính sách gì về khoa cử ? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý. + Năm 1807, ban hành quy chế thi Hương và thi Hội. Tính đến năm 1851 nhà Nguyễn tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng. + Tổ chức các kì thi. + Chấn chính lại việc tổ chức học tập và thi cử. - GV nêu rõ: Mặc dù vậy, nội dung giáo dục và thi cử không có gì khác trước vì thế mà chất lượng đều giảm sút. - GV trình bày: Vua Gia Long cho xây dựng trường Quốc học (1803) ở kinh đô Phú Xuân, xây Văn Miếu (1808) để thờ Khổng Tử và 72 vị tiên hiền Nho học. Hoạt động 1: Nhóm - GV chia HS thành các nhóm, nhiệm vụ cụ thể của nhóm là: lập bảng thống kê các thành tựu về văn học, khoa học, kiến trúc và các nghệ thuật theo nôi dung sau: Các lĩnh vực Thành tựu Giáo dục Tôn giáo Văn học Sử học Kiến trúc Nghệ thuật dân gian - HS làm việc theo nhóm cử đại diện trình bày kết quả của mình. - GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng thống kê. 1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng - Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi. - Đối với Phật giáo và các tín ngưỡng khác thì hạn chế. - Đối với thiên chúa giáo, nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. - Phật giáo và các tín ngưỡng khác vẫn tiếo tục phát triển, nhất là ở nông thôn. 2. Giáo dục, khoa cử - Ban hành quy chế thi Hương và thi Hội. Tính đến năm 1851 nhà Nguyễn tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng. - Chấn chính lại việc tổ chức học tập và thi cử. - Xây dựng trường Quốc học (1803) ở kinh đô Phú Xuân, xây Văn Miếu (1808) 3. Văn học, khoa học, kiến trúc và các loại hình nghệ thuật (Cấu trúc lại mục 3 và 4 làm một) Các lĩnh vực Thành tựu Giáo dục - Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước Tôn giáo Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo Văn học Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan Sử học Quốc Sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại chí... Kiến trúc Kinh đô Huế, Lăng tẩm, thành luỹ ở các tỉnh, cột cờ Hà Nội. Nghệ thuật dân gian Tiếp tục phát triển 4. Sơ kết bài học - Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng - Những thành tựu chủ yếu về văn học, khoa học, kiến trúc và các nghệ thuật 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ, đọc trước bài mới - Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. Ký duyệt (Ký, ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm ký duyệt) .................................................................................. Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến giữa thế kỷ XIX Bài 41 Những thành tựu chính của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Họ và tên GV:.......................................................................... Trường: .................................................................................. Ngày soạn: ........./ ....... / 200........ Tiết PP CT: ................ I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được. 1. Kiến thức - Nắm được dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời, trải qua gần 3000 năm vừa dựng nước, vừa giữ nước với biết bao khó khăn gian khổ, thăng trầm, dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau biết bao thành tựu quý giá về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. - Hiểu được những thành tựu quý giá về các mặt đó không chỉ góp phần tạo nên các truyền thống tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam mà còn làm nên cho các thế hệ nối tiếp vững bước tiến lên, vượt qua mọi thử thách gian lao để có được đất nước ngày nay. 2. Tư tưởng, tình cảm. - Bồi dưỡng và Củng cố thêm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. - Bồi dưỡng ý chí vươn lên trong học tập và lao động vì sự tiến bộ, phồn vinh của đất nước. 3. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp - Lĩ năng lập các bảnh thống kê. II. Thiết bị và tài liệu dạy - học - Bản đồ Việt Nam thế kỉ XIX. - Kĩ năng lập các bảng của từng giai đoạn III. tiến trình tổ chức dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Vì sao dưới thời Nguyễn, Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển ? Câu hỏi 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học và sử học đầu thế kỉ XIX ? 2. Dẫn dắt vào bài mới. Thời gian qua, chúng ta đã học toàn bộ lịch sử dân tộc từ khi con người xuất hiện trải qua quá trình vừa dựng nước, vừa giữ nước cho đến giữa thế kỉ XIX. Bài học hôm nay chúng ta củng cố hệ thống lại toàn bộ nội dung đã học. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động 1: Nhóm - GV chia lớp thành các nhóm và nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau: Nhóm 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Vương Nhóm 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Trần Nhóm 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Lê Nhóm 4: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Nguyễn - HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả của mình. - GV nhận xét và hoàn chỉnh các sơ đồ bộ máy nhà nước từ Hùng Vương đến nhà Nguyễn. - Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước từ Hùng Vương đến nhà Nguyễn? - GV có thể gợi ý về những điểm khác và tiến bộ. - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, theo chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền. GV nhấn mạnh thêm: Nhà nước thời Nguyễn là mô hình nhà nước tiên tiến đối với một quốc gia phong kiến ở Châu á. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Nêu những thành tựu khác về chính trị ? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Về luật pháp, có hai bộ luật khá hoàn chỉnh là Hồng Đức và Gia Long. + Về quân đội, được xây dựng đầy đủ. - Cuối cùng, GV tổ chức học HS trả lời câu hỏi: Nêu chính sách ngoại giao của các triều đại phong kiến Việt Nam ? - HS trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Các triều đại luôn giữ tư thế của một nước độc lập, có chủ quyền. Thành tựu về kinh tế - GV tổ chức cho HS hệ thống hoá kiến thức về những thành tựu về kinh tế bằng việc yêu cầu HS lập bảng thống kê như sau: TT Các lĩnh vực kinh tế Thành tựu chủ yếu 1 Nông nghiệp - Chế độ ruộng đất - Thuỷ lợi - Sản xuất nông nghiệp 2 Thủ công nghiệp 3 Thương nghiệp - Nội thương - Ngoại thương - HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình. - GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê Những thành tựu về văn hoá - GV tổ chức cho HS hệ thống hoá kiến thức về những thành tựu về văn hoá bằng việc yêu cầu HS lập bảng thống kê như sau: TT Các lĩnh vực kinh tế Thành tựu chủ yếu 1 Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng 2 Giáo dục khoa cử 3 Văn học , khoa học 4 Kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác - HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình - GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê Sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc - GV tổ chức cho HS hệ thống hoá kiến thức về những cuộc đấu tranh ngoại xâm bằngviệc yêu cầu HS lập bảng thống kê như sau: Cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả - HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình - GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê. - HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình. Các cuộc đấu tranh Vương triều Lãnh đạo Kết quả Cuộc kháng chiến thống Tống thời Tiền Lê Tiền Lê Lê Hoàn - Thắng lợi nhanh chóng Kháng chiến chống Tống thời Lý Thời Lý - Lý thường Kiệt - 1077 kết thúc thắng lợi Kháng chiến chống Mông - Nguyên (thế kỷ XIII) Thời Trần - Vua Trần (lần 1) - Trần Quốc Tuấn (lần 2 - lần 3) - Cả 3 lần kháng chiến đều giành thắng lợi. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn (1407 - 1427) Thời Hồ - Kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo - Khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo - Lật đồ ách thống trị của nhà Minh giành lại độc lập Kháng chiến chông quân Xiêm (1785) Thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ - Đánh tan 5 vạn quân Xiêm Kháng chiến chống quân Thanh Thời Tây Sơn - Vua Quyang Trung (Nguyễn Hụê) - Đánh tan 29 vạn quân Thanh - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta ? - HS suy nghĩ trả lời. + Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diên ra ở hầu hết các thế kỷ nối tiếp từ triều đại này sang triều đại khác. + Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi đẹp mãi mãi khắc sâu vào lòng mỗi người Việt Nam yêu nước. 4. Củng cố. - Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX. - Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc X - giữa XIX. 5. Dặn dò Tiếp tục ôn tập lịch sử Nam cổ - Trung đại Ký duyệt (Ký, ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm ký duyệt) ..................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an NC (P2).doc