I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.
1. Kiến thức
- Biết được ở thế kỷ XVI – XVIII văn hoá Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.
- Giải thích được vì sao trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không được như thời Lý – Trần. Bên cạnh đó, xuất hiện một tôn giáo mới: Thiên chúa giáo (Đạo Kitô).
- Hiểu được tuy văn hoá – nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của thế kỷ mới, nhưng tình hình phát triển một trào lưu văn học – nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hoá mang đậm màu sắc nhân dân.
- Biết được những thành tựu nổi bật về khoa học- kĩ thuật thời kì này.
2. Tư tưởng
- Ý thức được những giá trị văn hoá tinh thần mà ông cha ta đã gây dựng nên qua hàng thế kỉ.
- có ý thức giữ gìn phát huy những giá trị ấy.
- Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động một khi dân trí được nâng cao.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Một số tranh ảnh về tôn giáo, văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 24: Tình hình văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII - Cao Thị Thu Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dạy và học trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1:
- GV phát vấn: Tình hình tôn giáo thế kỷ X – XV phát triển như thế nào?
- Học sinh dùng kiến thức đã học trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc sách GK và trả lời: “ Tình hình tôn giáo ở các thế kỉ XVI – XVIII”
- Học sinh trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
- GV phát vấn: “ Tại sao ở các thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo lại suy thoái?”
- Học sinh trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
- Đây là thời kì đất nước ta có nhiều biến động, nhà nước phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng, chính quyền Trung ương tập quyền thời Lê - thời kì được xem là đỉnh cao của chế độ phong kiến lúc này đã suy sụp. Trật tự phong kiến bị đảo lộn, xem nhẹ, đặc biệt là quan hệ vua - tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến đã lỗi thời. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu thơ: “ Còn bạc còn tiền còn đệ tử / Hết cơm hết rượu hết ông tôi” đã phần nào phản ánh tình trạng trên.
- Trong khi Nho giáo suy thoái như vậy, Phật giáo lại có điều kiện khôi phục lại.
- GV phát vấn: “Tại sao thời kì này Phật giáo có điều kiện khôi phục lại. Hãy chứng minh?”
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung.
- Đây là thời kì đất nước trong tình trạng bất ổn về chính trị, xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, con người bị xem rẻ, đời sống nhân dân khó khăn, họ không còn tin tưởng vào chính quyền phong kiến như trước nữa. Trong lúc đó, tư tưởng của Phật giáo lại gần gũi với đời sống nhân dân hơn, hướng con người tới cái thiệnNhân dân đã tìm thấy ở Phật giáo niềm tin về một tương lai, một cuộc sống tốt đẹp hơn
Chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ ( Huế), Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn (chùa Bút Tháp), các tượng La Hán chùa Tây Phương ( Hà Tây)
Nhiều vị Chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc tượng.
- GV tiếp tục giảng bài: bên cạnh tôn giáo mới đã du nhập vào nước ta đó là Thiên Chúa Giáo.
- Phát vấn: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào?
- HS nhớ lại kiến thức cũ kết hợp theo dõi SGK để trả lời.
Thiên chúa giáo ( hay Kitô giáo) xuất hiện ở khu vực Trung Đông, ngày càng phổ cập ở châu Âu và giữ vai trò thống trị trong đời sống tâm linh của họ. Các giáo sĩ Thiên chúa giáo theo các thuyền buôn vào Việt Nam truyền đạo, nhà thờ Thiên chúa giáo mọc lên khắp nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả hai Đàng. Bên cạnh việc tiếp thu ảnh hưởng của tôn giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp: Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi, bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đạo tạo nên sự đa dạng trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta. Vậy tại sao Thiên Chúa giáo lại được nhân dân ta nhanh chóng tiếp nhận và tin theo như vậy?
GV giải thích.
Hoạt động 2:
Chuyển ý:
Khi Nho giáo có những bước suy thoái như vậy thì giáo dục nước ta ra sao? Chúng ta bước qua phần II: Phát triển giáo dục và văn học.
-GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK và trả lời câu hỏi: “Tình hình giáo dục của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII” ( gợi ý cho học sinh tìm hiểu tình hình giáo dục ở Đàng Trong, Đàng Ngoài, thời Quang Trung)
- GV nhận xét và bổ sung:
- GV giảng giải, ở Đàng Trong các khoa thi vẫn được tổ chức đều đặn, chất lượng ngày càng csa sút với nội dung thi cử vẫn là “tứ thư ngũ kinh” sáo rỗng, không quan tâm đến các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
GV phát vấn: “Với nội dung thi cử như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của kinh tế đất nước?”
GV kết luận: “ Giáo dục với nội dung thi cử không chú trọng đến khoa học đã không góp phần thúc đẩy mà còn kìm hãm sự phát triển của kinh tế đất nước”
Hoạt động 3:
- GV nhắc lại những đặc điểm của văn học ở thế kỷ X – XV:
+ Văn học chữ Hán rất phát triển.
+ Đã có văn học chữ Nôm song chưa phổ biến.
+ Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc.
- HS nghe, củng cố lại kiến thức cũ, trên cơ sở đó tiếp thu kiến thức mới.
- GV phát vấn: “Trình bày những điểm mới trong văn học thế kỉ XVI – XVIII”
- Học sinh trả lời, GV nhận xét, bổ sung:
Thời kì này, văn học chữ Hán giảm sút, không phát triển như trước cùng với sự suy thoái của Nho giáo với những giáo lí sáo rỗng, lạc hậu.
-Trong lúc đó chữ Nôm xuất hiện và sự phát triển của thơ
Nôm thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
- Gv phát vấn: “ Trình bày một vài hiểu biết của em về chữ Nôm?”
- GV bổ sung cho học sinh:
Chữ Nôm là một thứ di sản quí báu của ông cha, thể hiện tinh thần độc lập về mặt dân tộc trước sức mạnh xâm lược của văn hóa ngoại lai.
Ngay cả người viết chữ Hán chưa chắc đã đọc hết được chữ Nôm vì chữ Nôm thường được ghép bởi 2 chữ Hán, một chữ gợi Ý và một chữ gợi Âm theo tiếng Việt. Ví dụ như chữ Trăm được ghép bởi chữ Bách mang hàm ý 100 và chữ Lâm gợi âm). Các cụ ta gọi là chữ Nôm, có nghĩa là chữ của người phía Nam, khác với chữ ở phía Bắc, chữ Hán của Trung Quốc. Những tác phẩm tiêu biểu của văn học chữ Nôm như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Bạch Vân am thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu.
-Trong lúc đó văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, nói lên tâm tư của mình, ca ngợi quê hương đất nước, đồng thời cũng phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất đi uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng( dẫn một vài câu ca dao tục ngữ.
GV mở rộng: ban đầu, các nhà truyền giáo phương Tây dùng kí tự La – tinh để phiên âm các địa danhphục vụ cho quá trình truyền đạo. Dần dần, chữ quốc ngữ được bổ sung và hoàn thiện, cho đến thế kỉ XX, thì trở thành chữ viết chính thống của nước ta.
Hoạt động 5:
-GV nhắc lại kiến thức ở bài học trước: ở các thế kỉ X – XV nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển mạnh mẽ, chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
- GV phát vấn: “ sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai đoạn XVI – XVIII.
- GV bổ sung, minh họa bằng các hình ảnh: các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
-Thời kì này nghệ thuật phát triển ở cả đàng Trong và đàng Ngoài với nhiều thể loại phong phú, đa dạng.
+) Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù , lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời .
+) Nghệ thuật sân khấu : quan họ, hát giặm , hò , vè, lý , si, lượn
Giáo viên có thể minh họa bằng cách thể hiện một đoạn nhỏ trong bài dân ca quan họ Bắc Ninh “Người ơi người ở đừng về”
-GV cho học sinh đọc SGK và điền vào bảng thống kê (do GV chuẩn bị trước)
Lĩnh vực
Thành tựu
Sử học
Quân sự
Triết học
Y học
Kĩ thuật
-Các học sinh khác tự lập bảng thống kê vào vở.
Gv cho học sinh theo dõi một vài hình ảnh phản ánh thành tựu khoa học kĩ thuật trong thời kì này.
- G chốt ý:
Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không được phát triển.
Về kĩ thuật: tiếp cận được một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.
I.VỀ TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1.Giáo dục
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
-Giáo dục phát triển nhưng chất lượng giảm sút, hạn chế sự phát triển của kinh tế.
2. Văn học
-Văn học chữ Hán giảm sút so với thời kì trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh, với các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỉ XVIII, chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC KĨ THUẬT
1.Nghệ thuật
-Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển.
2. Khoa học _ kĩ thuật
Củng cố
Những nét mới trong văn hoá Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Đến thế kỉ nào, Thiên Chúa giáo truyền bá mạnh mẽ vào nước ta?
Đến khoảng thế kỉ XV
Đến khoảng thế kỉ XIV
Đến khoảng thế kỉ XVI
Đến khoảng thế kỉ XVIII
(Đáp án D)
Câu 2: Tôn giáo vào trước đây bị nhà Lê sơ hạn chế, thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI - XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?
Phật giáo, Đạo giáo
Thiên chúa giáo
Ấn Độ giáo, Hồi giáo
Phật giáo, Thiên Chúa giáo
(Đáp án A)
Câu 3: Vì sao ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo không còn giữ vị trí độc tôn trong xã hội?
Nhà nước trung ương tập quyền Lê Sơ ra bị sụp đổ
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
Sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo
Câu A và B đúng
( Đáp án D)
Câu 4: Tác phẩm “Hổ trướng khu cơ” do ai sáng tác:
Lê Quý Đôn
Lê Văn Hưu
Đào Duy Từ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Đáp án C)
Câu 5: Chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên vào năm:
1645
1465
1564
1646
(Đáp án D)
Dặn dò
- HS học bài, trả lời các câu hỏi SGK, đọc trước bài mới.
- Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ ca ngợi quê hương đất nước trong giai đạn này.
Một số hình ảnh và tư liệu:
Tượng các vị La Hán chùa Tây Phương ( Thạch Thất – Hà Tây)
Tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nhìn tay ( chùa Bút Tháp )
Hát quan họ Bắc Ninh
Di chiếu của vua Quang Trung gưởi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Hát chèo
Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác
Hát Xoan
Hát ca trù
File đính kèm:
- bai 24 TINH HINH VAN HOA O CAC THE KI XVI XVIII.doc