Giáo án Lịch sử - Lịch sử kiến trúc tòa thánh tây ninh

Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh.

Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 1-2-1955).

Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là :

 

docx33 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử - Lịch sử kiến trúc tòa thánh tây ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 1956), tôi (Cựu Thiếu Tướng Lê văn Tất) đã có dịp đọc đến. Đầu năm 1956, đúng vào ngày mùng 3 Tết Bính Thân, tôi đã tự ý rời bỏ Miền Nam Việt Nam đang chịu dưới ách thống trị của gia đình Ngô đình Diệm. Hai ngày sau, nhằm ngàu mùng 5 Tết Bính Thân, Đức Phạm Hộ Pháp cùng 2 Cô con gái là Cô ba Cầm và Cô tư Tranh và vài vị tùy tùng là Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa với con là Hồ thái Bạch và Anh Lê văn Thoại (Út Thoại) cũng đã rời Miền Nam và sang trú ngụ tại Nam Vang. Ít lâu sau, nhơn dịp mua một tờ tuần báo Paris-Match để đọc như thường lệ, thì nơi mục dành riêng cho độc giả (gọi là Courriers des Lecteurs), tôi bỗng gặp một bài báo của Thiếu Tá Roubaud đăng nơi đó và nói về công việc của bọn họ vào những năm chiếm đóng tại Tòa Thánh Tây Ninh. (Quân đội Pháp khởi đóng tại Tòa Thánh vào giữa năm 1942, đến ngày 9-3-1945 thì họ bị Nhựt đảo chánh). Thiếu Tá Roubaud đã viết đại khái là : "Trong vài tuần trước, tôi có đọc một bài phóng sự của quí báo về một tôn giáo mới ở Việt Nam. Đó là tôn giáo Cao Đài và những hình ảnh đăng kèm theo bài báo làm cho tôi nhớ lại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, nơi mà chúng tôi từng đóng quân. Khi phái quân đội vào trấn đóng tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, nhà cầm quyền đã trù mưu triệt hạ Đền thờ nầy và có ra lịnh cho chúng tôi chôn một trái mìn 1000 kí lô ở dưới nền, với một nhiệm vụ đặc biệt như thế nầy : Ngày nào quân đội Nhựt kéo lên chiếm Tây Ninh và vùng Tòa Thánh Cao Đài thì chúng tôi phải cho nổ trái mìn ấy để phá hủy vĩnh viễn Tòa Thánh trước khi rút quân chạy đi nơi khác. Khi viên Tiểu Đoàn Trưởng đã đóng ở đây trước tôi được lịnh đổi đi lãnh một nhiệm vụ khác, ông ta có làm một Biên bản bàn giao nhiệm vụ với tôi, nhưng không rõ vì nguyên do nào mà trong Biên bản bàn giao ấy, ông ta bỏ sót cái khoản quan trọng nói về nhiệm vụ của Tiểu Đoàn quân Pháp là phải giựt mìn cho nổ sập Tòa Thánh trước khi Tiểu đoàn rút lui trước cuộc tiến quân của Nhựt. Vì lẽ không có ghi điểm trọng hệ nầy trong Biên bản giao lãnh, nên tôi và Tiểu đoàn của tôi là đơn vị cuối cùng chiếm đóng Tòa Thánh, đã không cho nổ trái mìn nói trên. Ngày nay, tôi tưởng trái mìn vẫn còn nằm ở đó. Vậy, hôm nay, xuyên qua quí báo, tôi xin loan báo cho Hội Thánh Cao Đài biết rõ tin nầy và ngày nào mà Hội Thánh Cao Đài liên lạc được với tôi, tôi sẽ sẵn sàng chỉ chỗ chôn trái mìn ấy cho mà đào lấy lên." Sau khi đã đọc bài báo của Thiếu Tá Roubaud, tôi liền đi mua thêm một tờ báo Paris-Match khác nữa, đem vào nơi Đức Hộ Pháp cư ngụ (là Thánh Thất của Hội Thánh Ngoại Giáo do Ông Giám Đạo Huỳnh hữu Lợi và vợ là Bà Hương Nhâm trông coi) và trình cho Đức Ngài xem bài báo của Thiếu Tá Roubaud. Đợi đến lúc Đức Hộ Pháp xem xong bài báo, tôi mới đề nghị với Đức Ngài như sau : "Xin Thầy cho liên lạc với Thiếu Tá Roubaud, xuyên qua Paris-Match, để hỏi xem cho biết chỗ chôn trái mìn ở dưới Đền Thánh đặng cho Đạo ở Tây Ninh đào mà lấy lên." Đức Hộ Pháp cười và bảo : "Không cần gì đâu con. Nếu không có ai câu điện mà giựt nó thì nó sẽ không nổ, để lâu ngày rồi nó cũng sét và trở thành đất mà thôi." Nghe Đức Hộ Pháp nói như vậy, tôi hầu chuyện với Đức Ngài thêm giây lát nữa rồi xin cáo lui và để tờ báo Paris-Match lại cho Đức Ngài tham khảo và sử dụng khi cần đến. Xuyên qua sự việc nầy, tôi nghĩ rằng đã có bàn tay vô hình của các Đấng Thiêng liêng sắp đặt để bảo vệ một cách yên lành cái tòa ngự của Đức Chí Tôn. Nếu chẳng phải vậy thì thế nào mà viên Thiếu Tá tiền nhiệm của Thiếu Tá Roubaud lại có thể bỏ sót cái mật lịnh của cấp trên của họ là giựt sập Tòa Thánh Cao Đài khi nào quân Nhựt tiến lên chiếm đóng Tây Ninh và vùng Thánh địa. Cũng có thể cho rằng viên Thiếu Tá nọ đã có ý tốt, đã có đạo tâm, nên không ghi cái mật lịnh ác độc nọ vào Biên bản bàn giao đã kể trên. Nhưng người nhà binh mà không thi hành một mệnh lệnh bí mật nào của cấp trên thì phải bị đưa ra trước Tòa án Quân sự ngay.Và khi đã dám qua mặt thượng cấp như thế, viên Thiếu Tá nọ phải là một người hết sức liều mạng, nên mới dám vi lịnh cấp trên một cách trắng trợn như vậy. Cũng có thể nói là tình trạng Chánh quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương chẳng khác nào như chỉ mành treo chuông. Do sự tiến triển của tình hình chiến trận, Nhựt càng ngày càng siết chặt sự kiểm soát đối với Pháp. Còn ở chánh quốc Pháp thì tình hình rất rối ren và đen tối, khiến cho tất cả người Pháp ở Đông Dương, từ Toàn quyền Decoux xuống đến tên thuộc hạ nhỏ cấp nhứt, đều rủn chí thối thần. Bởi vậy nên trường hợp của viên Thiếu Tá tiền nhiệm của Thiếu Tá Roubaud, hẳn là ông ta không còn có một sự thiết tha nào đối với công việc diệt Đạo nữa để mà chác thêm tội tình và mang lấy một cảm giác tội lỗi, nó sẽ dằn vật lương tâm của ông ta suốt cả đời. Có lẽ do vậy mà ông ta không khứng ghi cái mật lịnh ác độc nọ vào Biên bản bàn giao giữa ông ta và Thiếu Tá Roubaud mà làm gì ! Có những hạng người nhà binh từng lấy làm vinh diệu khi diệt những kẻ địch có súng trong tay hẳn hòi và chống cự lại họ. Trái lại, họ cảm thấy nhục nhã khi bị bắt buộc phải đàn áp những người nông dân tu hiền, không có một tấc sắt trong tay, hoặc phải giựt sập một Đền thờ nguy nga, tượng trưng cho một nền văn hóa mới mà không có một người lính nào bảo vệ cả. Có thể là viên Thiếu tá nọ thuộc về hạng người nầy, nên khi gặp thời cơ thuận tiện (lúc Chánh quyền thuộc địa sắp tan rã), ông ta mới lờ đi cái mật lệnh cấp trên. Tôi cho rằng đây cũng là một cách sắp đặt của các Đấng để giữ vẹn cái Đền thờ của Đức Chí Tôn. VIII. Những sự kỳ diệu của Tòa Thánh. Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc vĩ đại và kỳ diệu của Đạo Cao Đài. Nó kỳ diệu về phương diện vị trí xây cất, kỳ diệu về kiểu cách hình dáng và kỳ diệu về phương pháp kiến trúc. 1/. Kỳ diệu về vị trí xây cất, bởi vì Tòa Thánh được cất ngay trên cuộc đất Lục Long Phò Ấn. Đó là Thánh địa, là đất linh trổ sanh các bậc Thánh, Tiên, Phật, là nơi mà Thượng Đế lựa chọn để làm Đền Thờ cho Ngài đến ngự. 2/. Kỳ diệu về kiểu cách hình dáng, bởi vì Đức Chí Tôn có nói : Đức Lý Thái Bạch cất Tòa Thánh theo kiểu vở của Thiên đình. Kiểu cách hình dáng của Tòa Thánh là một sự phối hợp hài hòa của các văn minh kiến trúc của các nền Tôn giáo lớn trên thế giới. Khi mới thoạt nhìn vào Tòa Thánh, chúng ta thấy nổi bật 2 Lầu chuông trống cao chót vót, tương tự như những tháp chuông của các nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ở giữa 2 tháp có tượng Đức Phật Di-Lạc ngự trên nóc với những mái ngói đỏ cong cong chập chùng, tương tự như kiểu dáng của các chùa Phật giáo Trung Hoa. Nghinh Phong Đài thì bên dưới hình vuông, bên trên hình tròn, chóp tròn, có dáng như những cái tháp của những ngôi Đền Á Rập của Hồi giáo. Ngoài ra còn gợi cho chúng ta hình ảnh Trời tròn Đất vuông, với những liên tưởng về Vũ Trụ Quan trong Kinh Dịch của Nho giáo. Các nhà Dịch học, nếu nghiên cứu sâu vào các con số về kích thước của Tòa Thánh và những bố trí bên trong, sẽ thấy được những điều kỳ diệu bất ngờ trên những con số dịch học. Bát Quái Đài có hình dáng làm chúng ta liên tưởng đến Bát Quái Đồ của Đạo Tiên, và trên nóc Bát Quái có 3 pho tượng của 3 vị Phật mà Đạo Bà-La-Môn tôn thờ. Trong Cửu Trùng Đài có 9 cấp bậc từ thấp dần lên cao, giống như 9 bậc phẩm của quan lại trong triều đình vua chúa theo Nho giáo thời xưa ở nước Trung Hoa. Tất cả những hình thức trên thể hiện rất rõ tôn chỉ của Đạo Cao Đài là: Qui nguyên Tam giáo, Phục nhứt Ngũ Chi. 3/. Kỳ diệu về cách thức kiến trúc, bởi vì sự tạo tác Tòa Thánh không giống với bất cứ một công trình xây dựng lớn lao của người đời. Thông thường, trước khi xây dựng một công trình lớn nào, người đời phải nhờ kiến trúc sư vẽ kiểu dáng tổng quát, những sự trang trí chi tiết, nghiên cứu nền móng và những kết cấu bê tông, tính toán chọn lựa các thứ vật liệu xây dựng đúng chất lượng cần thiết, vv rồi phải xin phép cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng. Đối với Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng không có một đồ án chi tiết nào vẽ ra trên giấy hết, cũng như không có sự tham dự của một kiến trúc sư hay kỹ sư xây dựng nào, cũng không có một thứ máy móc nào giúp đỡ, chỉ toàn trông cậy vào 2 bàn tay với sức lực của con người, những người thợ nam nữ làm không lãnh tiền công, ăn chay trường với cháo rau đạm bạc và đặc biệt có lập thệ là không được cưới vợ hay lấy chồng trong suốt thời gian xây dựng Tòa Thánh, để có đủ Âm Dương và đủ tinh khiết trong việc xây dựng Đền thờ, cũng không xin phép xây dựng với một Chánh quyền nào hết. (cũng tương tự như khi lập Tờ Khai Đạo), bởi vì đây là mối Đạo Trời, mối Đạo của Thượng Đế, chỉ có Thượng Đế cho phép mà thôi. Đức Lý Thái Bạch giáng cơ dạy Đức Phạm Hộ Pháp về vị trí xây cất Tòa Thánh, về kích thước tổng quát : bề dài, bề ngang, bề cao. Đức Hộ Pháp cứ theo đó mà chỉ bảo lại cho công thợ làm, chỉ tới đâu làm tới đó, không biết gì thêm. Hết phần đó rồi, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ dạy tiếp, hoặc Đức Hộ Pháp ban đêm xuất chơn thần đi lên gặp Đức Lý để nhờ Đức Lý chỉ dạy trực tiếp, hay Đức Hộ Pháp vào Bạch Ngọc Kinh quan sát tỉ mỉ kiểu vở, ghi nhớ để về bắt chước làm giống theo. Làm như thế trong suốt gần 5 năm, công trình mới hoàn tất. Tòa Thánh trở thành một kỳ quan về kiến trúc của nước Việt Nam. Sau khi xây dựng Tòa Thánh xong, Ban Kiến Trúc mới đo đạc kích thước, vẽ lại họa đồ kiến trúc Tòa Thánh theo đúng qui định của khoa Đại học Kiến trúc ngoài đời. Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc độc đáo, duy nhứt, có sự phối hợp Trời và Người, Thiên khiển Nhơn tạo, nên được mệnh danh là Bạch Ngọc Kinh tại thế, xứng đáng tiêu biểu cho nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn Thượng Đế cứu thế kỳ ba. Cho nên Tòa Thánh là một nơi rất thiêng liêng huyền diệu, hấp dẫn được các bậc chơn tu khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng và lễ bái. Quí vị nầy, sau khi Thiền định trong Tòa Thánh một khoảng thời gian ngắn để dùng huệ nhãn quan sát sự thiêng liêng của Tòa Thánh, họ đều nhìn nhận rằng hồng ân của Thượng Đế bao phủ dẫy đầy Tòa Thánh, và điễn lành từ cõi thiêng liêng ban rải xuống cho Tòa Thánh liên tục không ngớt, hơn hẳn các Tòa Thánh khác làm Đền thờ Đấng Thượng Đế trước đây như ở Jérusalem, ở La Mã, hay ở Tây Tạng.

File đính kèm:

  • docxLich su kien truc Toa Thanh Tay Ninh.docx