Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tuần 12 - Tiết 12, Bài 10: Các nước Tây Âu - Quách Văn Hồng

HĐ1: Nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2.

 - Dùng bản đồ chính trị giới thiệu các nước Tây Âu

 - Vì sao gọi là Tây Âu?

(giải thích)

 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu ra sao?

 - Giải thích về nguyên nhân.

 

- Để khôi phục nền kinh tế, các nước Tây Âu làm gì?

(nhận xét-mở rộng.Anh,Pháp,

Đức,Y do Mỹ vạch ra và thực hiện (1948-1951) tổng số tiền 17 tỉ USD.

 - Sau khi nhận viện trợ của Mỹ , quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu như thế nào về chính trị?

G:các nước Tây Âu đều lệ thuộc Mỹ, tuân theo những điều kiện Mỹ đưa ra: thu hẹp quyền tự do dân chủ,xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn chặn các phong trào công nhân và dân chủ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 9 - Tuần 12 - Tiết 12, Bài 10: Các nước Tây Âu - Quách Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/11 Tiết 12. Tuần 12. Tên bài dạy: BÀI 10:CÁC NƯỚC TÂY ÂU. I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết:Khái quát các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Hiểu, vận dụng: Sự liên khu vực Tây Âu 2.Kỹ năng: Chỉ bản đồ, phương pháp tư duy , phân tích, so sánh. Kĩ năng sống. 3.Thái độ: - Sự liên kết khu vực có tầm quan trọng là phát triển kinh tế , ổn định xã hội của các nước. - Quan hệ Việt Nam với các nước Tây Âu 1975 đến nay. II.Chuẩn bị: G: Bản đồ chính trị thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1986.Chuẩn kiến thức, kĩ năng. H:SGK. III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra vệ sinh. Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: - 1950à1970, kinh tế Nhật Bản phát triển ra sao? Nhờ đâu? 3.Nội dung bài mới: Giới thiệu: Sau chiến tranh thế giới thứ hai,tình hình các nước Tây Âu đã có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc . Sự liên kết các nước châu Âu trở thành tổ chức liên minh châu Âu(EU). Tổ chức này lớn nhất và thành công lớn về kinh tế, chính trị Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Nội dung ghi bản. HĐ1: Nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2. - Dùng bản đồ chính trị giới thiệu các nước Tây Âu - Vì sao gọi là Tây Âu? (giải thích) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu ra sao? - Giải thích về nguyên nhân. - Để khôi phục nền kinh tế, các nước Tây Âu làm gì? (nhận xét-mở rộng...Anh,Pháp, Đức,Ydo Mỹ vạch ra và thực hiện (1948-1951) tổng số tiền 17 tỉ USD. - Sau khi nhận viện trợ của Mỹ , quan hệ giữa Mỹ và Tây Âu như thế nào về chính trị? G:các nước Tây Âu đều lệ thuộc Mỹ, tuân theo những điều kiện Mỹ đưa ra: thu hẹp quyền tự do dân chủ,xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn chặn các phong trào công nhân và dân chủ. ------------------------------------ - Các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? -Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”gay gắt giữa hai phe đối địch nhau (Mỹ-Liên Xô),các nước Tây Âu làm gì? - Sau chiến tranh, tình hình nước Đức ra sao? - Em có nhận xét gì chính sách đối nội, đối ngoại các nước Tây Âu sau chiến tranh? (nhận xét-phân tích) -Vì sao Đông Đức sáp nhập vào Tây Đức? (nhận xét-giảng). *Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau chiến tranh 1945 là gì? Nhận xét-kết luận. ------------------------------------ HĐ2: Qua trình liên kết khu vực các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai - Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu? ------------------------------------ - Sự liên kết khu vực giữa các nước Tây Âu diễn ra như thế nào?(nhận xét-kết luận) - 1999, thành viên EU là 15à 2004 là 25nước. -Treo bản đồ lên bảng cho HS xác định các nước Tây Âu. - Giảng: 1995,VN-Tây Âu ký hiệp định khung, mở ra những triển vọng hợp tác phát triển. Liên minh châu Âu là 1 trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính thế giới(Mỹ, Nhật, Tây Âu). Nghe-quan sát. Đáp (liên hệ bài LX và các nước Đông Âu). Đáp: kinh tế giảm sút, chính trị không ổn định, do chiến tranh - Các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế Mỹ và được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ( Kế hoạch Mác-san) -Đáp(SGK).Nhận xét. ------------------------------------ - Đáp(chữ in nhỏ SGK/t41). - Đáp (SGK) nhận xét: Tìm cách xâm lược lại thuộc địa của mình: Hà Lan đánh Inđônêxia (11/1945), Pháp đánh Đông Dương (9/1945), AnhàMã Lai (9/1945)=>thất bại. - Đáp-nhận xét. - Đáp(sgk). - Nhóm trao đổi-phát biểu: + Chính sách đối nội phản động; kinh tế được phục hồi nhanh chóng, 60à70 TK XX, công nghiệp phát triển đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ, Nhật. + Đối ngoại: phản động, khôi phục lại thế giới tư bản nhưng thất bạiàtình hình châu Âu luôn căng thẳng. - Giải thích-nhận xét: Đông Âu và Liên Xô bị khủng hoảng và sụp đổ. - Nhóm trao đổi-phát biểu: những năm đầu kinh tế giảm nhanh đến 1948 kinh tế phát triển mạnh, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Nhật. Chính sách đối nội, đối ngoại phản động. ----------------------------------- - Đáp(SGK) ----------------------------------- - Đáp(SGK) -Chỉ các nước EU-nhận xét. I.Tình hình chung: a. Đối nội * Kinh tế - Cuối 1944, công nông nghiệp các nước đều giảm nhanh. - Các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế Mỹ và được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ( Kế hoạch Mác-san) * Chính trị: - Thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản các phong trào công nhân, củng cố các thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. ------------------------------------ b. Đối ngoại: -1945, Tây Âu trở lại xâm lược thuộc địa cũ của mình nhưng thất bại. - 4/1949, các nước Tay Âu tham gia khối quân sự, chạy đua vũ trang. - Nước Đức bị chia cắt: + 9/1949, Cộng hoà Liên bang Đức(Tây Đức) + 10/1949, Cộng hoà Dân chủ Đức(Đông Đức). - 3/10/1990, nước Đức thống nhất có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. - Tây âu đứng hàng thứ 3 thế giới sau Mỹ, Nhật. ------------------------------------ II. Sự liên kết khu vực: 1. Nguyên nhân: - Có nền văn minh chung. - Kinh tế không cách biệt khác nhau. - Từ lâu có quan hệ mật thiết . - Muốn thoát khỏi lệ thuộc Mỹ. ------------------------------------ 2.Quá trình liên kết khu vực Tây Âu: - 4/1951, Pháp, Đức, Ý, Bỉ,Hà Lan và Lúc-xăm-bua thành lập “Cộng đồng than, thép châu Âu” - 3/1957“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”,“Cộng đồng kinh tế châu Âu”(EEC). - 7/1967, thống nhất 3 cộng đồng thành” Cộng đồng châu Âu”(EC). - 12/1991, đổi thành” Liên minh châu Âu”(EU). - 1/1/1999, đồng tiền chung : ơrô . Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 25 nước nước thành viên (2004) 4.Củng cố: - Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu? - Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? - Sau chiến tranh thế giới thứ 2 , nước nào trở thành trung tâm kinh tế –tài chính thế giới? - Việt Nam có những đối tác gì với các nước EU? Làm gì để cạnh tranh hàng hóa nước ngoài? 5.Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu. - Chuẩn bị bài 11:Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. IV.Rút kinh nghiệm: - Ưu:.................................. - Khuyết:....... - Kinh nghiệm lần sau:........... Tân Phong, ngày 2 tháng 11 năm 2013 TT. QUÁCH KIM XIẾU.

File đính kèm:

  • docTUẦN 12, TIẾT 12.doc
Giáo án liên quan