Giáo án Lịch sử Khối 8 - Chương trình cả năm

A – Mục tiêu bài học.

1) Kiến thức: Hs nắm được những kiến thức cơ bản sau :

 - Nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và sự thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

2) Tư tưởng :

 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.

 - Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ (Là XH phát triển cao hơn XH phong kiến) và hạn chế của nó (Là chế độ bóc lột thay chế độ phong kiến).

3) Kỹ năng :

 - Sử dụng tranh ảnh, bản đồ lịch sử. Chủ động học tập, giải quyết những vấn đề đặt ra.

B – Chuẩn bị.

 GV : Giáo án, SGK, Bản đồ thế giới.

 HS : Vở ghi, SGK, Vở bài tập lịch sử.

C- Phương pháp : Nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

D – Hoạt động dạy và học.

1) Ổn định tổ chức: (1 P)

2) Kiểm tra bài cũ : (5P)

 ? : Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản anh.

 ? : Nêu tính chất của CMTS Anh ? Giải thích tại sao CMTS Anh bảo thủ, không triệt để?

3) Bài mới :

· Giới thiệu bài.

 

doc123 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 8 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điển hình là các cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng, Lê trung Đinh, Nguyễn Phạm Tuân. 11/1888 đến 12/1895 Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương. - Điển hình là các cuộc khởi nghĩa : + Ba đình (1886-1887). + Bãi Sậy (1883-1892). + Hương Khê (1885-1895). 3) Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XIX đến năm 1918. ( GV hướng dẫn HS lập niên biểu). Thời gian Sự kiện 1905-1909 Hội Duy Tân và phong trào Đông Du. 1907 Đông kinh nghĩa thục 1908 Phong trào Duy Tân và chống thuế ở trung kì. 1912-1916 Khởi nghĩa của Nơ –Trang Lơng (Tây Nguyên). 1916 Vụ mưu khởi nghĩa của binh lính Huế 1917 Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên. 1911-1918 Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi tìm đường cứu nước, đó là điều kiện quan trọng để người xác định con đường đúng đắn cho dân tộc. * Hoạt động 2 : (17p) II. Những nội dung chủ yếu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? GV ? GV ? GV ? ? ? ? ? GV ? GV ? GV ? GV + Vì sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Trình bày nguyên nhân nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Em hãy trình bày những nhận xét khách quan về phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XiX ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Em hãy trình bày về phong trào Cần Vương ? Nguyên nhân ? Diễn biến ? Ý nghĩa ? Hạn chế? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Em hãy cho biết những chuyển biến kinh tế, xã hội và tư tưởng phong trào yêu nước việt Nam đầu thế kỉ XX ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. + Em có nhận xét gì về những hoạt động cứu nước của Nguyễn tất Thành ? - Nhận xét – Bổ sung – Chốt. 1- Vì sao Thực dân Pháp xâm lược nước ta. - Do nhu cầu tìm kiếm thuộc địa của Pháp. - Pháp XL VN để lấy cớ nhảy vào TQ. -Nhà Nguyễn hèn yếu. 2- Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp. - Giai cấp phong kiến nhu nhược, hèn yếu, không biết dựa vào dân tổ chức kháng chiến - Nhà Nguyễn không chịu canh tân đất nước để tạo ra thực lực quốc gia chống ngaọi xâm 3 – Nhận xét chung về phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX. * Có hai loại : - Phong trào Cần Vương (1885-1896). - Phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng điển hình là khởi nghĩa Yên Thế. + Quần chúng đứng lên đấu tranh rất quyết liệt khắp Bắc và Trung Kì. + Hình thức khởi nghĩa vũ trang. + Phong trào nhìn chung còn nằm trong phạm trù phong kiến. + Tất cả các phong trào đều thất bại. + Cách mạng khủng hoảng lãnh đạo và bế tắc về đường lối, tuy vậy gây cho địch không ít khó khăn. 4 - Phong trào Cần Vương * Nguyên nhân: - Triều đình phong kiến Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. - Nhân dân rất phản đối hành động bán nước. Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. * Diễn biến : - Phong trào phát triển theo giai đoạn. - 1885-1888 phong trào diễn ra sôi nổi thể hiện ở những cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. * Ý nghĩa : - Thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc. * Hạn chế : - Khủng hoảng lãnh đạo. - Bế tắc đường lối. 5 - Những chuyển biến kinh tế, xã hội tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. * Nguyên nhân chuyển biến : - Khách quan : + Trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản truyền vào Việt Nam. - Chủ quan : + Thực dân Pháp tiến hành chương trình “khai thác thuộc địa lần thứ 1”, kinh tế, xã hội Việt Nam biến đổi. + Một xu hướng cách mạng mới, xu hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện. 6 - Nhận xét chung về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XIX - Cách mạng Việt Nam thay đổi phạm trù, từ phạm trù phong kiến chuyển sang phạm trù tư sản (ở mức độ khuynh hướng). - Hình thức đấu tranh phong phú. - Thành phần tham gia đông đảo hơn cuối thế kỉ XIX. 7- Bước đường hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Tất Thành nhìn thấy rõ những khủng hoảng và bế tắc về đường lối. - Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. 4) Củng cố : (3P) Dựa vào câu hỏi dàn bài để củng cố. 5) Dặn dò : (1P) Học bài theo câu hỏi ôn tập, học kỹ 2 bài 30 và bài 31. tiết 51, tuần 34 kiểm tra học kỳ II. Kí, duyệt của tổ Kí, duyệt của BGH Tiết 52 Tuần 36 KIỂM TRA HỌC KỲ II (Thời gian 45 phút) A – ĐỀ KIỂM TRA. Thiết lập ma trận : Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL 1- Chương I : Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX. (5 bài) 0.753 2.0 (1) 2.25 5.0 2- Chương II : Xã hội Việt Nam từ 1897 đến năm 1918.(3 bài) 0.52 0.5 1.5 2.5 5.0 Tổng 1.25 2.0 2.75 1.5 2.5 10.0 Đề bài : A- Trắc nghiệm. 1) Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.(2điểm) 1) Quân Pháp kéo vào Gia Định thời gian nào ? a- 2/1859. b- 12/1859. c- 8/1858. d- 7/1860. 2) Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở vùng nào ? a- Gia Định. b- Rạch Giá. c- Bến tre. d- Sóc Trăng. 3) “Cần Vương” nghĩa là gì ? a- Hết lòng cứu nước. b- Giúp dân cứu nước. c- Quyết tâm bảo vệ triều đình. d- Phò vua cứu nước. 4) Lãnh tụ phong trào dân tộc theo xu hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam là ai ? a- Huỳnh Thúc Kháng. b- Phan Bội Châu. c- Lương Văn Can. d- Hồ Tá Bang. 5) Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam để làm gì ? a- Bóc lột nhân dân Việt Nam. b- Khai hóa cho dân tộc Việt Nam. c- Đặt cơ sở cho nền thống trị lâu dài. d- Câu a và b đúng. 6) Những sự kiện nào trên thế giới đã tác động đến Việt Nam vào đầu thế kỷ XX ? a- Cách mạng tư sản Pháp. b- Cách mạng tháng Mười Nga. c- Phong trào Duy tân ở Nhật và Trung Quốc. d- Cách mạng giải phóng dân tộc ở Mĩ. 7) Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào để học tập? a- Pháp. b- Anh. c- Đức. d- Nhật. 8) Sự kiện quan trọng nào đã xảy ra vào ngày 5/6/1911 tại Sài Gòn ? a- Nguyễn Aùi Quốc trở về Việt Nam. b- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. c- Nguyễn An Ninh trở về Việt Nam. d- Thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. 2) Hãy sắp xếp các sự kiện và thời gian trong bảng sau sao cho đúng với thực tế diễn ra trong lịch sư û? ( 2.5 điểm) Thời gian Sự kiện Sắp xếp 1-1/9/1858 a- Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương. 1- 2- 5/6/1862 b- Khởi nghĩa Hương Khê. 2- 3- 20/11/1873 c- Khởi nghĩa Yên Thế. 3- 4- 6/6/1884 d- Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. 4- 5- 13/7/1885 e- Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 5- 6- 1886-1887 g- Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. 6- 7- 1885-1895 h- Khởi nghĩa Ba Đình. 7- 8- 1884-1913 f- Triều đình kí bản hiệp ước Pa-tơ-nốt với Pháp. 8- B- Tự luận : 1) Em hãy trình bày tóm tắt nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương? (2đ) 2) Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX ( Mục đích, mục tiêu, hình thức đấu tranh) ? (2.5điểm) 3) Tại sao các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đều thất bại ?(2.5điểm) ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM. A- Trắc nghiệm : 1) 2 điểm ; Mỗi ý đúng 0.25. 1 2 3 4 5 6 7 8 c b d b a c d b 2) 2 điểm , Mỗi ý đúng 0.25 điểm. + (1 – g); (2 – d); (3 – e); (4 – f); (5 –a); (6 – h); (7 – b); (8 – c). B- Tự luận : 1) Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương? (2đ) * Nguyên nhân: - Triều đình phong kiến Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp. (0.5) - Nhân dân rất phản đối hành động bán nước.( 0.25) - Ngày 13/7/1885, Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương. (0.25) * Diễn biến : - Phong trào phát triển theo giai đoạn. - 1885-1888 phong trào diễn ra sôi nổi thể hiện ở những cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. (0.5) * Ý nghĩa : - Thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc. (0.5) 2) 2.5 điểm :Những đặc điểm giống và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX. * Giống nhau về mục đích : Giải phóng dân tộc. (0.25) * Khác nhau : - Mục tiêu : + Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, thiết lập lại chế độ phong kiến. (0.5) + Phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng thế kỉ XIX : Đòi cơm no, áo ấm, ruộng đất, độc lập dân tộc.(0.5) + Phong trào đầu thế kỷ XX : Sau khi cách mạng thành công, các sĩ phu tiến bộ muốn đưa nước nhà tiến lên CNTB. (0.5) - Hình thức đấu tranh. + Phong trào cuối thế kỷ XX : Đấu tranh vũ trang. (0.25) + Phong trào đầu thế kỷ XX : Hình thức phong phú : Vũ trang bạo động, cải cách Duy Tân, dạy học theo lối mới, du học, đấu tranh của binh lính. (0.25) 3) 1.5 điểm : Các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX của nhân dân ta đều thất bại vì + Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. (0.5) + Giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập, chưa đảm nhận vai trò lãnh đạo. (0.5) + Những sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX tuy yêu nước tha thiết nhưng chưa nhận định rõ kẻ thù và chưa có đường lối cách mạng đúng đắn. (0.5). Kí, duyệt của tổ Kí, duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docLich su 7 8 9(1).doc
Giáo án liên quan