Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 3 - Tiết 5: Trung quốc thời phong kiến

1.1 Kiến thức:

- Hiểu :Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc về tình hình kinh tế.

- Biết :+Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc.

+ Tích hợp: Mục 6: Những thành tựu văn hóa Trung Quốc phong kiến

1.2 Kỹ năng:

-Hs thực hiện thành thạo : Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc

-Hs thực hiện được : Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lich sử.

1.3 Thái độ:

 - Thói quen :+Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương đông.

 + Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của

Việt Nam.

-Tính cách : hình thành ý thức tôn trọng nền văn hóa của các nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Tuần 3 - Tiết 5: Trung quốc thời phong kiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy : 3 Tiết PPCT : 5 Ngày dạy : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN ( tt) 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - Hiểu :Những triều đại phong kiến lớn ở Trung Quốc về tình hình kinh tế. - Biết :+Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc. + Tích hợp: Mục 6: Những thành tựu văn hóa Trung Quốc phong kiến 1.2 Kỹ năng: -Hs thực hiện thành thạo : Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc -Hs thực hiện được : Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lich sử. 1.3 Thái độ: - Thói quen :+Nhận thức được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương đông. + Là nước láng giềng với Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lịch sử của Việt Nam. -Tính cách : hình thành ý thức tôn trọng nền văn hóa của các nước. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Tình hình kinh tế của Trung quốc thời phong kiến , những thành tựu văn hóa khoa học kĩ thuật thời phong kiến 3. CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi 3.2 Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện:71: 72:73: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi bài cũ:Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của XHPK ở Trung Quốc như thế nào ? + Thời Tần: - Chia đất nước thành quận, huyện. - Cử quan lại đến cai trị. - Thi hành chế độ cai trị hà khắc. + Thời Hán: - Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc. +Thời Đường: -Tổ chức bộ máy được hoàn thiện hơn:Cử người cai quản các địa phương. - Mở khoa thi chọn nhân tài. +Thời Nguyên: -Thi hành nhiều biện pháp đối xử giữa các dân tộc: người Mông cổ có địa vị cao nhất hưởng mọi đặc lợi. còn người Hán có địa vị thấp nhất và bị cấm đoán đủ thứ. +Chính sách đối ngoại: Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng bờ cõi như xâm lược Triều Tiên,Nội Mông và Đại Việt...Mỗi lần xâm lược Đại Việt đều bị thất bại nặng nề. Câu hỏi bài mới: Tình hình kinh tế của Trung Quốc thời phong kiến phát triển nhất là ở triều đại nào? (10đ) HS trả lời sau đó GV nhận xét và cho điểm. 4. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ. NỘI DUNG. Hoạt động 1. (thời gian: 15’) Mục tiêu:+ Hs biết các triều đại phong kiến ở Trung Quốc. +Hiểu được các biện pháp về phát triển kinh tế qua mỗi triều đại. - Học sinh đọc sách giáo khoa + NhàTần- Hán đã ban hành những chính sách gì về kinh tế? TL: - Giảm thuế, lao dịch, xoá bỏ sự hà khắc của pháp luật, khuyến khích sản xuất.. + Em hãy so sánh thời gian tồn tại của nhà Tần và nhà Hán. Vì sao lại có sự chênh lệch đó ? TL: - Nhà Tần 15 năm. - Nhà Hán 426 năm - Nhà Hán ban hành các chính sách phù hợp với dân. + Tác dụng của chính sách đó đối với xã hội ? TL: Kinh tế phát triển, xã hội ổn định nên thế nước vững vàng. + Nhà Tống đã thi hành những chính sách gì để ổn định đời sống nhân dân ? TL: - Xoá bỏ, miễn giảm sưu thuế, mở mang các công trình thuỷ lợi, khuyến khích phát triển thủ công nghiệp: khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, đúc vũ khí. + Những chính sách đó có tác dụng gì ? TL: Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh lưu lạc. Giáo viên: Thời Tồng Nguyn tình hình Trung Quốc suy yếu.Năm 1368 nhà Nguyên bị lật đổ, nhà Minh thống trị, sau đó Lí Tự Thành lật đổ nhà Minh. Quân mãn Thanh từ phương bắc tràn xuống lập nên nhà Thanh + Mầm mống kinh tế TBCN thời Minh-Thanh biểu hiện ở những điểm nào ? TL: - Xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, xưởng làm đồ sứ với chuyên môn hoá cao, thuê nhiểu nhân công. - Buôn bán với nước ngoài được mở rộng. - Giáo viên: Thời Minh và thời Thanh tồn tại khoàng hơn 500 năm ở Trung Quốc. Trong suốt quá trình lịch sử ấy, mặc dù còn có những hạn chế song Trung Quốc dạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Hoạt động 2. (thời gian:10’) Mục tiêu: Biết những thành tựu về văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến. - Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng * Nhóm 1: Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến ? Kể tên một số tác phẩn văn học,sử học lớn mà em biết ? TL: - Đạt được thành tựu trên nhiều lĩnh vực văn hoá khác nhau: văn học, sử học, nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ. - Tây du ký. Tam Quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc * Nhóm 2: Nhận xét về trình độ sản xuất đồ gốm qua hình 10 trong sách giáo khoa ? TL: Đạt đến trình độ cao. Trang trí tinh xảo, nét vẽ điêu luyện. Đó là tác phẩm nghệ thuật. * Nhóm 3: Kể tên một số công trình kiến trúc lớn ? Quan sát Hình 9 Sách giáo khoa (Cố cung) nêu nhận xét ? TL: - Cố cung, Vạn lí trường thành, khu lăng tẩm của các vị vua. - Đồ sộ rộng lơn, kiên cố, kiến trúc hài hoà, đẹp * Nhóm 4: Trình bày hiểu biết về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc ? TL: - Có nhiều phát minh đóng góp cho sự phát triển của nhân loại như giấy viết, kĩ thuật in ấn, la bán thuốc súng - Ngoài ra Trung Quốc còn là nơi đặt nền móng cho các ngành khoa học – kĩ thuật hiện đại khác như đóng tàu, khai mỏ, luyện kim. GV lồng ghép GD môi trường: Những thành tựu văn hóa Trung Quốc phong kiến. -Giáo viên liên hệ thêm cho hs hiểu rõ sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam thời phong kiến. 3. Tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại: -Thời Tần-Hán: +Ban hành chế độ đo lường thống nhất, +Giảm tô thuế,khuyến khích nông dân nhận ruộng cày và khẩn hoang. -Thời Đường:thi hành nhiều biện pháp +Giảm tô,lấy ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. +Thực hiện chế độ quân điền do đó sản xuất phát triển. =>Kinh tế thời Đường phát triển -Thời Tống: + Miễn giảm thuế + Mở mang thuỷ lợi. +Phát triển thủ công nghiệp. + Có nhiều phát minh. - Thời Minh –Thanh: + thủ công nghiệp Phát triển + Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện. +Buôn bán với nước ngoài mở rộng. 4. Thành tựu về văn hóa - Tư tưởng nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến. - Văn học thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng -Sử học phát triển với nhiều bộ sử ký. - Nghệ thuật kiến trúc với nhiều công trình độc đáo như Cố Cung, những bức tượng phật sinh động 4.4. Tổng kết: * Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến? - Tư tưởng nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo dức của giai cấp phong kiến. - Văn học thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng -Sử học phát triển với nhiều bộ sử ký. - Nghệ thuật kiến trúc với nhiều công trình độc đáo như Cố Cung, những bức tượng phật sinh động 4.5. Hướng dẫn học tập: -Đối với bài học ở tiết này: +Học bài nắm các biện pháp phát triển kinh tế của các triều đại phong kiến, nắm một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. +Kết hợp với nội dung bài học làm bài tập SGK,SBT -Chuẩn bị bài mới: Ấn Độ thời phong kiến. + Chuẩn bị bài theo câu hỏi: + Sự phát triển Ấn Độ dưới Vương triều Gúp – ta. Như thế nào? +Văn hóa Ấn Độ có những thành tựu gì? 5. PHỤ LỤC: Sách giáo khoa,sách giáo viên.

File đính kèm:

  • docsu 7 tiet 5.doc
Giáo án liên quan