Giáo án Lịch sử Khối 7 - Chương IV: Đại Việt thời Lê Sơ (XV-XVI)

1/Kiến thức:

- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với Đại Việt.

- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.

2.Tư duy: Phân tích ,tổng hợp ,so sánh.

3/Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất anh hùng của nhân dân ta.

- Thấy được vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, học tập những tấm gương anh dũng, bất khuất.

3/Kĩ năng: Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Khối 7 - Chương IV: Đại Việt thời Lê Sơ (XV-XVI), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS: soạn và học bài. III/ Phương pháp :Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử. 1/ Ổn định. 2/ Kiểm tra bài cũ. - Đánh giá của em về 1 danh nhân văn hoá dân tộc tiêu biểu ở thế kỉ XV? - Những danh nhân được nêu trong bài học đã có những công lao gì đối với dân tộc? 3/ Bài mới. Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử Việt Nam ở TK XV-đầu TK XVI, hôm nay chúng ta hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ phong kiến Việt Nam Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng Hoạt động 1 ? Nhận xét về sự giống và khác nhau của 2 tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê với thời Lý – Trần? ? Cách đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại? ? Nhà nước Lê sơ khác Lý – Trần ở điểm nào? Hoạt động 2 ? Luật pháp thời Lê sơ có gì giống và khác biệt với luật pháp thời Lý – Trần? Hoạt động 3 ? Tình hình kinh tế thời Lê sơ có gì giống và khác với thời Lý – Trần? ?- Nông nghiệp? ?- Thủ công nghiệp? ?- Thương nghiệp? *Giảng: Đến thời Lê sơ, tình hình kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn các thời kì trước. Hoạt động 4 Học sinh quan sát hai sơ đồ thời Lý – Trần và thời Lê sơ. ?Qua quan sát hai sơ đồ em hãy cho biết điểm giống và khác nhau qua hai sơ đồ. Hoạt động 5 ? Thời Lê sơ giáo dục và thi cử đạt thành tựu gì? Có gì khác thời Lý- Trần? ? Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì? ? Nhận xét về những thành tựu khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ? - Giống: Các triều đình phong kiến đều xây dựng nhà nước tập quyền. - Khác: + Thời Lý – Trần bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ. + Thời Lê sơ bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh nhất. Thời Lê Thánh Tông, 1 số cơ quan và chức quan cao cấp nhất và trung gian được bãi bỏ, tăng cường được tính tập quyền. Hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến địa phương, các đơn vị hành chính chặt chẽ hơn, đặc biệt là cấp thừa tuyên và xã. - Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tâp, thi cử là chủ yếu, đồng thởi là nguyên tắc tuyển lựa và bổ nhiệm quan lại. Các cơ quan và chức vụ giúp việc nhà vua ngày càng được sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ. - Lý – Trần là quân chủ quý tộc. - Lê sơ là quân chủ quan liêu chuyên chế. - Giống: bảo vệ quyền lợi của nhà vua, giai cấp thống trị, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. - Khác: luật pháp thời Lê sơ có nhiều tiến bộ bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, đề cập vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ.(con gái thừa hưởng gia tài như con trai) Phân tích từng mặt kinh tế: - Nông nghiệp: + Quan tâm mở rộng diện tích đất trồng trọt. Thời Lê sơ diện tích đất trồng được mở rộng nhanh chóng bởi các chính sách khai hoang của nhà nước. Chú trọng xây dựng hệ thống đê điều. + Sự phân hoá ruộng đất ngày càng sâu sắc. Thời Lý – Trần ruộng đất công chiếm ưu thế, thời Lê sơ ruộng đất tư ngày càng phát triển. - Thủ công nghiệp: hình thành và phát triển các ngành thủ công truyền thống, thời Lê sơ có các phường, xưởng sản xuất. - Thương nghiệp: chợ làng ngày càng được mở rộng, Thăng Long là trung tâm hương nghiệp hình thành từ thời Lý đến thời Lê sơ trở thành đô thị sầm uất. -HS quan sát hai sơ đồ -Giống: Đều có g/c thống trị và g/c bị trị -Khác: +Thời Lý-Trần tầng lớp vương hầu quý tộc rất đông đảo, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông trong xã hội. +Thời Lê sơ tầng lớp nô tì bị hạn chế, tầng lớp địa chủ tư hữu rất phát triển. - Nhà nước quan tâm đến phát triển giáo dục, nhiều người đỗ tiến sĩ, thời Lê sơ tôn sung nho giáo. - Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ca ngợi thiên nhiên, cảnh đẹp quê hương, ca ngợi nhà vua. - Phong phú đa dạng, có nhiều tác phẩm sử học, địa lí học, toán học rất có giá trị, nghệ thuật kiến trúc điêu luyện. - Hoàn thành theo bảng sau: - Yêu cầu HS lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học thời Lý, Trần và Lê sơ. 1. Về mặt chính trị. Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ. 2. Luật pháp. Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ. 3. Kinh tế. a. Nông nghiệp. - Mở rộng diện tích đất trồng. - Sự phân hoá chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc. - Xây dựng đê điều. b.Thủ công nghiệp: -Phát triển ngành nghề truyền thống. - Có các phường, xưởng sản xuất ( Cục bách tác ). c.Thương nghiệp: Chợ phát triển. 4.Xã hội 5. Văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. - Quan tâm phát triển giáo dục. - Văn học yêu nước. - Nhiều công trình khoa học nghệ thuật cao có giá trị. 4.Củng cố: Theo hệ thống các câu hỏi trong bài 5.Bài tập về nhà : Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng. Thời Lý (1010 – 1225) Thời Trần (1226 - 1400) Thời Lê sơ (1428 - 1527) Các tác phẩm văn học Bài thơ thần bất hủ (Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất) - "Hịch tướng sĩ vân" Trần Quốc Tuấn. - "Tụng già hoàn kinh sư" - Trần Quang Khải. - "Bạch Đằng giang phú" - Trương Hán Siêu - "Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú" - Nguyễn Trãi. - "Hồng Đức quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh" - Lê Thánh Tông. Các tác phẩm sử học - "Đại Việt sử ký" - Lê Văn Hưu - "Đại Việt sử ký toàn thư" - Ngô Sĩ Liên - "Lam Sơn thực lục", "Hoàng triều quan chế" Lập bảng thống kê các bậc danh nhân ở thế kỷ XV. Tên Công lao Chú ý: Tiết 45 làm bài tập LS chương IV V. RKN: - Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ........................................... - Nội dung kiến thức: ........................................................................................ - Phương pháp giảng dạy: .................................................................................... - Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................ ************************************************************************** Ngày soạn: Tiết: 45 Ngày dạy: LÀM BÀI TẬP CHƯƠNG IV I/ Mục tiêu. 1/Kiến thức: : Củng cố các kiến thức cơ bản về lịch sử Đại Việt thời Lê sơ, đồng thời đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS. 2.Tư duy: khái quát.tổng hợp,đánh giá,đánh giá. 3/Tư tưởng:-Giúp HS nắm vững hơn quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước của ông cha ta thời Lê sơ. 4/Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, nhận định. II/Chuẩn bị: GV: Hệ thống bài tập. HS: Xem lại các bài đã học ở chương IV. III. Phương pháp :Trực quan , phân tích dữ liệu, đàm thoại.,miªu t¶, kÓ chuyÖn IV/Các bước lên lớp: 1/Ổn định. 2/ Kiểm tra bài cũ: lồng ghép vào quá trình làm bài tập. 3/ Bài mới. a. Phương pháp. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm theo 2 phiếu học tập. - Đại diện HS trình bày kết quả làm việc, nhận xét và bổ sung kiến thức. - GV giúp HS chuẩn xác kiến thức kết hợp cho điểm các nhóm có kết quả nổi bật và hệ thống toàn bộ kiến thức. b. Nội dung. Phiếu học tập 1: Trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng ? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ? Em hãy trình bày đôi nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ? ? Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, việc đào tạo quan lại? ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất nước? ? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi? * Nguyên thắng lợi: - Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân. * Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi kết thúc 2o năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh. - Đất nước sạch bóng quân thù, giành lại được độc lập tự chủ. - Mở ra thời kì phát triển mới cho xã hội, dân tộc Đại Việt. - Nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển. - Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời nhất là Thăng Long. - Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hoá trong và ngoài nước. - Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long, mở trường ở các lộ. - Mọi người đều có thể đi học, đi thi. - Tuyển chọn những người có tài, có đức làm thầy giáo. - Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan. - Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban áo mũ, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu. - Trong thi cử cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng. - Quyết tâm củng cố quân đội, bảo vệ đất nước; thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu với kẻ thù; đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mỗi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước. - Là anh hùng dân tộc, là bậc mưu lược trong khởi nghĩa Lam Sơn, là nhà văn hoá kiệt xuất, là tinh hoa của thời đại bấy giờ, tên tuổi của ông rạng rỡ trong lịch sử. Câu 1. ?Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 2. ? Em hãy trình bày đôi nét về tình hình kinh tế thời Lê sơ? Câu 3. ? Hãy nêu những việc làm chứng tỏ nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục, việc đào tạo quan lại? Câu 4. ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê đối với lãnh thổ của đất nước? Câu 5. ? Em hãy nêu những đóng góp của Nguyễn Trãi? 4/ Củng cố :Đánh giá thái độ học tập của HS. 5/ Dặn dò. :Soạn bài 22, Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (TK XVI – XVIII) V.RKN: - Thời gian giảng toàn bài, từng phần và từng hoạt động: ........................................... - Nội dung kiến thức: ........................................................................................ - Phương pháp giảng dạy: .................................................................................... - Hình thức tổ chức lớp: ........................................................................................ **************************************************************************

File đính kèm:

  • docSu 7 tu 27 453cot.doc
Giáo án liên quan