I.MỤC TIÊU :
- HS biết được vị trí địa lí ,hình dáng của đất nước ta .
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử , 1 tổ quốc .
-HS biết được một số yêu cầu khi học môn lịch sử , địa lí và yêu thích môn học này, yêu thiên nhiên , yêu tổ quốc .
II.CHUẨN BỊ:
-Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
-Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
42 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Học kì 1 Lớp 4 - Phạm Văn Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: GV cho HS hát .
2.KTBC :
HS đọc bài :Nhà Trần thành lập .
-Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
-Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
-GV nhận xét, ghi điểm .
3.BÀI MỚI :
a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi :Tranh vẽ cảnh gì ?
GV: Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ?Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. GV ghi tựa.
b.Phát triển bài :
*Hoạt động nhóm :
GV phát PHT cho HS .
-GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
+Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
+Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông ?.
+Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
+Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
-GV nhận xét về lời kể của một số em.
-GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận : Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp .
*Hoạt động cả lớp :
-GV đặt câu hỏi :Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần?.
-GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê;hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê .Có lúc ,vua Trần cũng trông nom việc đắp đê .
*Hoạt động cặp đôi:
-GV cho HS đọc SGK
-GV đặt câu hỏi :Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
-GV nhận xét ,kết luận :Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
*Hoạt động cả lớp :
Cho HS thảo luận theo câu hỏi :Ở địa phương em có sông gì ? Nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt ?
-GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
-GV : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
4.CỦNG CỐ :
-Cho HS đọc bài học trong SGK.
-Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
-Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
*Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần.Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn sức mạnh cho triều đại nhà Trần .
5 DẶN DÒ – NHẬN XÉT:
-Về nhà học bài và xem trước bài :“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
-Nhận xét tiết học .
-Cả lớp hát .
-4 HS ( 2 cặp HS) đọc và trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét .
-Cảnh mọi người đang đắp đê.
-HS nhắc lại.
-HS cả lớp thảo luận .
-Nông nghiệp.
-Chằng chịt có nhiều sông như:sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả…
-Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.
-Vài HS kể .
-HS nhận xét và bổ sung.
-HS tìm các sự kiện có trong bài .
-Mọi người đều phải tham gia đắp đê.
-Vua Trần cũng tham gia đắp đê…
-HS lên viết các sự kiện lên bảng.
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-HS đọc.
-HS thảo luận và trả lời
-Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển .
-HS khác nhận xét .
-HS cả lớp thảo luận và trả lời
-…Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều …
-Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn …Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
-HS khác nhận xét .
-3HS đọc bài.
-2 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp .
TIẾT 16: Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông -Nguyên
I.MỤC TIÊU :
-HS biết dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta.
-Quân dân nhà Trần :nam nữ,già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc .
-Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .
II.CHUẨN BỊ :
-Hình trong SGKphóng to .
-PHT của HS .
-Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ỔN ĐỊNH: Cho HS hát .
2.KTBC :
-Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
-Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
-GV nhận xét ghi điểm.
3.BÀI MỚI :
a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
-GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b.Phát triển bài :
GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
*Hoạt động cá nhân:
-GV cho HS đọc SGK từ “lúc đó…..sát thác.”
-GV phát PHT cho HS với nội dung sau:
+Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần … đừng lo”.
+Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “…”
+Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “… phơi ngoài nội cỏ … gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng”.
+Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “…”
-GV nhận xét , kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược .Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta .
*Hoạt động cả lớp :
-GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần … xâm lược nước ta nữa”.
-Cho cả lớp thảo luận :Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
*GV : Nhờ những mưu kế cao sâu mà ta đã lấy yếu địch mạnh , lấy ít thắng nhiều. Đó chính là nghệ thuật quân sự mà cha ông ta đã từng vận dụng làm nên ba lần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
-GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi: KC chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
-Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
*Hoạt đông cá nhân:
GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
-GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
4.CỦNG CỐ :
-Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
-Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên ?
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên từ lâu đã ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta những dấu son chói lọi. Cuộc đại thắng đó thể hiện ý chí đoàn kết, kiên quyết tiêu diệt giặc, thể hiện sức mạnh và tài thao lược của nhân dân ta.
5 NHẬN XÉT – DẶN DÒ:
-Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng cảu dân tộc ; chuẩn bị trước bài : “Nước ta cuối thời Trần”.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát.
-HS từng cặp hỏi đáp nhau trả lời.
-HS khác nhận xét .
-HS nhắc lại.
-HS đọc.
-HS điền vào chỗ chấm đúng câu nói, câu viết một số nhân vật thời nhà Trần
-… chưa rơi xuống đất,xin bệ hạ …
-…đánh
-Dẫu cho trăm thân này…
…nghìn xác này…
-Sát Thát.( giết giặc Mông Cổ)
-Dựa vào kết quả làm việc ở trên , HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần.
-HS nhận xét , bổ sung .
-1 HS đọc .
-Cả lớp thảo luận ,và trả lời
- Đúng .Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta,ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương ,vũ khí lương thảo của chúng sẽ ngày càng thiếu.
-Sau 3 lần thất bại, quân Mông- Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
-Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
-HS kể .
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp .
Tiết 17 : ÔN TẬP LỊCH SỬ
( CUỐI HỌC KÌ I )
b & a
Tiết 18: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỊCH SỬ
( CUỐI HỌC KÌ I )
b & a
Nhận xét của tổ trưởng
....................................................................
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Nhận xét của BGH
......................................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- LICH SU HKI.doc