Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 9 đến tuần 12

I.Mục đích – Yêu cầu :

 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:

 + Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước.

 + Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

 - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.

II.Đồ dùng dạy học

 -Hình trong SGK phóng to .

 -PHT của HS .

III.Hoạt động trên lớp :

 

doc22 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 9 đến tuần 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Đồng bằng Bắc Bộ”. -GV nhận xét tiết học . - Hát vui. -HS trả lời câu hỏi . -Cả lớp nhận xét, bổ sung . -HS điền tên vào lược đồ . -HS lên chỉ vị trí các dãy núi và cao nguyên trên bản đồ. -HS cả lớp nhận xét, bổû sung. -HS các nhóm thảo luận và điền vào bảng phụ . -Đại diện các nhóm lên trình bày -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS thi đua lên đính . -Cả lớp nhận xét. GIÁO VIÊN SOẠN KHỐI TRƯỞNG DUYỆT NGUYỄN VĂN TUẤN NGUYỄN VĂN CHIẾN BAN GIÁM HIỆU DUYỆT Thứ năm, ngày 04 tháng 11 năm 2010. Tuần 12 LỊCH SỬ CHÙA THỜI LÝù I.Mục đích – Yêu cầu : - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý. + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. + Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. II.Đồ dùng dạy học -Ảnh chụp phóng to chùa Dâu ,chùa Một Cột , tượng phật A- di –đà. -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.Ổn định: -GV cho HS hát . 2.KTBC : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. + Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì? +Khi Công Uẩn lên làm vua, Thăng Long được xây dựng như thế nào? -GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : GV cho HS quan sát ảnh tượng phật A-di-đà, ảnh một số ngôi chùa và giới thiệu bài. b.Phát triển bài : - GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật . (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ . Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta ) . * Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. (Hoạt động cả lớp) : -GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.” -GV đặt câu hỏi :Vì sao nói : “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên phát triển nhất ?” -GV nhận xét kết luận : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. * Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý (Hoạt động nhóm) : GV phát PHT cho HS -GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý . Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân , HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng : +Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £ +Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ +Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ +Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £ -GV nhận xét, kết luận. * Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân (Hoạt động cá nhân) : -GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà (Trên ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. -GV nhận xét và kết luận. 4.Củng cố - Dặn dò: -Cho HS đọc khung bài học. -Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? -Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? -GV nhận xét, đánh giá. -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. -Nhận xét tiết học. -Cả lớp hát . -HS trả lời . + Được lên làm vua tên nước là Đại Việt. + Thăng Long có nhiều lâu ngày một đông. -HS khác nhận xét . -HS lắng nghe. -HS đọc. -Dựa vào nội dung SGK ,HS thảo luận và đi đến thống nhất : Nhiều vua đã từng theo đạo Phật . Nhân dân theo đạo Phật rất đông . Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa . -HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. -Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. -Hs mô tả lại -3 HS đọc. -HS trả lời. Thứ sáu, ngày 05 tháng 11 năm 2010. ĐỊA LÍ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I.Mục đích – Yêu cầu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi, của đồng bằng Bắc Bộ : + Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta. + Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường biển. + Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ) tự nhên Việt Nam. - Chỉ một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ) : Sông Hồng và sông Thái Bình. * HS khá giỏi : + Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng Bắc Bộ : đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước. + Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ. II.Đồ dùng dạy học -Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông (sưu tầm) III.Hoạt động trên lớp : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu đặc điểm thiên nhiên ở HLS . -Nêu đặc điểm thiên nhiên ở Tây Nguyên. -Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ. GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc : *Hoạt động cả lớp : - GV treo BĐ Địa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ .Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK . -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ . -GV chỉ BĐ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển . *Hoạt động cá nhân : GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau : +Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên ? +Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ? +Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì ? -GV cho HS lên chỉ BĐ địa lí VN về vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ . 2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ : * Hoạt động cả lớp: -GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (quan sát hình 1) của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên BĐ sông Hồng và sông Thái Bình. -GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý :Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng ? -GV chỉ trên BĐ VN sông Hồng và sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ TQ, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa ,có nhánh đổ ra sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc: vì có nhiều phù sa nên sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông : sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa . -GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi: Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào ? +Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm ? +Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào ? -GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ (nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân ) *Hoạt động nhóm : Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý: +Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ? +Hệ thống đê ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? +Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất ? -GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp ĐB. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở ĐB Bắc Bộ . 4.Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS đọc phần bài học trong khung. -ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên? -Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ . +GV yêu cầu HS lên chỉ BĐ và mô tả về ĐB sông Hồng, về sông ngòi và hệ thống đê ven sông hoặc nối các mũi tên vào sơ đồ nói về quan hệ giữa khí hậu, sông ngòi và hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân ĐB Bắc Bộ . VD: Mùa hạ mưa nhiều à nước sông dâng lên nhanhà gây lũ lụt à đắp đê ngăn lũ . -Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: “Người dân ở ĐB Bắc Bộ”. -Nhận xét tiết học . -HS hát . -HS trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ . -HS lên bảng chỉ BĐ. -HS lắng nghe. -HS trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét . -HS lên chỉ và mô tả . -HS quan sát và lên chỉ vào BĐ . -Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ . -HS lắng nghe . -Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng . -Mùa hạ . -Nước các sông dâng cao gây lũ lụt . -HS thảo luận và trình bày kết quả . +Ngăn lũ lụt . +Hệ thống đê tưới tiêu cho đồng ruộng. -3 HS đọc . -HS trả lời câu hỏi . GIÁO VIÊN SOẠN KHỐI TRƯỞNG DUYỆT NGUYỄN VĂN TUẤN NGUYỄN VĂN CHIẾN

File đính kèm:

  • docSU - DIA 9- 12.doc
Giáo án liên quan