I) Mục đích ¬- Yêu cầu :
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế.
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
II ) Đồ dùng dạy- học.
- GV: Bản đồ hành chính VN
-Tranh ảnh một số địa điểm du lịch công trình kiến trúc mang dấu tích lịch sử Huế
- HS: SGK, vở ghi
III ) Các hoạt động dạy- học
16 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 969 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 29 đến tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảo lớn như Cái Bầu ,Cát Bà là nơi có đông dân cư,nghề đánh cá khá phát triển .Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
-Miền trung có đường bờ biển dài ven biển có một số đảo nhỏ như Lý Sơn (Quảng Ngãi),Phú Quý (Bình Thuận)và có một số đảo đá có tổ yến phát triển nghề khai thác tổ yến .Ngoài khơi xa có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa,Trường Sa
-Biển phía nam và tây nam có một số đảo lớn hơn cả là Côn Đảo và đảo Phú Quốc,quần đảo Thổ Chu.Người dân trên đảo làm nghề trồng trọt,đánh bắt và chế biến hải sản nà phát triển du lịch
-Đại diện các nhóm trình bày
-Hs nhận xét
-1Hs mô tả lại toàn bộ vùng biển
-Hs đọc bài học - 3 em mỗi em 1 phần
Thứ năm, ngày 07 tháng 04 năm 2011.
LỊCH SỬ:
Tiết 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I) Mục đích - Yêu cầu :
- Nêu được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn :
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị :
+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội ( với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc.)
+ Ban hành Bộ Luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo đối với kẻ chống đối.
II ) Đồ dùng dạy- học.
- GV: SGk + giáo án
- HS: SGK, vở ghi
III ) Các hoạt động dạy- học
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1 - Ổn định ;
2 - KTBC
-Quang Trung đã có những chính sách gì để nhằm phát triển KT và văn hoá?
- Nhận xét ghi điểm
3 Bài mới
a-Giới thiệu- ghi đầu bài
Sau bài 26 chúng ta đã biết năm 1792vua Quang Trung vị vua anh minh của triều Tây Sơn đã ra đi khi công cuộc cải cách , xây dựng đất nước đang thuận lợi để lại cho ND niềm thương tiếc vô hạn. Quang Trung mất tàn dư họ Nguyễn đã lật đổ Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này
b. Nội dung bài
*, Hoàn cảnh ra dời của nhà Nguyễn.
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Gv giới thiệu thêm về Nguyễn ánh.
-Sau khi lên ngôi hoàng đế Nguyễn Ánh đã làm gì? Từ 1802-1858 triều Nguyễn đã trải qua bao nhiêu đời vua?
-G giảng- chuyển ý.
*, Sự thống trị của nhà Nguyễn.
-Những sự kiện nào chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai?
-Tổ chức quân đội nhà Nguyễn ntn?
- Để cai trị đất nước nhà Nguyễn ra thảo ra bộ luật gì?
-Nêu 1 số nội dung trong bộ luật nói trên?
-Một số điều luật trong bộ luật nói lên điều gì?
-Với cách thống trị của nhà Nguyễn như vậy cuộc sống của nhân dân ta sẽ ra sao?
-Gv giới thiệu thêm cuộc sống của người dân dưới thời Nguyễn.
* Bài học
4. Củng cố - dặn dò
- Ngay từ khi mới nắm quyền cai trị đất nước , các triều Nguyễn đã chú trọng vào việc củng cố quyền lợi dòng họ, giữ gìn ngai vàng không quan tâm đến đời sống ND đi ngược với quyền lợi của ND . Vì thế ND vô cùng căm khẫn. Triều NGuyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát vui.
- 2 em
- Vài hs nhắc lại tựa bài.
-1 Hs đọc từ đầu- Tự Đức cả lớp đọc thầm và trả lời.
-Sau khi vua Quang Trung mất, triều TS suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyên ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà TS và lập ra nhà Nguyễn.
-Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế chọn Phú Xuân (Huế) làm nơi đóng đô và lấy niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802-1858 Nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
-Hs đọc phần còn lại
-Các vua triều Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu.
+Bỏ chức tể tướng tự mình điều hành, mọi việc hệ trọng từ trung ương đến địa phương
+Mọi việc đều do vua quyết định.
-Gồm nhiều thứ quân là: bộ binh, thuỷ binh, tượng binh
+Nhà Nguyễn cho XD Các trạm ngựa nối liền từ cực bắc đến cực nam của đất nước.
-Để cai trị đất nước nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc.
-Không được tự tiện vào thành, qua cửa phải xuống ngựa, Không được phóng tên, ném đá vào thành
+Nếu vua không cho phép khi gặp riêng vua phải bịt mắt bằng băng đen.
+Ai vi phạm các điều luật phải chịu những hình phạt rất tàn bạo xẻo thịt cho chết dần, chém cổ bêu đầu hoặc đánh bằng roi.
-Nói lên sự cai trị hà khắc cảu nhà Nguyễn. Và để bảo vệ ngai vàng của mình
-Cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.
-Hs đọc bài học.
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Tiết 5: ĐỊA LÍ:
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
A. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng:
- Biết được vùng biển nước ta có dầu khí, cát trắng và nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị như: tôm hùm, bào ngư
- Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiênViệt Nam các vùng khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản ở nước ta.
- Nêu đúng trình tự các công việc trong quá trình khai thác và sử dụng hải sản
- Biết đựơc 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản, ô nhiễm môi trường biển và 1 số biện pháp khắc phục
- Có ý thức giữ gìn môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát
B. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam+ 1 số tranh ảnh về hoạt động khai thác khoáng sản ở vùng biển Việt Nam
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I - Ổn đinh tổ chức
II- KTBC:
- Nêu những giá trị , sản phẩm mà biển Đông mang lại cho nước ta?
- Nhận xét - ghi điểm
III - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Với những đặc điểm và những ưu đãi mà biển Đông đem lại, chúng ta sẽ có những hoạt động gì để khai thác những nguồn tài nguyên quý giá ấy?để tìm hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ học bài ngày hôm nay.
2. Nội dung bài
a. Khai thác khoáng sản
- Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
- Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam ? ở đâu? Dùng để làm gì?
- Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác khoáng sản đó?
* GV: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu
b. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
- YC Các nhóm dựa vào tranh và bản đồ, SGk trả lời câu hỏi
- Nêu những dẫn chứng cho thấy biển nước ta rất phong phú về hải sản?
- Hoạt động đánh bắt và khai thác hải sản nước ta diễn ra như thế nào? ở những địa điểm nào?
- Nêu 1 vài nguyên nhaâ làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển?
- Hãy nêu biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản nước ta?
*GV: chốt
IV. Củng cố - dặn dò
- Đọc bài học
- Về nhà học baàivà chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- 2 em thực hiệnYC
* HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
- Dầu khí, cát trắng
- Dầu khí ở thềm lục địa ven biển gần Côn Đảo dùng làm xăng dầu, khí đốt, nhiên liệu
+ Cát trắng: Ven biển Khánh Hoà và 1 số đảo Quảng Ninh dùng trong công nghiệp thuỷ tinh
- HS lên bảng chỉ bàn đồ vị trí khoáng sản
- Có rất nhiều loại cá , tôm ,mực, bào ngư, ba ba, đồi mồi, sò, ốc,
- Diễn ra khẵp vùng biển kể từ Bắc vào Nam, nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Quảng Ngãi đễn Kiên Giang
- đánh bắt cá bằng mìn , điện , vứt rác thải xuống biển , làm tràn dầu khí chở dầu trên biển
- Giữ vệ sinh bảo vệ môi trường biển , không vứt rác xuống biển, đánh bắt khai thác đúng quy trình hợp lý
Tiết 3: LỊCH SỬ: KINH THÀNH HUẾ
A. Mục tiêu: H biết
-Sơ lược về quá trình xây dựng: Sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế
-Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
B. Đồ dùng dạy học.
- GV: SGk + giáo án- sưu tầm tranh ảnh lăng tẩm cung điện ở Huế.
- HS: SGk, vở ghi
C. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định tổ chức
II - KTBC
-Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Những sự kiện nào chứng tỏ các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành?
- Nhận xét ghi điểm
III - Bài mới
1 -Giới thiệu- ghi đầu bài.
- Treo tranh minh hoạ
- Hình chụp di tích lịch sử nào?
- GV treo bản đồ
GT: Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn nhà Nuyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành 1 kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này.
2. Nội dung bài
a. Quá trình xây dựng hình thành Huế.
-Hãy mô tả quá trình XD kình thành Huế.
-G giảng- chốt lại.
-Chuyển ý.
b.Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- YC HS trưng bày các tranh ảnh tư liệu về kinh thành Huế
-Hãy mô tả lại vẻ đẹp của kinh thành Huế?
-G giảng.
-Ngày nay Huế có gì khác so với thời xưa?
-G chốt lại
* Bài học
IV. Củng cố- dặn dò
-Ngày 11-12-1993 quần thể di tích cố đô Huế được UNES CO công nhận là di sản VH thế giới.
- Về nhà tìm hiẻu thêm về kinh thành Huế
- Chuẩn bị bài sau: Tổng kết - ôn tập
Nhận xét tiết học
3 em thực hiện YC
- HS quan sát tranh
- Hình chụp ở Ngọ Mổntong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế
- HS xác định vị trí Huế
-1 H đọc từ đầu- đẹp nhất nước ta thời đó. Cả lớp đọc thầm.
-H thảo luận và mô tả
-Đại diện các nhóm mô tả.
-H nhận xét.
-Nhà Nguyễn huy động hàng vạn dân và lính phục vụ XD kinh thành Huế. Các vật liệu như đá, vôi, gạch ngói từ mọi miền đất nước được đưa về đây. Sau 33 năm XD và tu bổ nhiều lần. Một toà thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương. Đây là 1 toà thành đẹp nhất nước ta thời đó.
-H đọc phần còn lại kết hợp với tranh ảnh.
- Trưng bày theo nhóm
-Thành có 10 cửa chính. Bên trái cửa thành xây các vọng gác có mái cuốn cong hình chim phượng
-Nằm giữa kinh thành Huế là hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng Thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu trảy bắc qua hồ dần đến điện thái hoà nguy nga tráng lệ.
-Ngoài ra các vua Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuân viên rộng cây cối xanh tươi bao quanh các công trình kiến trúc.
-Kinh thành huế ngày nay không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn còn những dấu tích của 1 công trình sáng tạo và tài hoa của nhân dân ta.
-H đọc bài học.
File đính kèm:
- SU DIA 29 32.doc