I. Mục tiêu:
-KT:Biết vào thời Hậu Lê, nhà vua có quyền uy tuyệt đối, nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ: soạn thảo Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước.
-KN: Nắm được nội dung cơ bản của luật Hồng Đức.
-Trân trọng những giá trị lịch sử
II. Chuẩn bị:
Sơ đồ về nhà nước thời Hậu lê ( để gắn lên bảng).
Một số điểm của bộ luật Hồng Đức; PHT của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
-KT:Biết vào thời Hậu Lê, nhà vua có quyền uy tuyệt đối, nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ: soạn thảo Bộ luật Hồng Đức, vẽ bản đồ đất nước.
-KN: Nắm được nội dung cơ bản của luật Hồng Đức.
-Trân trọng những giá trị lịch sử
II. Chuẩn bị:
Sơ đồ về nhà nước thời Hậu lê ( để gắn lên bảng).
Một số điểm của bộ luật Hồng Đức; PHT của HS.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
1p
13-15p
10-12p
4p
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
- Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?
- Nêu ý nghĩa của trận Chi lăng?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phát triển bài:
*Sự ra đời của nhà Hậu Lê:
-Tháng 4- 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt. Nhà Lê trải qua một số đời vua. Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông (1460- 1497).
*Hoạt động nhóm:
- GV phát PHT cho HS.
+ Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
- Việc quản lý đất nước thời Hậu lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ. (GV treo sơ đồ lên bảng)
- GV nhận xét, kết luận.
*Bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức:
- GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh: Đây là công cụ để quản lí đất nước.
- GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK). HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định:
+ Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai?
+ Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
+ Em có biết vì sao bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là Hồng Đức?
4. Củng cố - Dặn dò:
-Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
-Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức.
*Nhà Lê lên ngôi và quan tâm đến việc quản lí đất nước. Chính vì vậy mà nước Đại Việt thời vua Lê đã phát triển đến đỉnh cao của sự phát triển của nhà nước PK Việt Nam. Nhắc đến thời nhà Lê mỗi người dân Việt Nam đều tự hào về chặng đường phát triển vẻ vang đó của dân tộc.
-Dặn học bài và chuẩn bị trước bài: Trường học thời Hậu Lê.
- Nhận xét tiết học.
-Hát khởi động.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý.
- HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra.
+ Nhà Hậu Lê ra đời năm 1428, lấy tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.
+ Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra.
+ Việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
-Tính tập quyền rất cao. Vua là con trời (Thiên tử) có quyền tối cao, trực tiếp chỉ huy quân đội.
- HS trả lời cá nhân./ HS cả lớp nhận xét.
+Vua, quan lại, địa chủ, chủ quyền quốc gia.
+Khuyến khích phát triể kinh tế, giữ gìn truyền thống, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ.
+Bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông với niên hiệu là Hồng Đức.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
HS cả lớp theo dõi.
Theo dõi, ghi bài.
Địa lý: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
I.Mục tiêu:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình by một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngịi, knh rạch, nh cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần ao bà ba và chiếc khăn rằn.
II.Chuẩn bị:
- BĐ phân bố dân cư VN.
- Tranh, ảnh về nhà ở, làmg quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐB Nam Bộ (HS sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
1p
13-15p
10-12p
4p
1.Ổn định:
Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
2.KTBC :
-ĐB Nam Bộ do phù sa sông nào bồi đắp nên?
-Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Nhà cửa của người dân:
+Người dân sống ở ĐB Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
+Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì
*Hoạt động nhóm:
- Cho HS các nhóm quan sát hình 1 và cho biết: nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?
-Cho HS xem tranh, ảnh các ngôi nhà kiểu mới kiên cố, khang trang, được xây bằng gạch, xi măng, đổ mái bằng hoặc lợp ngói để thấy sự thay đổi trong việc xây dựng nhà ở của người dân nơi đây. Nếu không có tranh, ảnh GV mô tả thêm về sự thay đổi này: đường bộ được xây dựng, các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều, nhà ở có điện, nước sạch, ti vi...
2/.Trang phục và lễ hội :
* Hoạt động nhóm:
-GV cho các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
+Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
+Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
+Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
+Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
4.Củng cố - Dặn dò:
-Kể tên các dân tộc chủ yếu và một số lễ hội nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ.
-Nhà ở của người dân Nam Bộ có đặc điểm gì ?
-Nhận xét tiết học .
-Xem lại bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
Các tổ tự kiểm tra.
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động cả lớp, dựa vào SGK và bản đồ để trả lời.
+Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
+Dọc theo các sông ngòi, kênh, rạch .Tiện việc đi lại .
+Xuồng, ghe.
-Các nhóm quan sát và trả lời .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận và đại diện trả lời .
+Quần áo bà ba và khăn rằn.
+Để cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
+Đua ghe ngo
+Hội Bà Chúa Xứ ,hội xuân núi Bà ,lễ cúng trăng, lễ tế thần cá Ông(cá voi)
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời câu hỏi .
-Theo dõi, ghi bài.
File đính kèm:
- S-D 4 Tuan 21.doc