I. Mục tiêu :
- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Nêu lại một cách hệ thống những đặc điểm chính, tiêu biểu về thiên nhiên,địa hinh khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc bộ và Tây Nguyên.
- Có ý thức yêu quý, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Giấy khô to, bảng phụ, sơ đồ và bút dạ.
III. Hoạt động dạy và học :
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 11 - Ôn tập giữa học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ) : sông Hồng, sông Thái Bình.
- Hs khá giỏi :
+ Dựa vào ảnh sgk, mô tả đồng bằng Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và mương dẫn nước.
+ Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, lược đồ miền Bắc, hoặc đồng bằng Bắc bộ.
- Lược đồ vùng đồng bằng Bắc bộ, tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ.
- Giấy khô to, bảng phụ, sơ đồ và bút dạ.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
- Gv nhận xét nhắc nhở tiết ôn tập tuần 11
C. Bài mới :
- Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu vùng đất của tổ quốc Việt Nam. Đó là đồng bằng Bắc bộ.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Tìm hiểu bài :
* Vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc bộ :
- Gv treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Gv chỉ vào bản đồ và giới thiệu cho hs biết đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc bộ : Hình tam giác với đỉnh Việt trì, cạnh là đường bờ biển kéo dài từ Quảng Yên xuống tận Ninh Bình.
- Yêu cầu hs lên bảng chỉ và nêu lại đặc điểm
- Gv phát lược đồ cho hs, yêu cầu hs xác định vùng đồng bằng Bắc bộ và tô màu.
- Hết thời gian gọi hs dán lên bảng
- Gv chọn 2 bài đẹp, đúng truyên dương và gợi ý cho hs nhắc lại hình dạng của đồng bằng Bắc bộ
* Sự hình thành diện tích, địa hình đồng bằng Bắc bộ :
- Gv treo bảng phụ ghi các nội dung câu hỏi
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi và trả lời
1. Đồng bằng Bắc bộ do sông nào bồi đắp nên? Hình dáng như thế nào?
2. Đồng bằng Bắc bộ có diện tích lớn thứ nấy trong các đồng bằng ở nước ta? Diện tích là bao nhiêu?
- Gv nhận xét kết luận
* Tìm hiểu hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Bắc bộ :
- Gv treo bản đồ, lược đồ đồng bằng Bắc bộ lên bảng
- Yêu cầu hs quan sát ghi vào phiếu tên những con sông ở đồng bằng Bắc bộ
- Yêu cầu hs thi kể tên các con sông ở đồng bằng Bắc bộ
- Yêu cầu hs lên bảng chỉ các con sông trên lược đồ
- Gv nhận xét kết luận
+ Nhìn bản đồ em thấy sông Hồng bắt nguồn từ đâu?
+ Tại sao có tên là sông Hồng?
+ Sông Thái Bình do sông nào hợp thành?
- Gv nhận xét giảng thêm 2 con sông
* Hệ thống đê ngăn lũ ở đồng bằng Bắc bộ :
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi và trả lời
+ Đồng bằng Bắc bộ mùa nào thường mưa nhiều?
+ Mùa hè mưa nhiều nước ở các sông như thế nào?
+ Người dân ở đồng bằng Bắc bộ đã làm gì để hạn chế tác hại của lũ lụt?
- Gv nhận xét chốt ý
Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc bộ
→ Tác dụng : ngăn lũ lụt
→ Vị trí : 2 bên bờ sông
→ Đặc điểm : dài, cao, vững chắc
- Gọi hs đọc lại sơ đồ hoàn chỉnh
- Gv treo hình 1, 2 sgk và giới thiệu về hệ thống đê ở đồng bằng Bắc bộ.
+ Để bảo vệ đê điều, nhân dân đồng bằng Bắc bộ phải làm gì?
+ Người dân ở đây đã làm gì để tưới nước cho đồng ruộng?
- Gv nhận xét chốt ý
D. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ sgk
- Dặn hs về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau : sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ.
- Gv nhận xét tiết học
Hát
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Hs thực hiện
Hs thực hiện
Hs trình bày
Hs lắng nghe
Hs quan sát
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs thi kể tên
Hs lên bảng chỉ
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
1 hs đọc sơ đồ
Hs lắng nghe
Hs trả lời nhận xét
Hs trả lời nhận xét
Hs lắng nghe
3 hs nêu nội dung
Hs lắng nghe
Thöù saùu ngaøy 20 thaùng 11 naêm 2009
Môn : LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa Lý
Tuần 13 tiết 13
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu :
- Biết đồng bằng Bắc bộ là nơi tập trung đông đúc nhất cả nước. Người dân sống chủ yếu ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc bộ :
+ Nhà được xây dựng chắc chắn, xung qưanh có sân, vườn, ao ...
+ Trang phục truyền thống của Nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen, của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
- Hs khá giỏi : Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân ở đồng bằng Bắc bộ là để trành gió, bão nhà được dựng vững chắc.
II. Đồ dùng :
- Hình 2, 3, 4 sgk và tranh ảnh gv và hs sưu tầm.
- Giấy khô to, bảng phụ, và bút dạ.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ
- Gv nhận xét ghi điểm
C. Bài mới :
- Giới thiệu bài : Gv nêu mục tiêu tiết học.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Tìm hiểu bài :
* Người dân vùng đồng bằng Bắc bộ :
- Yêu cầu hs đọc khổ 1, 2 sgk và trả lời
- Gv đưa ra bảng mẫu sau
Thông tin
Đúng hay sai
Sửa lại
1.Con người sinh sống ở đồng bằng Bắc bộ chưa lâu.
2. Dân cư ở đồng bằng Bắc bộ đông thứ 3 cả nước
3. Người dân ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người Kinh
Sai
Sai
Đúng
Sống từ lâu đời
Đông đúc nhất cả nước
- Gv theo dõi giúp đỡ hs
- Gv nhận xét kết luận : Người dân ở đồng bằng Bắc bộ chủ yếu là người Kinh. Họ sống ở đây rất lâu đời. Dân cư đông đúc nhất cả nước.
- Gv giới thiệu một số tranh ảnh về người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
* Cách sinh sống của người dân đồng bằng Bắc bộ :
- Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời
+ Em hãy kể nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc bộ?
- Gv nhận xét kết luận tuyên dương
* Trang phục,lễ hội của người dân đồng bằng Bắc bộ :
- Gv giới thiệu một số lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc bộ
+ Lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ được tổ chức vào các thời gian nào?
+ Tổ chức lễ hội nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội trang phục như thế nào?
+ Trong lễ hội có các hoạt động nào?
- Gv nhận xét kết luận, nhấn mạnh các ý trên
* Giới thiệu về lễ hội :
- Yêu cầu hs nêu tên một số lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ đã sưu tầm
- Gv nhận xét tuyên dương
- Gv giới thiệu một số lễ hội :
+ Hội Lim ở Bắc Ninh ngày 11 tháng giêng
+ Hội Cổ Loa ở Đông Anh (Hà Nội) ngày mòng 6 tết âm lịch
+ Hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội)
D. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét – Giáo dục hs
- Dặn hs về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau : sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc bộ.
- Gv nhận xét tiết học
Hát
3 hs nêu ghi nhớ
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs quan sát
Hs lắng nghe
Hs theo dõi
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời
Hs nhận xét
Hs theo dõi
Hstrả lời nhận xét
Hstrả lời nhận xét
Hstrả lời nhận xét
Hstrả lời nhận xét
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
3 hs nêu nội dung
Hs lắng nghe
Thöù saùu ngaøy 27 thaùng 11 naêm 2009
Môn : LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ
Phân môn : Địa Lý
Tuần 14 tiết 14
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc bộ :
+ Trồng lúa, là vựa lúa thứ hai của đất nước.
+ Trồng nhiếu ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều rau xứ lạnh.
+ Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh (tháng 1, 2, 3 nhiệt độ là 20ºC. Từ đó biết được đồng bằng Bắc bộ có mùa đông.
- Hs khá giỏi :
+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc bộ (là vựa lúa thứ hai của đất nước) : đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
II. Đồ dùng :
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Ổn định :
B. Kiểm tra :
- Gọi hs kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc bộ
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ
- Gv nhận xét ghi điểm
C. Bài mới :
- Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động trồng trọt chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc bộ.
- Gv ghi tựa bài lên bảng
* Tìm hiểu bài :
* Vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước :
- Yêu cầu hs dựa vào sgk và tranh ảnh thảo luận cặp đôi trả lời
+ Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước?
+ Để có được hạt gạo ngon người nông dân đã phải làm gì?
- Hết thời gian gọi hs trình bày
- Gv nhận xét kết luận
- Yêu cầu hs quan sát hình 1→8 sgk kể các công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo (hs giỏi)
- Gv nhận xét kết luận tuyên dương
- Yêu cầu hs nêu tên các cây trồng vật nuôi của đồng bằng Bắc bộ
- Gv nêu : Do ở đây có sẳn nhiều nguồn thức ăn như : lúa gạo, ngô
* Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh :
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm và báo cáo nhận xét lẫn nhau
* Nội dung thảo luận :
+ Mùa đông ở đồng bằng Bắc bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? (dài từ 3 – 4 tháng. Khi đó nhiệt độ giảm nhanh mỗi khi có đợt gió mùa đông bắc về)
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? (Thuận lợi : trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách. Khó khăn : nếu rét quá thì lúa và một số cây trồng bị chết)
+ Em hãy tên một số rau quả xứ lạnh trồng ở đồng bằng Bắc bộ? (rau cải, bắp cải, xúp lơ, su hào, xà lách, cà rốt)
- Gv nhận xét kết luận và giải thích thêm về gió mùa đông bắc.
- Yêu cầu hs đọc bảng số liệu sgk và trả lời
+ Ở Hà Nội có mấy tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC? Đó là những tháng nào? (tháng 1, 2, 12)
D. Củng cố - Dặn dò :
- Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ sgk
- Gv nhận xét – Giáo dục hs
- Dặn hs về nhà học bài – Chuẩn bị bài sau
- Gv nhận xét tiết học
Hát
1 hs kể tên
2 hs nêu ghi nhớ
Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs nêu tựa bài
Thực hiện yêu cầu
Hs trình bày
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Hs thực hiện
Hs nhận xét
Thực hiện yêu cầu
Hs lắng nghe
Thực hiện yêu cầu
Hs trả lời nhận xét
3 hs nêu nội dung
Hs lắng nghe
File đính kèm:
- Dia ly 4 tuan 1114 CKTKN.doc