I.Mục đích – Yêu cầu :
- Biết môn Lịch sử & Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đồ dùng dạy học :
-Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
-Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III.Hoạt động trên lớp :
27 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử, Địa lý - Tuần 1 - Trường Tiểu học Bình Phú C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ?
+Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè.
-GV cho HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi .
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
3/.Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp:
* Hoạt động cả lớp:
GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc .
-Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống , đồi trọc ?
+Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ?
-GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây : Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng ; cần phải bảo vệ rừng , trồng thêm rừng ở nơi đất trống .
4.Củng cố - Dặn dò:
-Cho HS đọc bài trong SGK .
-Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ .
-Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ .
-Dặn bài tiết sau :Tây Nguyên .
-Nhận xét tiết học .
- Hát vui.
-HS cả lớp .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
- Nhắc lại tựa bài vài lần.
-HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh .
-HS trả lời .
-HS nhận xét ,bổ sung.
-HS lên chỉ BĐ .
-HS thảo luận nhóm .
-HS đại diện nhóm trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét ,bổ sung.
+ vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi ,
-HS lắng nghe .
-2 HS đọc bài .
-HS trả lời .
-HS cả lớp .
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
TRẦN HỮU QUÂN
Thứ tư, ngày 20 tháng 09 năm 2012.
Tuần 6
LỊCH SỬ
Bài : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
(NĂM 40)
I.Mục đích – Yêu cầu :
-Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa ):
+ Nguyên nhân khởi nghĩa : Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà).
+ Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa..Nghĩa quân làm chủ Mê Linh chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
-Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa .
-Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ .
II.Đồ dùng dạy học :
-Hình trong SGK phóng to .
-Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng .
-PHT của HS .
III.Hoạt động trên lớp :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
-Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào ?
-Cho 2 HS lên điền tên các cuộc kn vào bảng.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu : ghi tựa
b.Tìm hiểu bài :
*Hoạt động nhóm :
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà”.
-Trước khi thảo luận GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ .
+Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
-GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận :
Khi tìm nguyên nhân của cuộc KN hai Bà Trưng, có 2 ý kiến :
+Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định .
+Do Thi Sách, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại .
Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
-GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc : việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc KN nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai Bà .
*Hoạt động cá nhân :
Trước khi yêu cầu HS làm việc cá nhân , GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS : Cuộc KN hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc kn .
-GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn trên lược đồ .
-GV nhận xét và kết luận .
*Hoạt động cả lớp :
-GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK , hỏi:
+Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
-Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
-GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất : Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập . Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm .
4.Củng cố- Dặn dò:
-Cho HS đọc phần bài học .
-Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc KN của Hai Bà Trưng ?
-Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ?
-GV nhận xét , kết luận .
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà học bài và xem trước bài : “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo”
- Hát vui.
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung .
- Nhắc lại tựa bài vài lần.
-HS đọc ,cả lớp theo dõi.
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:
+Vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán ,vì lòng yêu nước căm thù giặc ,vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc kn .
-HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày .
-HS trả lời.
+Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ ,lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập
+Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm .
-3 HS đọc ghi nhớ .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
-HS cả lớp .
Thứ năm, ngày 21 tháng 09 năm 2012.
ĐỊA LÍ
Bài : TÂY NGUYÊN
I.Mục đích – Yêu cầu :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên :
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam : Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
-HS khá giỏi : nêu được đặc điểm của mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên .
II.Đồ dùng dạy học :
-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
-Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên .
III.Hoạt động trên lớp :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Dựa vào lược đồ hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ .
-Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào ?
GV nhận xét ,ghi diểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
1/.Tây Nguyên –xứ sở của các cao nguyên xếp tầng :
*Hoạt động cả lớp :
-GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau .
-GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 trong SGK.
-GV yêu cầu HS đọc tên các cao nguyên theo hướng Bắc xuống Nam .
-GV gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN treo tường và đọc tên các cao nguyên theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
*Hoạt động nhóm :
-GV chia lớp thành 4 nhóm , phát cho mỗi nhóm 1 tranh, ảnh và tư liệu về một cao nguyên .
-GV cho HS các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+Dựa vào bảng số liệu ở mục 1 trong SGK, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao
+Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên ( mà nhóm được phân công tìm hiểu ) .
-GV cho HS đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình kết hợp với tranh, ảnh .
-GV sửa chữa ,bổ sung giúp từng nhóm hoàn thiện phần trình bày .
2/.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt :mùa mưa và mùa khô :
* Hoạt động cá nhân :
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu trong SGK, từng HS trả lời các câu hỏi sau :
+Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ?Mùa khô vào những tháng nào ?
+Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào ?
-GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận .
4.Củng cố- Dặn dò:
-Cho HS đọc bài trong SGK .
-Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ.
-Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa
-Về chuẩn bị bài tiết sau : “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”.
-Nhận xét tiết học .
- Hát vui
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung .
- Nhắc lại tựa bài vài lần.
-HS chỉ vị trí các cao nguyên .
-HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự .
-HS lên bảng chỉ tên các cao nguyên .
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
+Nhóm 1: cao nguyên Đắc Lắc .
+Nhóm 2: cao nguyên Kon Tum .
+Nhóm 3: cao nguyên Di Linh .
+Nhóm 4: cao nguyên Lâm Đồng .
-HS các nhóm thảo luận .
-Đại diện HS các nhóm trình bày kết quả.
-HS dựa vào SGK trả lời .
-HS khác nhận xét.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp .
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
TRẦN HỮU QUÂN
File đính kèm:
- SU DIA 1.6.doc