TUẦN 31 – Tiết 31
ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS hiểu:
• Sông Ba Lai và sông Hàm Luông là 2 con sông chảy trọn vẹn trong địa phận tỉnh Bến Tre
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
• Bản đồ tỉnh Bến Tre.
• Quyển Địa chí Bến Tre
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
8 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử - Địa lý 5_Tuần 31, 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Ổn định
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu – ghi tựa
2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
* Mục tiêu: HS biết được đặc điểm về địa lý và khí hậu của tỉnh Bến Tre.
- GV giới thiệu đặc điểm về địa lý và khí hậu của tỉnh Bến Tre: Tỉnh Bến Tre có dáng hình gần như một tam giác cân, có trục tây bắc – đông nam, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông, có chiều dài khoảng 65km, hai cạnh hai bên là sông Tiền và sông Cổ Chiên.
Đất đai trong tỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao từ 1 – 2 m. Ở vùng đất giồng, cục bộ có nơi cao hơn địa hình chung quanh từ 3 – 5 m. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nối liền các con sông lớn: Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, không chỉ thuận cho giao thông thủy, mà còn tạo nên một tài nguyên nước dồi dào quanh năm cho nông nghiệp. Về mùa khô lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng thổi mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 27 0C .
Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, tạo nên 2 mùa rõ rệt: Mùa gió đông bắc là thời kì khô hạn, mùa gió tây nam là thời kì mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1250mm – 1500mm. Giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kì chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4.
Bến Tre nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.
3. Củng cố dặn dò:
- Về ôn lại các bài đã học chuẩn bài ôn tập cuối năm.
- Nhận xét:
- HS lắng nghe.
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 31 - Tiết 31 Ngày dạy: 15.4.2009
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT LỊCH SỬ
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1882 - 1888)
I.MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tư liệu về cụ Nguyễn Đình Chiểu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
5ph
27ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài cũ:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu – ghi tựa
3.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: HS nhớ được vài nét tiêu biểu về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình chiểu.
- GV giới thiệu về tiểu sử và sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu
+ Nguyễn Đình Chiểu, tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai sinh ngài 1.7.1822 tại làng Tân T hới, huyện Bình Dương tỉnh Gia Định, nay thuộc phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM. Thân sinh nhà thơ là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên làm thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.
Năm 1843, ông đổ tú tài ở trường Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi năm Kỉ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở về quê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.
Về Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, ông dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Chính trong thời gian này ông đã sáng tác truyện thơ đầu tiên Lục Vân Tiên. Tác phẩm này đề cập tới vấn đề đạo nghĩa ở đời. Trong thời gian này ông được người học trò gã người em gái của mình là Lê Thị Điền..
Ngày 17.2.1858, giặc Pháp chiếm Gia Định, ông cùng gia đình chạy về quê vợ ở cần Giuộc, tại đây ông sáng tác áng văn bất hủ Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Khi 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóng của giặc, Ông cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây ông tiếp tục dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến. Khi nghe tin Trương Định hy sinh (19.8.1864) nhà thơ xúc động viết bài Văn tế và 12 bài thơ liên hoàn điếu người anh hùng. Cũng trong thời gian này, ông sáng tác nhiều thơ văn bi tráng nhất, thương tiếc những bạn bè, đồng chí đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc. Nổi bật nhất là thiên hùng bút Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh. Tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp được viết vào giai đoạn cuối đời với một niềm tâm sự sâu lắng, xót xa hơn trước cảnh đất nước bị chia cắt nhưng không hề tuyệt vọng.
Bến Tre không phải là nơi sinh ra của nhà thơ, nhưng lại là nơi vĩnh viễn được ông chọn để sống, hoạt động trong suốt 26 năm đầy biến cố và đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Ngày đưa đám tang ông, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của học trò, bạn bè, con cháuHọ mến mộ, cảm phục một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn
Hơn một phần tư thế kỉ, sống trên đất Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nhân dân nơi đây một ảnh hưởng to lớn và một di sản tinh thần vô cùng quí báu, góp phần tạo nên truyền thống kiên cường, bất khuất của một vùng đất anh hùng. Thơ văn của ông đã thấm sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ con người Bến Tre và ngưng đọng lại ở đó, biến thành một sức mạnh vật chất giúp họ có thể chiến thắng được mọi gian nguy, thử thách gay go và khóc liệt nhất.
- GV giới thiệu tranh khu mộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ở Ba Tri.
3. Củng cố dặn dò:
- Hãy nêu ngày tháng năm sinh, nơi sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- Ông có những sáng tác nổi bật nào?
- Nhận xét:
- 2 HS lần lượt trả lời các
câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS trả lời.
* Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
TUẦN 32 - Tiết 32 Ngày dạy: 22.4.2009
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
GIỚI THIỆU VỀ TƯỢNG ĐÀI GIAO BƯU
I.MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
Ngày 2.6.1962 Trung Ương cục miền Nam ra quyết định chính thức thành lập ngành Giao bưu vận miền Nam.
Trạm giao bưu ở ấp Phú Mỹ xã Phú Túc là trạm giao bưu đầu cầu Liên tỉnh Bến Tre – Mỹ Tho (B5) đã đưa đón hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ, chuyển giao hàng ngàn tấn hàng chiến lược về miền Trung và Tây Nam Bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tư liệu về Giao bưu vận ở Bến Tre.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1ph
32ph
2ph
1. Ổn định
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu – ghi tựa
2.2 Nội dung
* Hoạt động 1: Thăm Tượng đài Giao Bưu
Mục tiêu: HS biết được Trạm giao bưu ở ấp Phú Mỹ xã Phú Túc là trạm giao bưu đầu cầu Liên tỉnh Bến Tre – Mỹ Tho nằm trên đường hành lang chiến lược 1B.
- GV tổ chức cho HS đi thăm Tượng đài Giao Bưu nằm ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre.
- GV giới thiệu Giao Bưu vận Bến Tre thời chống Mỹ (1954 - 1975)
+ Ngày 2.6.1962 Trung Ương cục miền Nam ra quyết định chính thức thành lập ngành Giao bưu vận miền Nam. Chấp hành chỉ thị số 19/CTR ngày 20.6.1962 V/V xây dựng hệ thống giao bưu vận tỉnh Bến Tre.
+ Để đảm bảo cho sự lãnh đạo kịp thời của Tình ủy, đường dây giao liên bí mật và công khai, hợp pháp từ tỉnh đến huyện, xã,, cơ sở được thiết lập và kiện toàn.
+ Phục vụ cho đợt tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân, các đơn vị thuộc ngành giao bưu vận Bến Tre đã gấp rút chuyển hàng trăm tấn vũ khí đạn dược và đưa đón trên 32000 cán bộ, bộ đội, dân công trong suốt chiến dịch.
+ Trạm Giao bưu ấp Phú Mỹ xã Phú Túc là trạm Giao bưu đầu cầu liên tỉnh Bến tre – Mỹ Tho (B5) nằm trên đường hành lang chiến lược 1B. Trong những năm 1960 – 1975 đã đưa đón hàng vạn lượt cán bộ chiến sĩ, chuyển giao hàng ngàn tấn hàng chiến lược về miền Trung và Tây Nam Bộ.
- Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng trong 15 năm (1960 - 1975) thời chống Mỹ, ngành giao bưu vận Bến Tre đã chuyển hàng triệu công văn, thư từ, kiện hàng bưu chính , vận chuyển hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện phục vụ cho chiến tranh, đưa đón bảo vệ cho hàng chục vạn cán bộ qua lại trên hành lang của tỉnh. Toàn ngành có 1 291 cán bộ và chiến sĩ hi sinh.
- GV tổng kết: Có thể nói thành tích của ngành giao bưu vận tỉnh Bến Tre là một điểm son trong lịch sử chống xâm lược của nhân dân tỉnh nhà. Do đó, ngành giao bưu vận Bến Tre thời kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Chúng ta tự hào vì hôm nay chúng ta vinh dự được tiếp bước cha anh cùng xây dựng xã nhà thành xã văn hóa và nhiệm cụ của chúng ta là sẽ cố gắng học tập để tiếp tục xây dựng quê hương giàu đẹp hơn nữa.
3. Củng cố dặn dò:
- Cả lớp cùng chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên tượng đài.
- Nhận xét:
- HS tham quan
- Lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GIAO AN ĐIA PHUONG.doc