Giáo án Lịch sử - Bài: Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước

I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết

1.Kiến thức:

- Cách Mạng tháng Tám thành công, nước ta giành độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm muốn cướp nước ta một lần nữa.

- Ngày 19-12-1946, nhân dân toàn quốc kháng chiến.

- Nhân dân Hà Nội và toàn dân tộc quyết tâm đứng lên kháng chiến với tinh thần" thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".

2.Kỹ năng:

- Vận dụng kiến trong bài và hiểu biết để thuật lại tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Hà Nội và các địa phương khác trong những đầu kháng chiến.

3.Thái độ:

- Khâm phục tinh thần quả cảm của quân dân Thủ đô đẫ quyết tử với quân thù; tự hào truyền thồng buất khuất của Thủ đô yêu quý.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử - Bài: Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chuẩn bị bài sau. HS các nhóm thảo luận và thuật lại các trận đánh thông qua các hình ảnh đã có. Đại diện các nhóm thuật trước lớp Các nhóm nhận xét, bổ sung HS lắng nghe HS nhắc lại nội dung bài học Các nhóm tham gia trò chơi GIÁO ÁN LỊCH SỬ- lớp 5 BÀI: "THÀ HY SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC". Người dạy: Hà Văn Tùng I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết: 1.Kiến thức: - Cách Mạng tháng Tám thành công, nước ta giành độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm muốn cướp nước ta một lần nữa. - Ngày 19-12-1946, nhân dân toàn quốc kháng chiến. - Nhân dân Hà Nội và toàn dân tộc quyết tâm đứng lên kháng chiến với tinh thần" thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". 2.Kỹ năng: - Vận dụng kiến trong bài và hiểu biết để thuật lại tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Hà Nội và các địa phương khác trong những đầu kháng chiến. 3.Thái độ: - Khâm phục tinh thần quả cảm của quân dân Thủ đô đẫ quyết tử với quân thù; tự hào truyền thồng buất khuất của Thủ đô yêu quý. II. Đồ dùng: - Các hình SGK, tranh ảnh, băng ghi âm, phiếu học tập, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định: 1': hát 2. KTBC: 2' HS trả lời câu hỏi: Sau CM tháng Tám 1945, nước ta gặp những khó khăn nào? ( giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) GV nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu bài: Sau CM tháng Tám cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hà Nội hân hoan trong niềm vui chiến thắng. Nhưng niềm vui đó chưa được bao lâu thì Hà Nội - trái tim lớn của cả nước lại rung chuyển trong lửa đạn. Vì sao vậy? Để biết thầy mời các em tìm hiểu qua bài lịch sử hôm nay. Gv ghi bài học lên bảng. 3. Bài mới: * Trước tiên thầy mời cả lớp đi vào tìm hiểu phần 1. Hoạt động1: Làm việc cả lớp * GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ SGK từ: "vừa giành.thành phố Hà Nội" và trả lời các câu sau: H1: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công ở nước ta thực dân Pháp có hành động gì? GV mời HS khác bổ sung - nhận xét. GV : Ngoài ra chúng còn có những hành động nào nữa? Gv mời HS khác trả lời tiếp. GV viết bảng và hỏi: Theo em " tối hậu thư " là gì? H2: Những việc làm trên của thực dân Pháp thể hiện dã tâm gì? * Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. GV ghi nhanh lên bảng: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. GV rút nội dung: "Cách mạng tháng Tám thành công..một lần nữa" ghi lên bảng. Chuyển ý: Đứng trước tình thế đe dọa của thực dân Pháp, Bác Hồ, Đảng đã làm gì? GV: Các em nói rất đúng. Trước tình thế cấp bách trên, Đảng, Chính Phủ ta mà đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh phải có những quyết định đúng đắn để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Thầy mời cả lớp tìm hiểu qua phần 2. Hoạt động 2: Làm theo nhóm đôi GV yêu cầu HS đọc SGK từ: " Đêm 18của Chủ Tịch Hồ Chí Minh". GV cho lớp nghe băng lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Các em hãy trao đổi theo cặp đôi theo nội dung: - Thời gian Đảng và Chính Phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. - Nội dung lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.( GV đính lên bảng cho HS thảo luận). Các em đã rõ yêu cầu chưa? Các em thảo trong khoảng thời gian 2 phút. GV: Hết thời gian thảo luận, bây giờ thầy muốn nghe kết quả thảo luận của các nhóm( GV kết hợp nêu câu hỏi). H1: Trung ương Đảng và Chính Phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào? GV: Mời đại diện nhóm đôi trả lời. GV ghi bảng: sáng ngày 19-12-1946 phát động toàn quốc kháng chiến. H2: Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra? GV ghi bảng: Ngày 20-12-1946 GV gọi HS đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Rồi cho HS nghe băng. H1: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì? H2: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất? GV chốt: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trở thành lời hịch của non sông đất nước, lời kêu gọi đó đã được đồng bào và chiến sỹ cả nước truyền cho nhau nghe và cùng hưởng ứng. * Chuyển ý: Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nhân dân Hà Nội nói riêng và đồng bảo cả nước nói chung đã chiến đấu với tinh thần như thế nào? Mời cả lớp chuyển qua phần tiếp theo. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1+ 2: Quan sát H1, 2, đọc SGK từ" Hà Nội nêu cao tấm gương..căn cứ kháng chiến" trang 28 và thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Nhóm 3+4: Đọc SGK từ"Ở Huếkháng chiến lâu dài" và thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân Huế. Nhóm 5+6: Đọc SGK từ" Ở Đà Nẵng một thời gian dài" và thuật lại cuộc chiến của quân dân Đà Nẵng. * Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút. Hết thời gian thảo luận, bây giờ thầy muốn nghe kết quả thảo luận của các nhóm. GV: mời đại diện nhóm 1+2 trình bày. GV yêu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi: Hà Nội lên bảng GV: Đính H1, H2 SGK lên bảng và giải thích thêm, chỉ vào H1 và H2, nói: Đồng bào đã khuân bàn ghế, gường, tủ, cửa ra ngoài đường làm cảng trở bước tiến của quân thù. Các chiến sỹ Vệ quốc quân và tự vệ mang những quả bom ba càng đang chờ xe tăng của địch để tiêu diệt. Đây là những hình ảnh tiêu biểu thể hiện tinh thần chiến đấu của quân dân ở Hà Nội. GV giải thích từ: bom ba càng và Vệ quốc quân. GV: Hà Nội là nơi tập trung cơ quan đầu não của Đảng, Trung ương nên nhân dân Hà Nội quyết tâm một lòng chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ CM. Họ chiến đấu với tinh thần" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". GV: Em hiểu thế nào là Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh? Ngày nay, khi nào các em có nhân dịp ra thăm Thủ đô Hà Nội, các em sẽ thấy tượng đài phù điêu" Quyết tử cho Tổ quốc sinh" có hình ảnh anh chiến sỹ cầm quả bom ba càng. GV gọi các nhóm khác trình bày( Huế, Đà Nẵng) GV ghi bảng: Huế, Đà Nẵng lên bảng. GV yêu các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: Ngoài ra, ở các địa phương khác trong cả nước cũng diễn ra cuộc chiến đấu chống quân thù quyết liệt. GV: Quân và dân cả nước đã chiến đấu với tinh thần " Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"( GV ghi bảng) Chuyển ý: Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta qua phần ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta. H1: Qua bài học, ta thấy khí thế chiến của quân dân ta thể hiện được điều gì? GV: Chính nhờ ý chí kiên cường, buất khuất của dân tộc ta mà đặt biệt là nhân dân Hà Nội đã giam được chân địch để TW Đảng rút lên Việt Bắc an toàn và tiếp tục củng cố, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Các em sẽ được tìm hiểu ở các bài học sau. GV rút nội dung và ghi bảng: Như vậy, sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: "Cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần" thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Đó chính là phần bài học. GV ghi thêm phần học lên bảng GV gọi HS đọc nội dung bài học. Gv liên hệ giáo dục: Qua bài học hôm nay, chúng càng tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Vậy hôm nay, các em được sống và học tập trong môi trường hòa bình thì các em cần phải làm gì để đền ơn cho những người đã ngã xuống? Hoạt động 4: Củng cố-dặn dò: 3' Trước khi kết thúc bài học, thầy sẽ cho các em chơi một trò chơi có tên gọi là " Rung chuông vàng". Nội dung trò chơi như sau: + Thầy đưa câu hỏi và có các phần trả lời A, B, C, D. các em suy nghĩ nhanh và viết chữ cái vào bảng con mà các em cho là đúng nhất. + Sau tín hiệu của thầy, các em cùng đưa bảng lên. Các em đã rõ trò chơi chưa. GV bắt đầu tổ chức trò chơi. Gv nhận xét- tuyên dương. GV nhận xét chung tiết học, về nhà học bài và xem bài học sau. 1. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ: a. Nguyên nhân: 1 Hs đọc - lớp đọc thầm. 1 HS trả lời: Ngay sau khi CM tháng Tám thành công, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta: + Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ. + Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng. - HS: Ngày 18 -12-1946 chúng gửi tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán các lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu không chấp nhận thì chúng nổ súng tấn công Hà Nội. - HS: Tối hậu thư: là văn bản gồm những điều kiện buộc đối phương phải công nhận, nếu không sẽ tấn công tiêu diệt. HS: - Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. HS lắng nghe. HS: Đứng trước tình thế Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta không còn con đường nào khác là cầm súng đứng lên. b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: HS đọc - lớp đọc thầm. Cả lớp nghe. HS: rõ HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời. Đại diện nhóm đôi trả lời: - Đêm 18 rạng sáng ngày 19 -12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. HS: Ngày 20-12-1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. - HS đọc thầm theo. HS nghe băng lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của nhân dân ta. - Câu: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. 2. Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta: Các nhóm thảo luận và trả lời Nhóm 1+ 2 trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. .HS lắng nghe Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh: là quyết hy sinh thân mình cho nền độc lập của dân tộc. Nhóm 3+4, 5+6 trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. 3. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta: HS: Thể hiện ý chí kiên cường, buất khuất của dân tộc. Bài học: Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần" thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". HS đọc bài học trên bảng( cá nhân, lớp). HS: Ra sức thi đua học tập và rèn luyện thật tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Thành phố nêu cao tinh thần: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh là: A. Sài Gòn B. Hà Nội C. Huế D. Đà Nẵng HS tham gia chơi.

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN LỊCH SỬ.doc