PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
TIẾT 1: BÀI 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU
(Thời sơ - trung kỳ trung đại)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Giúp HS hiểu
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.
- Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền linh tế lãnh địa.
- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? kinh tế trong thành thị khác với kinh tế trong lãnh địa ra sao.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng so sánh đối chiếu.
3. Thái độ:
- giáo dục cho HS về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.
157 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử 7 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Làm các bài tập ở sách bài tập
- Soạn trước bài mới vào vở soạn
? Hãy nêu những thành tựu khoa học kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX
? Những thành tựu khoa học kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX phản ánh điều gì?
----------------------
Ngày soạn: / /2008
Ngaứy daùy : / / 2008
Tiết 62: Bài 28 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ DÂN TỘC
CUỐI THẾ KỈ XVIII - NỮA ĐẤU THẾ KỈ XIX (T2)
II. GIÁO DỤC, KHOA HỌC - KỈ THUẬT
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Nhận thức rõ bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu: lịch sử, y học, địa lí.
- Một số kỉư thuật phương Tây đã được ngừơi thợ thủ công Việt Nam tiếp thu nhưng hiệu quả ứng dụng chưa nhiều.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng khái quát giá trị những thành tựu về khoa học kỉư thuật nước ta thời kì này
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs thái độ trân trọng ngưỡng mộ, tự hào đối với những thành tựu khoa học - kỉ thuật mà ông cha ta đã sáng tạo.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Tranh ảnh pho to trong SGK
- Tài liệu liên quan, giáo án.
2. HS:
- Học bài cũ
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ :
? Nền Văn học - nghệ thuật cuối thế kỉ XVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX có gì đặc sắc so với trước.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Cùng với sự phát triển văn hoạ - nghệ thuật, khoa học kỉ thuật nước ta củng đạt được những thành tựu rực rỡ.........
2.Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
a, Hoạt động 1:
Gv: Chiếu lập học có từ khi nào/
Hs:
Gv: Vào thời Nguỹên tình hình giáo dục thi cử có gì thay đổi?
Hs: Thảo luận
=> - Tài liệu học tập và nội dung không có gì thay đổi.
- 1807, ban hành quy chế thi Hương ở Bắc thành, kì hạn không ổn định
- 1822, mở thi Hội đầu tiên (8 tiến sĩ)
- 1829, Minh Mạng lấy thêm học vị Phó Bảng (Tiến sĩ hạng ba). Kì hạn thi không ổn định
- từ 1822 - 1851, có 14 khoa thi Hội (136 tiến sĩ, 87 Phó Bảng)
- Trường QTG đặt ở Huế (con quan lại, những người học giỏi)
- 1836, thành lập Tứ Dịch Quán - dạy tiếng nước ngoài (Pháp, Xiêm)
b. Hoạt động 2:
Gv: Những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực Sử học, địa lý, y học?
Hs: Thảo luận nhóm:
Lĩnh vực Tác giả Tác phẩm
Gv chốt lại và phân tích thêm
Gv: Nhận xét về những thành tựu đó?
c. Hoạt động 3:
Gv: Những thành tựu về nghề thủ công/
Hs: Kỉ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn
- Máy xẻ gỗ, tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
Gv: Vì sao có những thành tựu đó?
Hs: Do tiếp xúc với phương Tây.
- Do nhu cầu về quân sự, kinh tế
Gv: Những thành tự đó nó phản ánh điều gì?
Hs: Nhân dân ta biết tiếp thu những thành tựu khkt mới cảu các nước phương tây
- Chứng tỏ nhân dân ta có khả năg vươn lên phía trước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu
- Thể hiện sựu sáng tạo và tài năng lao động của người dân.
Gv: Thái độ của nhà Nguyễn?
Hs: Với tư tưởng bảo thủ đã ngăn cản, không tạo cơ hội đưa nước ta tiến lên
1. Giáo dục thi cử:
- Tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi.
- Quốc Tử Giám đặt ở Huế
- 1836, thành lập "Tứ Dịch Quán"
=> Sa sút hơn so với các triều đại trước.
2. Sử học, địa lý, y học:
Sử học, địa lý, y học tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành tựu
3. Những thành tựu về kỉ thuật:
- Làm được đồng hồ, kính thiên lí, đúc súng, đống thuyền, tàu thuỷ, máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nứơc
IV. Củng cố: Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy nêu những thành tựu khoa học kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX
? Những thành tựu khoa học kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX phản ánh điều gì?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Làm các bài tập ở sách bài tập
- Soạn trước bài ôn tập chương vào vở soạn
-------------------------
Ngày soạn: / /2008
Ngaứy daùy : / /2008
Tiết 63:
BÀI 29
ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ VI
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, tình hình chính trị có nhiều biến động: Nhà nước phong kiến tập quyền lê sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập, các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn, sựu chia cắt Đàng Ngoài - đàng Trong.
- Phong trào nông dân bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn.
- Mặc dù tình hình chính trị có nhiều biến động, nhưng tình hình văn hoá vẫn có bước phát triển mạnh.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho hs kĩ năng hệ thống hoá các kiến thức, phân tích so sánh các sự kiện lcịh sử, nhận xét vè nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện hiện tượng lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs nhận thức sâu sắc về tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hoá đất nước
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Bảng thống kê những nét cơ bản về kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI - nữa đầu thế kỉ XIX.
- Bút long, giấy rôki.
- Tài liệu liên quan, giáo án.
2. HS:
- Học bài cũ
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ :
? Hãy nêu những thành tựu khoa học - kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX?
? Những thành tựu khoa học kỉ thuật từ thế kỉ XVIII - XIX phản ánh điều gì?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XIX, đất nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm và những biến chuyển quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học- kĩ thuật. Hôm nay cô và trò chúng ta cùng nhau ôn lại những kiến thức đó qua tiết 63, bài 29....
2.Triển khai bài:
Cách thức hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
a, Hoạt động 1:
Gv: Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?
Hs: - Vua ăn chơi xa xỉ. Xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém
- Nôi bộ vương triều mâu thuẫn, chia bè kéo cánh.
- Quan lại địa phương lộng quyền, ức hiếp dân.
"Vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết, dùng của như bùn đất, coi dân như cỏ rác"
-> Chính điều này đã đưa đến các cuộc chiến tranh phong kiến, tranh giành nhau về quyền lực.
Gv: Thời kì này có các cuộc chiến tranh phong kiến nào?
Hs: - Nam - Bắc triều
- Trịnh - Nguyễn
Gv: Cuộc xung đột Nam- Băc triều diễn ra như thế nào?
Hs: trình bày
=> - 1527, Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc
- 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, đưa 1 người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa phù Lê diệt Mạc -> hai bên đánh nhau liên miên suốt 50 năm -> 1592, Nam triều chiếm Thăng Long chiến tranh kết thúc.
Gv: Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn diễn ra như thế nào?
Hs: Sau khi Nam triều chiếm Thăng Long, Nguyễn Kim chết, toàn bộ quyền hành nằm trong tay Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng con Nguyễn Kim xin vào trấn thủ vùng Thuận Hoá - Quảng Nam, từ đó ra sức xây dựng cát cứ đối địch với họ Trịnh.
- Cuộc chiến tranh bắt đầu diễn ra vào đầu thế kỉ XVII, mạnh mẽ nhất từ 1627 - 1672. không phân thắng bại, hai bên lấy sông gianh chia cắt đất nước Đàng Ngoài - Đàng Trong.
Gv: Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến đó?
Hs: - Gây tổn thất nặng nề cho nhân dân.
- Phá vở sự đoàn kết thống nhất của đất nước.
=> Vậy, từ thế kỉ XVI nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu
b. Hoạt động 2:
Gv: Tai sao nói Quang Trung là người đã đặt nền tảng cho sự nghiệp thống nhất đất nước?
Hs: Ông đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn
- Lật đổ chính quỳên họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).
- Lật đổ chính quyề họ Trịnh (1786), vua Lê (1788).
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước Đàng Ngoài Đàng Trong.
- Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh.
Gv: Thế thì phong trào Tây Sơn có phải là cuộc chiến tranh phong kiến không? vì sao?
Hs: PTTS nằm trong cuộc đấu tranh rộng lớn của nhân dân, nên không gọi là chién tranh phong kiến, là khởi nghĩa nông dân lớn nhất ở thế kỉ XVIII, đem lại quyền lợi cho nhân dân, lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát.
Gv: Sau khi đánh đuổi ngoại xâm Quang Trung có cống hiến gì trong cuộc xây dựng đất nước?
Hs: Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (Ban chiếu khuyến nông, chiến lập học...)
- Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.
c.Hoạt động 3:
Gv: Nguyễn ánh đánh bại vương triều Tây Sơn vào thời gian nào?
Hs: từ 1801 - đến giữa 1802, Quang Toản bị bắt triều Tây Sơn chấm dứt.
Gv: Vì sao triều Tây Sơn lại nhanh chóng sụp đổ như vây?
Hs: QT mất, Quang Toản bất lực, nội bộ rối loạn, Nguyễn Nhạc - sống một cuộc sống hưởng thụ, Nguyễn Lữ bất tài.
Gv: Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn Nguyễn ánh làm gì để củng cố lại chế độ phong kiến tập quyền?
Hs: - Đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ TW đến địa phương
- Ban hành luật Gia Long
- Chia cả nuớc làm 30 tỉnh và một phủ trực thuộc
- Xây dựng quân đội mạnh.
d. Hoạt động 4:
Gv: Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVI đến nữa đầu thế kỉ XIX có đặc điểm gì?
Hs: Thảo luận (6 nhóm)
Nhóm 1: Nông nghiệp
Nhóm 2: Thủ công nghiệp
Nhóm 3: Thương nghiệp
Nhóm 4: Văn học - nghệ thuật
Nhóm 5: Khoa học - kỉ thuật
=> gv gọi các nhóm nhận xét bổ sung => kết luận, treo bảng phụ.
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền:
- Sự mục nát của triều đình, tha hoá của từng lớp thống trị
- Diễn ra các cuộc chiến tranh phong kiến, tranh giành quyền lực.
=> Từ thế kỉ XVI nhà nước phong kiến tập quyền đã suy yếu
2. Quang Trung thống nhất đất nước, xây dựng quốc gia:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến.
- Đánh đuổi ngoại xâm.
- Phục hồi kinh tế, văn hoá.
3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quỳên:
- Đặt kinh đô, quốc hiệu
- Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình, địa phương.
4. Tình hình kinh tế văn - hoá:
(Bảng phụ)
IV. Củng cố:
Gọi HS lập bảng về phong trào khởi nghĩa của nhân dân thế kỉ XVI - nữa đầu thế kỉ XIX (theo mẫu)
Người lãnh đạo
Thời gian
Địa điểm
Phong trào nông dân thế kỉ XVI
Phong trào nông dân thế kỉ XVIII
Các cuộc nổi dậy của nhân dân nữa đầu thế kỉ XIX
Nhận xét chung
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Làm các bài tập ở sách bài tập
- Soạn trước bài Tổng kết vào vở soạn
-----------------------
File đính kèm:
- GIAO AN SU 7.doc