Giáo án Lịch sử 5 - Bài: Bến tre đồng khởi

I. Mục tiêu:

 - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi ở miền Nam

 - Đi đầu phong trào là nhân dân tỉnh Bến Tre.

 - Ý nghĩa của phong trào:

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phim tư liệu về diễn biến phong trào

IIICác hoạt động dạy học :

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Bài: Bến tre đồng khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: Lịch sử Đề bài: Bến Tre Đồng khởi I. Mục tiêu: - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đồng khởi ở miền Nam - Đi đầu phong trào là nhân dân tỉnh Bến Tre. - Ý nghĩa của phong trào: II. Đồ dùng dạy học: - Phim tư liệu về diễn biến phong trào IIICác hoạt động dạy học : Tiến trình dạy học Phương pháp dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Trò Slide 1 Slide 2 Slide 3 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Slide 4 Bài mới Giới thiệu bài: Nhà thơ Tố Hữu đã viết “Máu đọng chưa khô máu lại đầy, hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay” Đó là hình tượng miền Nam trong những ngày Mỹ Diệm tàn sát đẫm máu bằng chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của chúng. Nhưng từ trong máu lửa xiềng xích, đồng bào miền Nam đã vùng đứng lên. Phong trào đồng khởi Bến Tre là sự tiêu biểu cho tinh thần quật khởi ấy. Các em và cô sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Giáo viên ghi đề - Giải thích từ “Đồng khởi” - Để biết được vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt nổi dậy? Các em và cô sẽ cùng bước qua phần 1. I/ Hoàn cảnh ra đời: Các em sẽ sinh hoạt nhóm đôi trả lời 2câu hỏi sau + Nêu tội ác của Mỹ Diệm đối với nhân dân miền Nam? + Nhân dân miền Nam đã làm gì trước sự đàn áp đó. Trước khi sinh hoạt nhóm yêu cầu 1 HS đọc to kênh chữ SGK/43 từ đầu đến kìm kẹp, cả lớp đọc thầm . Để phục vụ tốt cho việc thảo luận cô mời các em xem một đoạn phim Đại diện nhóm trình bày Nhóm khác nhận xét bổ sung * Giáo viên chốt ý: Tháng 5/1959. Mỹ Diệm (tức đế quốc Mĩ và tay sai Ngô Đình Diệm ) đã ra đạo luật 10/59, thiết lập 3 toà án quân sự đặc biệt, có quyền “đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu”. Luật 10/59 cho phép công khai tàn sát nhân dân theo kiểu cực hình man rợ thời trung cổ; tức là thay vì dùng súng để bắn thì lại xử bằng máy chém để gây sự khiếp đảm trong nhân dân. Ước tính đến năm 1959, ở niềm Nam có 466000 người bị bắt, 400000 người bị tù đày, 68000 người bị giết hại. Chính tội ác đẫm máu của Mỹ Diệm gây ra cho nhân dân và lòng khát khao tự do của nhân dân đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên làm “Đồng khởi” Gọi HS đọc to đoạn “cuối năm mạnh mẽ nhất” Hỏi: - Phong trào bùng nổ vào thời gian nào, tiêu biểu ở đâu? - GV cho HS xem bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí địa lý tỉnh Bến Tre và nói: Ngày 17/1/1960 tại nơi đây đã diễn ra 1 sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng: Đó là phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre. Vậy diễn biến của phong trào diễn ra như thế nào Các em và cô sẽ cùng bước qua phần 2. II/ Phong trào Đồng Khởi: - Các em sẽ sinh hoạt nhóm 4 với các nội dung sau 1.Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960 2.Sự kiện này ảnh hưởng như thế nào đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào “Đồng khởi ” ở Bến Tre -Trước khi thảo luận yêu cầu 1 HS đọc kênh chữ SGK từ “ Ngày 17/1/1960...quê hương”.Cả lớp đọc thầm Để phục vụ tốt cho việc thảo luận các em sẽ xem tiếp một đoạn phim Các nhóm thảo luận: ĐD từng nhóm lên trình bày sau khi đã thảo luận: Giáo viên tường thuật lại dựa theo sơ đồ Ở nhiều nơi, UBND tự quản được thành lập, bọn phản cách mạng bị trừng trị, dân nghèo được chia ruộng. µ Sau 1 tuần: 22 xã được giải phóng; 29 xã khác, tiêu diệt được ác ôn, giải phóng được nhiều ấp. µ Phong trào lan rộng khắp các huyện của Bến Tre. µ 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đồng khởi. µ Gọi 2 HS nhắc lại toàn bộ diễn biến. +Hỏi: Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào ? GV chốt: Tính đến cuối năm 1960 phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã. đồng thời làm tê liệt hết chính quyền ở các xã khác. Chuyển ý: Phong trào Đồng khởi do nhân dân lãnh đạo đã tác động lớn đối với cách mạng miền Nam. Vậy phong trào đó có ý nghĩa như thế nào, các em cùng tham khảo SGK và cho cô biết: Ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi ”. Để khắc sâu nội dung bài học mời một em đọc phần in đậm cuối bài Củng cố: +Vì sao nhân dân miền Nam vùng dậy khởi nghĩa + Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở đâu , thời gian nào ? +Nhân dân miền Nam đã dùng những loại vũ khí nào ? +Qua bài này nội dung nào tạo cho em ấn tượng nhất ? Tổng kết: Bài học hôm nay đã đưa chúng ta về với Bến Tre Đồng khởi năm 1960. Trang sách gấp lại mà lòng ta còn vang vọng tiếng trống tiếng mõ, tiếng hò reo trong đuốc lửa khởi binh năm nào. Chúng ta yêu mãi miền Nam ngoan cường trong gian khổ, hy sinh chống Mỹ Ngụy, hãy nguyện học tập tinh thần “Đồng khởi” của miền Nam thân yêu. - Dặn dò:Học bài và chuẩn bị bài sau Học sinh sinh hoạt nhóm đôi Thi hành chính sách “tố cộng” “diệt công ” đã gây ra những cuôc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam Không còn con đường nào khác buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp 1 HS to, cả lớp đọc thầm: Cuối năm 1959, đầu năm 1960 tại Bến Tre. HS làm việc theo nhóm đôi. Ngày 17/1/1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa Phong trào lan rộng khắp các huyện của Bến Tre. Sau 1 tuần 22 xã được giải phóng; 29 xã khác, tiêu diệt được ác ôn, giải phóng được nhiều ấp. 1 HS đọc Thảo luận nhóm 4. Đ/d nhóm trình bày Phong trào trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam của cả nông thôn và thành thị, chỉ trong năm 1960 có hơn 10tr lượt người bao gồm cả nông dân, công nhân, trí thức tham gia đấu tranh chống Mỹ Diệm Học sinh trả lời: HS trả lời

File đính kèm:

  • docChuyen de.doc