I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Mỹ - Diệm đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đứng lên khởi nghĩa.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng khởi.
3. Thái độ :
- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Giáo viên :
- Ảnh tự nhiên về phong trào “Đồng khởi”.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
Học sinh :
- Xem nội dung bài
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 - Bài 20: Bến tre đồng khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Bài 20 BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
Ngày dạy : 13/02/2009
MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Mỹ - Diệm đã ra sức tàn sát đồng bào miền Nam. Không còn con đường nào khác, đồng bào miền Nam đã đứng lên khởi nghĩa.
Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng khởi.
Thái độ :
- Yêu nước, tự hào dân tộc.
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Giáo viên :
- Ảnh tự nhiên về phong trào “Đồng khởi”.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre).
Học sinh :
- Xem nội dung bài
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Các bước
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
(1’)
I. Kiểm tra bài cũ
(4’)
- Ổn định.
Bài cũ: Nước nhà bị chia cắt.
- Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau vè nội dung bài cũ:
+ Hỏi: Vì sao đất nước bị chia cắt?
+ Hỏi: Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào?
+ Hỏi: Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc?
- GV nhận xét bài cũ.
- Hát.
- HS trả lời.
II. Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài.
(1’)
Đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sức chống phá các lực lượng cách mạng, khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Trước sự tàn sát của mĩ – Diệm, nhân dân miền Nam không thể chịu đựng mãi, buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”. Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất. Trong tiết lịch sử hôm nay cô và cả lớp cùng tìm hiểu bài Bến Tre Đồng khởi.
- Gọi 2 HS nhắc lại tựa bài.
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại tựa bài.
Các bước
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
2.Phát triển các hoạt động
(15’)
* Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào Đồng khởi Bến Tre
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc SGK và trả lời câu hỏi: Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- GV gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và xác định vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ. Sau đó hỏi tiếp:
+ Hỏi: Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 6 HS với yêu cầu: Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi”.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm, nêu các câu hỏi gợi ý cho HS định hướng các nội dung cần trình bày:
+ Thuật lại sự kiện ngày 17-4-1960.
+ Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào “Đồng khởi” Bến tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào?
- GV tổ chức cho HS tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc SGK trang 43 từ Trước sự tàn sát của Mĩ Diệm Bến Tre là nơi diễn ra “Đồng khởi” mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Câu trả lời hoàn chỉnh là Mĩ – Diệm thi hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” đã gây ra những cuộc thảm sát đẩm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không còn con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre.
- HS làm việc theo nhóm 6 HS. Lần lượt từng em trình bày diễn của phong trào “Đồng khởi” hoặc 1 phần của diễn biến.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
(5’)
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- GV hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
.- GV nhận xét và chốt: Phong trào “Đồng khởi” đã mở ra thời kì mới cho
- 3 HS nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
Các bước
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vài thế bị động, lúng túng.
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
III. Củng cố, dặn dò
(3’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có tinh thần, thái độ tích cực trong giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ, đặt các câu ghép có cặp từ hô ứng & chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Bai 20 Ben Tre Dong Khoi.doc