Giáo án Lịch sử 5 bài 18 đến 22

Bài 18 ÔN TẬP

CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

(1945 - 1954) .

I - MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS biết :

 - Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 ;

- Lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).

- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.

 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học).

- Phiếu học tập của HS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 5 bài 18 đến 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết : - Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 ; - Lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). - Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học). - Phiếu học tập của HS. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU - Bài này, GV dành nhiều thời gian hướng dẫn HS suy nghĩ, nhớ lại những tư liệu lịch sử chủ yếu để hiểu được một số sự kiện theo niên đại. . . Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo lưận một câu hỏi trong SGK. Các nhóm làm việc, sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp - Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi theo chủ đề Tìm địa chỉ đỏ. - Cách thực hiện : + GV dùng bảng phụ có đề sẵn các địa danh tiêu biểu. + HS dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó. HĐ nối tiếp : - GV tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét chung tiết học . - HS chuẩn bị bài : Nước nhà bị chia cắt Bài 19 NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I - MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết : - Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. - Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mỹ - Diệm. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ). - Tranh ảnh tư liệu về cảnh Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào miền Nam. III - Các HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV nêu đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi và vào bài mới. GV nêu nhiệm vụ bài học : + Vì sao đất nước ta bị chia cắt ? + Một số dẫn chứng về việc Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào ta. + Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt ? * Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận : Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận, chú ý nhấn mạnh nội dung chính : chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương ; quy định vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7-1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ 1, 2 : Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ? - Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ? * Hoạt động 4 : Làm việc theo nhóm và cả lớp - GV hướng dẫn các nhóm HS thảo luận để giải quyết nhiệm vụ 3 (Vì sao nhân dân ta chỉ còn con đường duy nhất là đứng lên cầm súng đánh giặc ?) theo các gợi ý sau : + Nếu không cầm súng đánh giặc thì đất nước, nhân dân ta sẽ ra sao + Cầm súng đứng lên đánh giặc thì điều gì sẽ xảy ra ? + Sự lựa chọn (cầm súng đánh giặc) của nhân dân ta thể hiện điều gì ? - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Hoạt động 5 : Làm việc cả lớp - GV củng cố để HS nắm được nội dung chính của bài. Bài 20 BẾN TRE ĐỔNG KHỞI I - MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết : - Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên "Đồng khởi". Đi đầu trong phong trào "Đồng khởi" ở míền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ảnh tư liệu về phong trào "Đồng khởi". - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định vị trí tỉnh Bến Tre). III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Giới thiệu bài mới : + HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mỹ - Diệm. + GV nhấn mạnh : Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam đã đồng loạt vùng lên "Đồng khởi". - GV nêu nhiệm vụ bài học : + Vì sao nhân dân miền Nam lại đồng loạt đứng dậy khởi nghĩa ? + Phong trào “Đồng khởi" ở Bến Tre diễn ra như thế nào ? + Phong trào "Đồng khởi" có ý nghĩa gì ? * Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm - GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau : Nhóm 1 : Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào "Đồng khởi". (Do sự đàn áp tàn bạo của chính quyền Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp). Nhóm 2 : Tóm tắt diễn biến chính cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre . Nhóm 3 : Nêu ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (Mở ra thời kì mới : nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mỹ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng). - HS thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên trình bày. GV nhận xét, bổ sung. HĐ nối tiếp : - GV tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét chung tiết học . - HS chuẩn bị bài : Nước nhà bị chia cắt Bài 21 NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA I - MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết : - Sự ra đời và vai trò của Nhà máy cơ khí Hà Nội. - Những đóng góp của Nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số ảnh tư liệu về Nhà máy cơ khí Hà Nội. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV có thể sử dụng ảnh tư liệu (cảnh lao động thủ công ở nông thôn nước ta trong thời kì knáng chiến chống Pháp) để nêu vấn đề về sự cần thiết phải tiến hành sản xuất bằng máy móc và sự ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội là nhằm thực hiện mục đích đó. - GV định hướng nhiệm vụ bài học : + Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy cơ khí Hà Nội ? + Thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian -khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội. Sự ra đời của Nhà máy cơ khí Hà Nội có ý nghĩa như thế nào ? + Thành tích tiêu biểu của Nhà máy cơ khí Hà Nội. * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : + Tại sao Đảng và Chính phủ ta quyết định xây đựng Nhà máy cơ khí Hà Nội ? + Nêu tình hình nước ta sau khi hoà bình lập lại. + Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì ? + Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách . mạng của nước ta ? * Hoạt động 3 :Làm việc theo nhóm - HS thảo luận trong nhóm nhỏ, sau đó cử đại diện lên trình bày theo các gợi ý sau : + Lễ khởi công ( lưu ý, thời gian, địa điểm, khung cảnh). + Lễ khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội. + Đặt trong bối cảnh nước ta vào những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (rất nghèo nàn, lạc hậu, ta chưa từng xây dựng được nhà máy hiện đại nào, các cơ sở do Pháp xây dựng đều bị chiến tranh tàn phá), em có suy nghĩ gì về sự kiện này ? * Hoạt động 4 :Làm việc cả lớp - GV cho HS tìm hiểu về các sản phẩm của Nhà máy cơ khí Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau : + Những sản phẩm do Nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? + Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã dành cho Nhà máy cơ khí Hà Nội phần thưởng cao quý nào HĐ nối tiếp : - GV tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét chung tiết học . - HS chuẩn bị bài : Đường Trường Sơn Bài 22 ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN I - MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết : Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn). - Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước : miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó. - GV nêu nhiệm vụ học tập : + Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ). + Mục đích ta mở đường Trường Sơn. + Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước * Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp - GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn. - GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). - GV nhấn mạnh : đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả hai tuyến : Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là một con đường. + Mục đích mở đường Trường Sơn : Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. * Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm hoặc cả lớp - GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tìêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. - HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyễn Viết Sinh. + Ngoài ra, yêu cầu HS kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà các em đã sưu tầm được (qua tìm hiểu sách báo, truyền hình hoặc nghe kể lại). * Hoạt động 4 : Làm việc theo nhóm - HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trưòng Sơn đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử. * Hoạt động 5 :Làm việc cả lớp - GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn. - GV chốt lại : Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng thành đường Hồ Chí Minh. HĐ nối tiếp : - GV tổng kết nội dung bài học. - Nhận xét chung tiết học . - HS chuẩn bị bài : Sấm sét đêm giao thừa

File đính kèm:

  • docLICH SU 5bai 18-22.doc
Giáo án liên quan