Giáo án Lịch sử 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thái - Bùi nên

I/ MỤC TIÊU:

 Sau bài học, Hs có thể:

· Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.

· Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ.

· Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

· Phiếu học tập cho Hs.

· Tranh minh họa như SGK (nếu có).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 4 - Trường tiểu học Vĩnh Thái - Bùi nên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thống nhất: ta giành được thắng lợi ở trận Chi Lăng vì: + Quân ta rất anh dũng, mưu trí trong đánh giặc. + Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta. - Hs cả lớp trao đổi, sau đó một vài Hs phát biểu ý kiến, các Hs khác theo dõi và bổ sung ý kiến (dựa nội dung SGK / 46). CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv tổ chức cho hs cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi. - Gv tuyên dương những hs đã có bài sưu tầm tốt, động viên các Hs khác cố gắng, nhắc Hs góp chung tư liệu sưu tầm được để cùng nhau tìm hiểu. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị trước bài sau. - Hs giới thiệu theo tổ, nhóm hoặc cá nhân. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tổ trưởng kiểm tra: Ban Giám hiệu ( Duyệt ) Ngày tháng năm Bài 17: NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, Hs biết: Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê. Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lý đất nước tương đối chặt chẽ. Nêu được những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lý đất nước. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê. Phiếu học tập cho Hs. Các hình minh họa trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Gv gọi 3 hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 16. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của hs. - Gv treo tranh “Cảnh triều đình vua Lê” (SGK/47) và hỏi: tranh vẽ cảnh gì? Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh? - Gv giới thiệu: Cuối bài học trước, chúng ta đã biết sau trận đại bại ở Chi Lăng, quân Minh phải rút về nước, nước ta hoàn toàn độc lập. Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Triều đại này đã tổ chức, cai quản đất nước như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - 3 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu. - Một vài Hs phát biểu ý kiến. Ví dụ: Tranh vẽ cảnh triều đình vua Lê, cho thấy triều đình vua Lê rất uy nghiêm, vua ngồi trên ngai vàng cao, phía dưới có người quỳ, cho thấy quyền uy của vua rất lớn,... Hoạt động 1: SƠ ĐỒ NHÀ NƯỚC THỜI HẬU LÊ VÀ QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA - Gv yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? + Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? + Việc quản lý đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? - Gv: vậy cụ thể việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua sơ đồ vẽ nhà nước thời Hậu lê. - Gv treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng cho Hs. - Hs đọc thầm SGK, sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi của Gv: + Nhà Hậu Lê được Lê Lợi thành lập vào năm 1428, lấy tên là Đại Việt như xưa và đóng đô ở Thăng Long. + Gọi là Hậu Lê để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra vào thế kỉ thứ 10. + Dưới thời Hậu Lê, việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào thời vua Lê Thánh Tông. - Hs quan sát sơ đồ, sau đó nghe giảng và trình bày lại sơ đồ về tổ chức bộ máy hành chính thời Lê. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH THỜI HẬU LÊ Vua (Thiên Tử) Viện Các bộ Đạo Phủ Huyện Xã *Đạo: đơn vị hành chính tương đương với Lộ ở thời Trần và Tỉnh sau này. - Gv dựa vào sơ đồ, tranh minh họa số 1, và nội dung SGK hãy tìm những sự việc thể hiện dưới triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tối cao. - Hs cùng tìm hiểu, trao đổi với nhau và trả lời: Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đề tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội. Họat động 2: BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC - Gv yêu cầu Hs đọc SGK và hỏi: để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì? - Gv: em có biết vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên Hồng Đức? (gọi là bản đồ và bộ luật Hồng Đức vì chúng đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông. Lúc ở ngôi, nhà vua lấy niên hiệu là Hồng Đức (1470 – 1497).). Nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức. - Gv: theo em, với những nội dung cơ bản như trên, bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước? - Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? - Để quản lí đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ đất nước, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành bộ luật Hồng Đức. Đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. - Hs trả lời theo hiểu biết - Như SGK / 48 (nội dung cơ bản của bộ luật ... phụ nữ). - Bộ luật Hồng Đức là công cụ giúp vua Lê cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. - Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. - Gv kết luận: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ có bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua, nhân dân ta có câu: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv cho Hs trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông (nếu còn thời gian) - Một số Hs (hoặc nhóm Hs) trình bày trước lớp. - Gv tổng kết giờ học, yêu cầu Hs về nhà học bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập (nếu có) và chuẩn bị bài sau. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày tháng năm Bài 18: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, Hs nêu được: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê. Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích việc học tập. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Các hình minh họa trong SGK (phóng to nếu có điều kiện ). Phiếu thảo luận nhóm cho Hs. Hs sưu tầm các mẩu chuyện về học hành, thi cử thời xưa. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI - Gv gọi 2 Hs lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 2 câu hỏi cuối bài 17. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của Hs. - Gv cho Hs quan sát ảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nhà Thái học,bia tiến sĩ và hỏi: ảnh chụp di tích lịch sử nào?Di tích có từ bao giờ? - 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu. - Ảnh chụp Văn Miếu – Quốc Tử Giám, là trường đại học đầu tiên của nước ta được xây dựng bắt đầu từ thời nhà Lý. Gv giới thiệu: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó làm minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng họcbài hôm nay “Trường học thời Hậu Lê”. Hoạt động 1: TỔ CHỨC GIÁO DỤC THỜI HẬU LÊ - Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm theo định hướng: hãy cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu học tập trong bài. - Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - Gv yêu cầu Hs dựa vào nội dung phiếu để mô tả tóm tắt về tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê (về tổ chức trường học, về nội dung học, về nền nếp thi cử). - Gv tổng kết nội dung hoạt động 1 và giới thiệu: Vậy nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài. - Hs chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 Hs, cùng đọc SGK và thảo luận. - Mỗi nhóm Hs trình bày ý trong phiếu, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - 1 Hs trình bày, Hs khác theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến. Hoạt động 2: NHỮNG BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP CỦA NHÀ HẬU LÊ - Gv yêu cầu Hs đọc SGK và hỏi: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập. - Gv kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng đất nước mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt. - Hs đọc thầm sgk, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến (mỗi hs phát biểu 1 ý kiến). Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập là: + Tổ chức “Lễ xướng danh” (lễ đọc tên người đỗ ). + Tổ chức “Lễ vinh quy” (lễ đón rước người đỗ cao về làng). + Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. + Ngoài ra, nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Gv tổ chức cho Hs giới thiệu các thông tin sưu tầm được về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, về các mẩu chuyện học hành thời xưa. - Gv hỏi: qua bài học lịch sử này, em có suy nghĩ gì về giáo dục thời Hậu Lê? - Gv tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau. - Hs báo các theo nhóm hoặc cá nhân . - Một số hs phát biểu ý kiến. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU(sua).doc
Giáo án liên quan