Giáo án Lịch sr, dịa lý lớp 5 - Tuần 25, 26

 Bài SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA

I.Mục tiêu:

- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968) tiểu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:

+ Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.

+ Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến công.

II. Đồ dùng dạy học:

- Anh tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) (cần sưu tầm ảnh ở địa phương).

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sr, dịa lý lớp 5 - Tuần 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hóm đôi) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Thảo luận và kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn? - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV kết luận. d. HĐ 3: (làm việc cả lớp) - HS tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. - HS thảo luận chung về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân và dân ta, từ đó rút ra nhận định: + Ta tiến công địch khắp miền Nam, làm cho địch hoang mang, lo sợ. + Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (ta chủ động tiến công vào thành phố, tận sào huyệt của địch). - GV cung cấp thêm thông tin (SGV trang 63) e. Củng cố, dặn dò: - Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn? - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học . - HS hát -HS trả lời -HS nhắc lại. - HS làm việc. - HS khác bổ sung. - HS xem SGK và thảo luận. - HS nhận xét và bổ sung - HS kể lại. Tuần 25 Môn: Địa lý lớp 5 Bài CHÂU PHI I.Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi: + Châu Phi ở phía nam châu Aâu và phía tây nam châu Á, đường Xích Đạo đi ngang qua giữa châu lục. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu: + Địa hình chủ yếu là cao nguyên. + Khí hậu nóng và khô. + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van. - Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ) * HS khá, giỏi: Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất trên thế giới: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền. - Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. * GD BVMT (mức độ bộ phận): Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ Tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu. Tranh ảnh về hoang mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van ở châu Phi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Quan sát bản đồ thế giới, chỉ vị trí địa lý, giới hạn của châu Aâu, châu Á. - GV nhận xét và cho điểm. 3- Bài mới : a. GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. HĐ 1: (làm việc nhóm đôi) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào bản đồ châu Phi, lược đồ và kênh chữ trong SGK để 1. Trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK. 2. Trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK. - Mời một số HS lên bảng trình bày. * Mời HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất trên thế giới? (vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền). - Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi. - GV bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. c. HĐ 2: (làm việc theo nhóm 4) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK, quan sát hình 1 và tranh ảnh để trả lời câu hỏi: + Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao? + Câu hỏi trong SGK. - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV kết luận và trình bày sơ đồ đã chuẩn bị sẵn mời HS lên bảng điền tiếp các nội dung (SGV trang 136). * Tích hợp GD BVMT (mức độ bộ phận): GV nêu một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở châu Phi hiện nay. d. HĐ 3: (làm việc cả lớp) - Tổ chức cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ. e. Củng cố, dặn dò: - Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? Đọc tên các sông lớn của châu Phi? - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS hát -HS trả lời -HS nhắc lại. - HS làm việc. - HS khác bổ sung. - HS khác bổ sung. - HS nhìn bản đồ để trả lời. Tuần 26 Môn: Lịch sử lớp 5 Bài Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” I.Mục tiêu: - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”. II. Đồ dùng dạy học: - Aûnh tư liệu về 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ (ở Hà Nội hoặc địa phương). - Bản đồ thành phố Hà Nội. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn? - GV nhận xét và cho điểm. 3- Bài mới : a. GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. HĐ 1: (làm việc cả lớp) - Yêu cầu HS đọc, quan sát hình trong SGK và tìm hiểu về âm mưu của Mĩ trong việc dùng máy bay B52 để tàn phá Hà Nội. - Mời một số HS trình bày. - GV nói thêm về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội. c. HĐ 2: (làm việc theo nhóm 4) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK, kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội: số lượng máy bay Mĩ, tinh thần chiến đấu kiên cường của lực lượng phòng không của ta, sự thất bại của Mĩ. - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV kết luận. d. HĐ 3: (làm việc nhóm đôi) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không?” - GV gợi ý: + Ôn lại chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954) và ý nghĩa của nó? + Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết quả gì? + Ý nghĩa của chiến thắng “Đ B P trên không?” - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV kết luận. e. Củng cố, dặn dò: - Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không?” - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học . - HS hát -HS trả lời -HS nhắc lại. - HS làm việc. - HS khác bổ sung. - HS khác bổ sung. - HS đọc SGK và thảo luận. - HS khác bổ sung. - HS nêu. Tuần 26 Môn: Địa lý lớp 5 Bài CHÂU PHI (tiếp theo) - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. * Nội dung giảm tải: Bài tự chọn. * GD BVMT: Mối quan hệ giữa việc dân số đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường do đó cần giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí (mức độ bộ phận); Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất nên cần chú ý việc xử lí chất thải công nghiệp (mức độ liên hệ). * GD TKNL (mức độ liên hệ): Khai thác khoáng sản trong đó có dầu khí. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế châu Phi. Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào? Đọc tên các sông lớn của châu Phi? - GV nhận xét và cho điểm. 3- Bài mới : a. GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. HĐ 1: (làm việc cả lớp) - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: + Cho biết châu Phi có dân số bao nhiêu và đứng hàng thứ mấy trong các châu lục? Có màu da? + Dân số châu Phi sống tập trung ở đâu? - Mời một số HS trình bày. - GV bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. * Tích hợp GD BVMT: Mối quan hệ giữa việc dân số đông, gia tăng dân số với việc khai thác môi trường do đó cần giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí (mức độ bộ phận); c. HĐ 2: (làm việc theo nhóm 4) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi: + Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? + Đời sống người dân châu Phi có những khó khăn gì? Vì sao? + Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi? - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV kết luận. * Tích hợp GD TKNL (mức độ liên hệ): Khai thác khoáng sản trong đó có dầu khí. * Tích hợp GD BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất nên cần chú ý việc xử lí chất thải công nghiệp (mức độ liên hệ). d. HĐ 3: (làm việc theo nhóm đôi) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + Trả lời câu hỏi SGK về đất nước Ai Cập? + Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập? - Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - GV kết luận. e. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi? - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học . - HS hát -HS trả lời -HS nhắc lại. - HS làm việc. - HS khác bổ sung. - HS thực hiện yêu cầu. - HS khác bổ sung. - HS làm việc. - HS khác bổ sung - HS nêu. Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P. Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docLS,DL T.25+26.DOC.doc