Giáo án Kỹ thuật lớp 4 tuần 5 đến 8

KỸ THUẬT

Tiết 2: KHÂU ĐỘT THƯA

 I. Mục đích – Yêu cầu:

1) Kiến thức:

· HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.

2) Kĩ năng:

· Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

3) Giáo dục:

· Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

_ Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.

_ Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài khoảng 2,5cm).

_ Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm.

 + Len (hoặc sợi) khác màu vải.

 + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch

 

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật lớp 4 tuần 5 đến 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kéo cắt vải, bút chì, thước. Các hoạt động dạy – học Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH Dạy bài mới Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải _ GV nhận xét củng cố cách khâu viền theo các bước: Bước 1: gấp mép vải. Bước 2: khâu viền bằng mũi khâu đột. _ GV nhắc lại một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. _ GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm. _ GV quan sát , uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. b)Hoạt động 2: Đánh giá, kết quả học tập của HS _ GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Gấp được mép vải đúng kỹ thuật. + Khâu viền được bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. _ GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS. Nhận xét – Dặn dò : _ GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. _ Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học tiết sau. _ 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. _ HS thực hành. _ HS trưng bày sản phẩm thực hành. _ HS tự đánh giá sản phẩm của mình. Tuần 7: KỸ THUẬT Tiết 1: CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY Mục đích- Yêu cầu Kiến thức : HS biết cách cắt, khâu túi rút dây. Kĩ năng : Cắt, khâu được túi rút dây Giáo dục : HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. Chuẩn bị _ Mẫu túi vải rút dây(được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột) có kích thước lớn gấp hai lần kích thước quy định trong SGK. _ Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải hoa hoặc màu (mặt vải hoa rõ để HS dễ phân biệt mặt trái và mặt phải của vải). + Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 1 mét. + Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn vạch, kim băng nhỏ (hoặc cặp tăm). Các hoạt động dạy – học Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH Giới thiệu Dạy bài mới Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. _ GV giới thiệu mẫu túi rút dây. _ GV nhận xét và kết luận: Túi rút dây hình chữ nhật, có 2 phần là phần thân túi và phần luồn day. Phần thân túi được khâu theo cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (hoặc khâu đột). Phần luồn dây có đường nẹp để lồng day, được khâu theo cách khâu viền dường gấp mép vải. Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu sử dụng và ý thích. Ví dụ: Nếu khâu túi đựng bút chì có thể khâu phần thân túi dài và hẹp, còn nếu khâu túi đựng sách, vở thì khâu phần thân túi to, rộng Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. _ GV hướng dẫn HS quan sát các hình trong SGK (từ hình 2 đến hình 9) để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây. _ GV đặt câu hỏi và gọi HS nhắc lại cách khâu viền đường gấp mép vải, cách khâu ghép hai mép vải. _ GV hướng dẫn HS đọc SGK và cách thực hiện một số thao tác khó như thao tác vạch dấu và cắt hai bên đường phần luồn dây (H.3 – SGK), gấp mép và khâu viền hai mép vải ở hai bên đường phần luồn dây (H.4 – SGK), vạch dấu và gấp mép tạo đường luồn dây (H.5 – SGK), khâu viền đường gấp mép (H.6a, 6b – SGK). Hoạt động 3: HS thực hành khâu túi rút dây. _ GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu thực hành. Nhận xét, dặn dò GV nhận xét chung. HS nhớ mang theo vật liệu để thực hành tiết sau. -HS quan sát túi mẫu và hình 1 (SGK) để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi. _ HS nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây. -HS quan sát -HS trả lời câu hỏi -HS đọc và thực hiện theo hướng dẫn. Tuần 8: KỸ THUẬT Tiết 2 - 3: CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY (tt) Mục đích- Yêu cầu Kiến thức : HS biết cách cắt, khâu túi rút dây. Kĩ năng : Cắt, khâu được túi rút dây. Giáo dục : HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. Chuẩn bị _ Mẫu túi vải rút dây(được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột) có kích thước lớn gấp hai lần kích thước quy định trong SGK. _ Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải hoa hoặc màu (mặt vải hoa rõ để HS dễ phân biệt mặt trái và mặt phải của vải). + Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 1 mét. + Kim khâu, kéo cắt vải, thước, phấn vạch, kim băng nhỏ (hoặc cặp tăm). Các hoạt động dạy – học Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH Dạy bài mới: a) HS thực hành (tiếp theo tiết 1) _ GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. _ Hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Chú ý nhắc HS khâu vòng 2 -3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột. _ Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và nêu yêu cầu , thời gian hoàn thành sản phẩm. _ GV quan sát , uốn nắn hoặc chỉ bảo thêm cho những HS còn lúng túng. b) Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS. _ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. _ GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Đường cắt vải thẳng. Đường gấp mép vải thẳng, phẳng. + Khâu phần thân túi và phần luồn dây đúng kỹ thuật. + Mũi khâu tương đối đều. Đường khâu không bị dúm, không bị tuột chỉ. + Túi sử dụng được (đựng dụng cụ học tập như tẩy, phấn,) + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. _ GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. Củng cố – Dặn dò GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS. Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Thêu lướt vặn”. _ HS thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi. _ HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. Tuần 8: KỸ THUẬT Tiết 1: THÊU LƯỚT VẶN Mục đích- Yêu cầu Kiến thức : HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn. Kĩ năng : Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu. Giáo dục : HS hứng thú học tập. Chuẩn bị _ Tranh quy trình thêu lướt vặn. _ Mẫu thêu lướt vặn được thêu bằng sợi len trên vải khác màu (mũi thêu dài khoảng 2cm) ; mẫu khâu đột mau của bài 6 và một số sản phẩm may mặc được thêu trang trí bằng mũi thêu lướt vặn. _ Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm. + Len , chỉ thêu khác màu vải. + Kim khâu len và kim khâu. + Phấn vạch, thứơc, kéo. Các hoạt động dạy – học Phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học Dạy bài mới Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. _ GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát mũi theu lướt vặn ở mặt phải, mặt trái đường thêu kết hợp với quan sát hình 1a, 1b (SGK) để trả lời các câu hỏi nhận xét về đặc điểm đường thêu lướt vặn. _ GV gợi ý để HS rút ra khái niệm thêu lướt vặn : Thêu lứơt vặn (hay còn gọi là thêu cành cây, thêu vặn thong) là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu. Ở mặt trái, các mũi thêu nối liên tiếp nhau giống như đường khâu đột mau. _ GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn để HS biết ứng dụng của thêu lướt vặn (thêu hình hoa, lá, con giống ; thêu tên vào khăn tay, khăn mặt, vỏ gối ; thêu trang trí trên cổ áo, ngực áo.) Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kỹ thụât _ GV treo tranh quy trình thêu lướt vặn. _ GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai. _ GV gọi 1 – 2 HS khác lên bảng thực hiện thao tác thêu các mũi tiếp theo. GV nhận xét và hướng dẫn thêm để HS hiểu rõ cách thêu. _ GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu lướt vặn lần hai. _ GV gợi ý để HS tự rút ra cách thêu lướt vặn và so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn với cách khâu đột mau (bài 6 – SGK). _ Nhận xét và tóm tắt những điểm giống nhau, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn với cách khâu đột mau để khắc sâu kiến thức cho HS: + Giống nhau: được thực hiện từng mũi thêu một. + Khác nhau: thêu lướt vặn được thực hiện theo chiều từ trái sang phải, còn khâu đột mau đựơc thực hiện theo chiều từ phải sang trái. Dặn dò _ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và dặn HS tập thêu lướt vặn trên giấy kẻ ô li với chiều dài mũi thêu là 1 ô. -HS quan sát và trả lời. _ HS nêu khái niệm. _ HS quan sát tranh kết hợp với quan sát các hình 2, 3, 4 (SGK) để nêu quy trình thêu lướt vặn. _ HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK và so sánh giữa cách đánh số thứ tự trên đường vạch dấu thêu lướt vặn với đường vạch dấu khâu thường, khâu đột. _ 1 HS vạch dấu đường thêu lướt vặn và ghi số thứ tự trên bảng. _ HS quan sát hình 3a, 3b, 3c (SGK) nêu cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai. _ HS quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách kết thúc đường thêu lướt vặn.

File đính kèm:

  • docKy thuat - thang 10.doc