Khâu viền đường gấp mép vải
bằng mũi khâu đột (tiết 2)
I. MỤC TIÊU : (Như tiết 1)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mảnh vải hoa kích 10 x 15cm
- Kim, chỉ khâu, bút chì, thước kẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
12 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật lớp 4 - Tiết 11 đến 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững sản phẩm nào ?
- GV bổ sung và nêu ứng dụng thực tế.
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật
- Treo tranh quy trình thêu móc xích
- HDHS quan sát H2/ SGK để trả lời cách vạch đường dấu :
+ Cách vạch đường dấu thế nào ? Giống cách vạch đường dấu mũi khâu nào đã
học ?
+ Các mũi thêu cách đều nhau bao nhiêu mm ?
- GV vạch đường dấu trên mảnh vải ghim
trên bảng, chấm các điểm cách nhau 2cm.
- HD đọc nội dung 2 và quan sát H3a, b, c/ SGK và TLCH :
+ Muốn thêu được mũi móc xích ta phải làm như thế nào ?
- HDHS thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ 2 theo SGK
- HS dựa vào thao tác mẫu 1, mẫu 2 và quan sát H3b, c, d để tìm hiểu :
+ Mũi thứ 3 giống mũi nào ?
+ Mũi thứ 4 giống mũi thêu thứ mấy ?
- Cho HS thực hiện thao tác mũi thứ 3, 4
- HDHS các thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích theo SGK
- Lưu ý HS :
+ Thêu từ phải sang trái
+ Mỗi mũi thêu bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Tiếp theo, xuống kim tại điểm phía trong và ngay sát đầu mũi thêu trước.
+ Lên xuống kim đúng vào các điểm trên đường vạch dấu
+ Không rút chỉ quá lỏng hoặc quá chặt
+ Kết thúc đường khâu rút chỉ ở mặt sau của vải.
+ Sử dụng khung thêu
- GV HD nhanh 2 thao tác thêu và kết thúc
- Yêu cầu HS ghi nhớ
HĐ3: Thực hành
- GV theo dõi, nhắc nhở
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau thêu tiếp
- HS quan sát mẫu và hình 1 SGK.
- Một số em phát biểu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và TLCH.
thêu trang trí hoa lá, cảnh vật, con vật,... lên vỏ gối, khăn tay,..
- Quan sát tranh và trả lời
Khâu thường
5mm
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS quan sát mẫu.
mũi 1
mũi 1
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- 2 em đọc to.
- HS thực hành thêu.
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2007
Kĩ thuật : Tiết 14
SGK: 36, SGV: 47
Thêu móc xích (tiết 2)
I. Mục tiêu :
- HS hoàn thành sản phẩm thêu móc xích.
- HS hứng thú học tập.
II. đồ dùng dạy học :
- Mẫu thêu
- HS : vật liệu, sản phẩm tiết 1
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
HĐ1: HS thực hành thêu móc xích
- Yêu cầu HS nhắc lại phần Ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích (thêu 2 – 3 mũi)
- GV nhận xét và củng cố kĩ thuật thêu móc xích theo các bước :
Bước 1 : Vạch dấu đường thêu
Bước 2 : Thêu móc xích theo đường vạch dấu
- GV nhắc lại và HD thêm một số điểm cần lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nêu thời gian hoàn thành sản phẩm
- Cho HS thực hành thêu móc xích. GV quan sát, chỉ dẫn và uốn nắn cho những HS còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng kĩ thuật.
HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành của HS
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Treo bảng phụ ghi các tiêu chuẩn đánh
giá :
Thêu đúng kĩ thuật
Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau.
Đường khâu thẳng, không bị dúm.
Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HĐ3: Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và kết quả học tập của HS
- Dặn chuẩn bị bài sau : Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
- 2 HS nêu Ghi nhớ và thực hiện.
- Lắng nghe
- HS để dụng cụ lên bàn.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 4 em.
- HS đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007
Kĩ thuật : Tiết 15
SGK: 42, SGV: 54
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T1)
I. Mục tiêu :
Đánh giá kiến thức, kĩ năng thêu, khâu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh quy trình của các bài trong chương
- Mẫu khâu, thêu đã học
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Giới thiệu bài
- Nêu mục đích, yêu cầu
HĐ2: Ôn các bài học trong chương I
- Thực hiện tiếp sức mỗi HS xung phong ghi tên một mũi khâu và thêu đã học
+ Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích
+ Ôn quy trình các mũi khâu, thêu đã học
- Hỏi :
+ Khi cắt vải theo đường thẳng cần chú ý điều gì ?
+ Nêu cách cầm vải và cầm kim khi khâu ?
+ Khâu thường được khâu theo chiều nào ?
+ Các mũi khâu thường được thực hiện ra sao ?
- Kết hợp cho HS quan sát tranh quy trình khâu thường và mẫu khâu để củng cố
+ Em hãy so sánh sự khác nhau ở mặt trái mũi khâu thường và khâu đột thưa?
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc nào ?
+ Kĩ thuật khâu đột thưa có điểm nào giống kĩ thuật khâu đột mau ?
+ ở mặt phải đường khâu đột mau có đặc điểm thế nào ? Được thực hiện theo quy tắc nào ?
- Kết hợp cho xem tranh quy trình và mẫu để củng cố
* Thêu : Cho HS xem 2 mẫu thêu và nhận ra mẫu thêu móc xích và thêu lướt vặn
+ Nêu quy trình thêu lướt vặn
+ Muốn thêu được đường lướt vặn cần chú ý điều gì ?
- Kết hợp cho xem tranh quy trình
+ Nêu kĩ thuật thêu móc xích
+ Khi kết thúc đường thêu cần làm gì ?
- GV nhận xét, giúp HS củng cố kiến thức
HĐ3: Trò chơi "Ai nhanh hơn"
- GV treo bảng lớp bất kì tranh quy trình nào về nội dung các mũi khâu thêu được ôn tập
- Cho HS phát hiện tên mũi khâu, thêu đó và nêu quy trình thực hiện
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Vật liệu, dụng cụ
- 5 em ghi bảng lớp.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp tham gia.
- Nêu ý kiến cá nhân
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Kĩthuật:Tiết16,17, 18
SGK: 42, SGV: 54
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
( Tiết 2, 3, 4 )
I. Mục tiêu : (Như tiết 1)
- HD chọn sản phẩm và tiến hành cắt, khâu, thêu,...
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh quy trình các bài đã học
- Mẫu khâu thêu
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ1: Nêu yêu cầu tiết học
- Lựa chọn sản phẩm - vận dụng kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học để thực hành
HĐ2: Yêu cầu thực hành theo nhóm
- Chọn những HS cùng lựa chọn ngồi cùng nhau để dễ dàng trao đổi
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS yếu
HĐ3: Thực hành
- Tiếp tục cho HS thực hành để hoàn thành sản phẩm
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
HĐ4: Đánh giá, nhận xét
- Đánh giá theo 2 mức độ : hoàn thành và chưa hoàn thành qua sản phẩm
- GV tuyên dương sản phẩm có nhiều sáng tạo, thể hiện năng khiếu.
HĐ5: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh minh hoạ về cây rau, hoa.
- Lắng nghe
- Ngồi theo nhóm
VD: Nhóm thêu khăn tay
Nhóm khâu áo búp bê
- HS thực hành.
- Hoạt động nhóm
- Lựa chọn sản phẩm, tự nhận xét, đánh giá, chọn sản phẩm đẹp
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 23 tháng 01 năm 2008
Kĩ thuật : Tiết 19
SGK: 44, SGV: 57
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu :
- HS biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa.
- Tranh minh họa ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ1: HDHS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa
- GV treo tranh (H1-SGK), HDHS quan sát tranh và đặt các câu hỏi:
+ Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn ?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV nhận xét, tóm ý và bổ sung.
- HDHS quan sát H2 và đặt các câu hỏi tương tự như trên để HS nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa.
- GV gợi ý để HS liên hệ về thu nhập của việc trồng rau, hoa so với các cây trồng khác ở địa phương.
HĐ2: HDHS tìm hiểu điều kiện , khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta?
- Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp mọi nơi?
- Em hãy cho VD một số loại cây rau, hoa theo mùa ở địa phương em?
- GV liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- GV tóm tắt những ND chính như ghi nhớ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa .
- Lắng nghe
- Quan sát tranh rồi thảo luận theo nhóm.
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Lắng nghe
- HS liên hệ về thu nhập trồng rau ở Trà Quế và trồng quật, cúc, lay-ơn,... ở Cẩm Hà.
- HS trả lời
- HS trả lời theo thực tế địa phương
- 3 em đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe
Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2008
Kĩ thuật : Tiết 20
SGK: 46, SGV: 59
Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
I. Mục tiêu :
- HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm sảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II. đồ dùng dạy học :
- Mẫu: Hạt giống, một số loại phân hóa học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
HĐ1: HDHS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
- HD học sinh đọc nội dung 1 SGK
- Đặt các câu hỏi yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và bổ sung.
HĐ2: HDHS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- HD học sinh đọc mục 2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- GV giới thiệu từng dụng cụ
- Nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ .
- GV bổ sung thêm các công cụ khác như cày, bừa, máy cày, ...giúp cho công việc lao động nhẹ hơn, nhanh hơn, năng suất cao hơn.
- GV tóm tắt nội dung chính
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa .
- Lắng nghe
- HS đọc thầm
- HS trả lời
- Nhóm 2 em thảo luận, trả lời
- Lắng nghe
- HS trả lời các câu hỏi mô tả về các dụng cụ lao động trong SGK
- HS nghe
- Lắng nghe
- 3 em đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe
File đính kèm:
- GA T11T20.doc