Kế HOạCH BàI GIảNG - TUầN: 12
Môn: Kỹ thuật
Bài: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tiết 1)
Tiết số: 12
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Biết được cách cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản .
- Thêu được các mũi cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản đúng kỹ thuật và đúng quy trình.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận, khả năng sáng tạo. Học sinh yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm ra.
- ở tiết 1, học sinh quan sát, nhận xét mẫu, thực hành đo cắt vải, khâu viền, in mẫu và thêu trang trí.
II. Đồ dùng: Mẫu khăn tay bằng vải có trang trí .
- Một số mẫu thêu đơn giản.
Học sinh: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 20cm
+ Khung thêu cầm tay
+ Kim khâu, kim thêu, chỉ màu các loại.
6 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 4174 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật 5: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế HOạCH BàI GIảNG - TUầN: 12
Môn: Kỹ thuật
Bài: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tiết 1)
Tiết số: 12
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
Biết được cách cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản .
Thêu được các mũi cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản đúng kỹ thuật và đúng quy trình.
Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận, khả năng sáng tạo. Học sinh yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm ra.
ở tiết 1, học sinh quan sát, nhận xét mẫu, thực hành đo cắt vải, khâu viền, in mẫu và thêu trang trí.
II. Đồ dùng: Mẫu khăn tay bằng vải có trang trí .
Một số mẫu thêu đơn giản.
Học sinh: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 20cm
+ Khung thêu cầm tay
+ Kim khâu, kim thêu, chỉ màu các loại.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 phút
Giới thiệu bài
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Học sinh lắng nghe, ghi vở.
7 phút
Hoạt động 1:
Quan sát, nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu khăn tay, yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm hình dạng của khăn tay.
Quan sát và nhận xét
- Khăn tay dùng để làm gì?
học sinh nêu
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm của khăn tay.
Học sinh lắng nghe, quan sát.
7 phút
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Hướng dẫn học sinh nêu các bước cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản.
Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện từng bước.
- Học sinh quan sát và trả lời.
GV nêu và giải thích minh họa một số điểm cần lưu ý khi thực hành cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay:
Đo và cắt vải, kích thước 20x20cm
Khâu trang trí viền khăn
In và thêu khăn tay
học sinh lắng nghe.
20 phút
Hoạt động 3: Học sinh thực hành
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành.
Tổ chức cho học sinh thực hành đo, cắt vải , in mẫu theo nhóm hoặc theo cặp.
Khâu trang trí viền khăn
In và thêu khăn tay
Học sinh thực hiện
GV giúp đỡ nhóm hoặc HS còn chậm.
2 phút
Củng cố
Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước cắt, khâu, thêu, trang trí khăn tay đơn giản
Học sinh nêu
1 phút
Nhận xét
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh
Dặn dò học sinh tiết sau tiếp tục thực hành.
Kế HOạCH BàI GIảNG - TUầN: 13
Môn: Kỹ thuật
Bài: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tiết 2)
Tiết số: 13
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
Thêu khăn tay đúng kỹ thuật.
Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận, khả năng sáng tạo. Học sinh yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm ra.
ở tiết 2, học sinh tiếp tục thực hành khâu thêu trang trí khăn để hoàn thành, trưng bày và đánh giá sản phẩm.
II. Đồ dùng: Mẫu khăn tay bằng vải có trang trí .
Một số mẫu thêu đơn giản.
Học sinh: + Sản phẩm của tiết trước
+ Khung thêu cầm tay
+ Kim khâu, kim thêu, chỉ màu các loại.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2 phút
Giới thiệu bài
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Học sinh lắng nghe, ghi vở.
28 phút
Hoạt động 3:
Học sinh tiếp tục thực hành thêu khăn tay.
GV kiểm tra sản phẩm của học sinh thêu trang trí ở giờ học trước.
GV khen những học sinh khâu cẩn thận, đẹp.
GV lưu ý học sinh trước khi thực hành :
Vận dụng được các đường thêu cơ bản đã học ở lớp 4, lớp 5 cho phù hợp.
Học sinh để sản phẩm thêu trên bàn trước mặt.
HS thực hành.
Kiểm tra sản phẩm của học sinh và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành, nhắc học sinh hoàn thành sản phẩm để trưng bày, đánh giá.
Tổ chức cho học sinh thực hành thêu trang trí theo nhóm.
Trong quá trình học sinh thực hành, GV quan sát, uốn nắn những học sinh còn lúng túng.
Các em trao đổi, học hỏi lẫn nhau
7 phút
Trưng bày và đánh giá sản phẩm
GV tổ chức cho các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm
Cho học sinh đọc các yêu cầu đánh giá.
Cho học sinh đánh giá lần nhau theo nhóm.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo 2 mức: hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Những học sinh hoàn thành sớm được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
1 học sinh đọc to SGK, cả lớp đọc thầm
Dựa theo SGK đánh giá.
Học sinh lắng nghe, quan sát và có thể nêu ý kiến.
2 phút
Nhận xét
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh
Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau học bài “Bày, dọn bữa ăn trong gia đình”
Kế HOạCH BàI GIảNG - TUầN: 14
Môn: Kỹ thuật
Bài: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn (tiết 3)
Tiết số: 14
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
HS thực hành chuẩn bị và bày, dọn một bữa ăn trong gia đình
Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng: - Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình ở thành phố và nông thôn.
- Các vật liệu, nguyên liệu, đồ dùng để bày dọn một bữa ăn trong gia đình.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản
Phương pháp, hình thức dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 phút
Kiểm tra bài cũ
GV nhận xét tiết thực hành trước.
Học sinh lắng nghe.
2 phút
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:
Mục tiêu:
Thực hành bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Học sinh lắng nghe, ghi vở.
7 phút
+ Tại sao cần phải bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn?
Học sinh trả lời.
GV tóm tắt các ý kiến trả lời của học sinh và giải thích, minh họa mục đích, tác dụng của việc sắp xếp món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
Học sinh theo dõi.
- Trong gia đình em thường sắp xếp món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn thế nào?
Học sinh liên hệ thực tế gia đình mình và trả lời.
GV nhận xét và tóm tắt một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố qua tranh ảnh.
học sinh lắng nghe và quan sát tranh
- Nêu yêu cầu của việc bày dọn thức ăn trước bữa ăn?
(dụng cụ cần khô ráo, vệ sinh, các món ăn sắp xếp hợp lý, thuận tiện cho mọi người ăn uống.)
- Để bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn em cần làm những việc gì?
Học sinh trả lời.
Hoạt động 2: Thực hành bày thức ăn trước bữa ăn
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm chuẩn bị bày một bữa ăn: Các món sao cho đầy đủ các chất dinh dưỡng? Bày thế nào cho đẹp?
HS thực hành
GV hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm của các nhóm.
HS nhận xét.
15 phút
Hoạt động 2: Thực hành thu dọn sau bữa ăn
- ở nhà em thường thu dọn sau bữa ăn thế nào?
YC HS thực hành thu dọn sau bữa ăn.
Học sinh liên hệ thực tế trả lời.
HS thực hành.
YCHS nhắc lại các ý chính học sinh vừa trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
Học sinh lắng nghe
3 phút
Củng cố - Nhận xét
Gọi học sinh nhắc lại cách bày, dọn bữa ăn .
1 học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh
Dặn dò học sinh về nhà giúp bố mẹ nấu và chuẩn bị bữa ăn. Bài sau “
File đính kèm:
- GA ki thuat 5.doc