Giáo án Kỹ thuật 4 tuần 1 đến 6

CHƯƠNG I : KĨ THUẬT CẮT – KHÂU – THÊU

Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, CẮT, KHÂU, THÊU

Tuần 1 : (1 Tiết )

I/ Mục tiêu:

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vô nút chỉ (gút chỉ ).

- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II/ Chuẩn bị:

GV: + Một số mẩu vải

 + Chỉ thêu, kim các cỡ

 + Kéo, phấn may, thước, khung thêu

HS: + Như GV

 + SGK

 

doc11 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kỹ thuật 4 tuần 1 đến 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : KĨ THUẬT CẮT – KHÂU – THÊU Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, CẮT, KHÂU, THÊU Tuần 1 : (1 Tiết ) I/ Mục tiêu: HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vô nút chỉ (gút chỉ ). Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II/ Chuẩn bị: GV: + Một số mẩu vải + Chỉ thêu, kim các cỡ + Kéo, phấn may, thước, khung thêu HS: + Như GV + SGK III/ Các hoạt động dạy – học : Giới thiệu bài: giới thiệu nội dung chương trình KT4_chương1_bài1. Hoạt động 1: quan sát, nhận xét về vật liệu khêu, thêu. Vải: HS đọc nội dung SGK, quan sát 1 số loại vải. Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên 1 số sản phẩm được làm từ vải? Nhận xét, bổ sung và tóm nội dung theo SGV, SGK. Chỉ : HS đọc nội dung B và trả lời câu hỏi Hãy nêu tên loại chỉ trong hình 1a, 1b? GV kết luận nội dung b theo SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. HS quan sát hình 2 SGK và 1 số loại kéo. ? Em hãy so sánh cấu tạo, hình dạng của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ? * Lưu ý khi sử dụng kéo: ? Em hãy nêu cách cầm kéo khi cắt vải? GV thực hiện cầm và cắt. 1- 2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải, HS quan sát – nhận xét. Hoạt động 3 : Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim: Hướng dẫn HS quan sát hình 4 SGK kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu các cỡ – trả lời. ? Mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu? HS quan sát hình 5b, b, c SGK và trả lời. ? Vẽ nút chỉ có tác dụng gì? HS thực hành xâu chỉ vào kim và vẽ nút chỉ. HS – GV nhận xét bổ sung. + Lưu ý: HS theo sách GV HS nêu theo nội dung SGK thực hành đâm kim qua vải. Hoạt động 4 : Quan sát, nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác: Hướng dẫn quan sát hình 6 SGK và dụng cụ mẫu, GV tóm tắt và kết luận: . Thước may . Thước dây . Khung thêu cầm tay . Phấn, khuy IV-/ Nhận xét – dặn dò : - GV nhận xét sự chuẩn bị – tinh thần thái độ học tập của HS. - Dặn dò chuẩn bị bài 2. Bài 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU Tuần 2 : (1 Tiết) I/ Mục tiêu: HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. Vạch được đường dấu trên vải và cắt được theo đường vạch dấu đúng qui trình kĩ thuật. GD ý thức an toàn lao động. II/ Chuẩn bị: GV – HS Một mảnh vải 20cm x 30cm Kéo cắt vải Phấn may, thước III/ Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét mẫu Làm việc cả lớp HS quan sát mẫu, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải. Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải. GV nhận xét bổ sung và kết luận. Hoạt động 2: Thao tác mẫu Vạch dấu trên vải : Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1a, b SGK. Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong trên vải? GV thực hiên vừa làm vừa giải thích 2 HS lên thực hiện lại. . Vạch dấu theo đường thẳng. . Vạch dấu theo đường cong. Cả lớp quan sát nhận xét. GV nêu 1 số điểm cần lưu ý. Cắt vải theo đường vạch dấu: Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 2a, b SGK Nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu? GV nhận xét bổ sung và thực hiện thao tác cắt vải theo đường thẳng, đường cong. Vừa thực hiện vừa giải thích. 2 HS thực hiện lai thao tác cắt vải. . Cắt theo đường thẳng. . Cắt theo đường cong. Cả lớp quan sát – nhận xét. GV nêu 1 số điểm cần lưu ý khi cắt vải. Hoạt động 3: HS thực hành Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu – dụng cụ. Nhắc lại các bước thực hiện vạch dấu và cắt vải. Chia lớp thành 4 nhóm. Quy định thời gian thực hành. HS thực hành. GV theo dõi giúp đỡ. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm đánh giá. Tổ chức trưng bày sản phẩm theo nhóm. GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. Các nhóm nhận xét – đánh giá. GV nhận xét – đánh giá. IV/ Nhận xét – Dặn dò: Nhận xét sự chuẩn bị – thái độ học tập. Chuẩn bị bài 3. Bài 3: KHÂU THƯỜNG (2 Tiết) I/ Mục tiêu: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu. Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II/ Chuẩn bị: GV: Tranh qui trình SGK. Mẫu khâu thường trên vải. GV – HS: Một mảnh vải 20cm x 30cm Chỉ, kim, kéo, phấn may, thước. III/ Các hoạt động dạy học: Tuần 3 : (Tiết 1) Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét mẫu HS làm việc theo nhóm. Nhóm HS quan sát mẫu khâu thường mặt trái, mặt phải. Kết hợp quan sát hình 3a,b SGK. Nêu nhận xét về mũi khâu thường? Thế nào là khâu thường? GV nhận xét – kết luận. HS đọc mục 1 phần ghi nhớ. Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật : Thực hiện một số thao tác khâu, thêu cơ bản. Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1 SGK. Nêu cách cầm vải, cầm kim? GV thực hiện – giải thích. Nêu 1 số điểm lưu ý. 2 nhóm đại diện lên thực hiện lại cách cầm vải, cầm kim GV kết luận nội dung 1. Thao tác kĩ thuật khâu thường: GV treo tranh quy trình Vạch dấu đường khâu: Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (trang quy trình) và SGK. + Nêu cách vạch dấu đường khâu thường? GV nhận xét và hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu theo 2 cách. GV thực hiện và giải thích HS quan sát theo dõi Cách 1: theo SGK Cách 2: Dùng kim gẩy một sợi vải cách cách mép vải 2cm (SGV) Khâu cách mũi khâu thường theo đường vạch dấu. HS quan sát tranh quy trình SGK đọc nội dung phần b mục 2 hình 5a, 5b,5c ? Bắt đầu khâu ta khâu như thế nào? ? Lên kim ở vị trí nào? ? Khâu mũi đầu và các mũi tiếp theo ta làm thế nào? GV thực hiện và hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường và giải thích. HS quan sát tranh quy trình kết hợp với SGK. Đọc nội dung phần kết thúc đường khâu hình 6a, b, c ? Khi khâu đến cuối đường dấu cần kết thúc đường khâu theo trình tự nào? GV thực hiện cách kết thúc đường khâu. HS quan sát, theo dõi. GV nêu một số điểm cần lưu ý . ? Khâu thường ta thực hiện mấy bước? GV ghi bảng các bước thực hiện. HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 14 Nhắc nhở HS về xem lại SGK và chuẩn bị cho tiết 2 thực hành. Tuần 4 : (Tiết 2) Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức về khâu thường Hs nêu lại kĩ thuật khâu thường. . Nêu cách bước kĩ thuật khâu thường GV treo tranh quy trình. 2 HS thực hiện các kĩ thuật khâu thường Lớp quan sát, nhận xét, GV bổ sung. Hoạt động 2: HS thực hành Chia lớp thành 5 nhóm. Nhắc nhở về an toàn lao động, vệ sinh. Xác định thời gian HS thực hành khâu mũi khâu thường. GV theo dõi giúp đỡ. Hoạt động 3: HS trưng bày sản phẩm, đánh giá kết quả Quy định vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Các nhóm trưng bày sản phẩm theo vị trí quy định GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. . Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mép vải. . Hoàn thành đúng thời gian quy định. Các nhóm nhận xét sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. GV nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài 4. Bài 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (2 Tiết) I/ Mục tiêu: HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II/ Chuẩn bị: GV: Mẫu khâu ghép hai mảnh vải bằng các mũi khâu thường. Tranh quy trình GV + HS: Hai mảnh vải hoa có kích thước bằng nhau. Chỉ khâu, kim, kéo, thước, phấn. III/ Các hoạt động dạy - học Tuần 5 : (Tiết 1) Giới thiệu bài Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét mẫu Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm quan sát mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường ? Đường khâu lá những mũi khâu gì? Các mũi khâu như thế nào? ? Hai mặt phải của hai mảnh vải được dặt như thế nào? Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép. ? Ứng dụng của việc khâu ghép hai mép vải là gì? Nêu kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng. Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật a/ Vạch dấu đường khâu: HS quan sát hình 1 SGK. HS nêu cách vạch dấu đường khâu và 1 HS lên thực hiện. Lớp quan sát – nhận xét. b/ Khâu lược ghép hai mép vải: HS quan sát hình 2 và đọc nội dung SGK GV thực hiện cách đặt vải úp 2 mặt phải của vải vào nhau – khâu lược. . Mục đích của việc khâu lược là gì? c/ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường HS quan sát hình 3a, 3b SGK và trả lời . Khâu ghép hai mép vải được thực hiện bằng mũi khâu nào và được thực hiện ở mặt trái hay mặt phải của hai mảnh vải. . Cuối đường khâu phải làm gì? 1 HS lên thực hiện cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường. 1 HS lên thực hiện cách kết thúc đường khâu Lớp quan sát – nhận xét GV nêu 1 số điểm cần lưu ý HS đọc ghi nhớ SGK/17 Hoạt động 3: HS thực hành nháp Kiểm tra vật liệu, dụng cụ. Lớp chia thành 4 nhóm. HS thực hành vạch dấu đường khâu, cách đặt 2 mảnh vải và khâu lược. Nhận xét – dặn dò. Tuần 6 : (Tiết 2) Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cách khâu ghép Khâu ghép hai mảnh vai thực hiện mấy bước ? Mục đích của khâu lược là gì? HS thực hiện cách vạch dấu và cách đặt hai mảnh vải. Nhận xét – bổ sung – lưu ý. Kiểm tra vật liệu, dụng cụ. Hoạt động 2: HS thực hành Chia lớp thành 4 nhóm Nhắc nhở về an toàn lao động, vệ sinh. Qui định thời gian. HS thực hành. GV theo dõi, giúp đỡ. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm và đánh giá. HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. Các nhóm tự nhận xét – đánh giá sản phẩm lẫn nhau. GV nhận xét – đánh giá. IV/ Nhận xét – Dặn dò : Nhận xét giờ học Dặn dò chuẩn bị bài 5.

File đính kèm:

  • docgiao an ki thuat tuan 1 den tuan 6(1).doc
Giáo án liên quan