1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ :
-GV hệ thống lại các kiến thực trọng tâm của tiết học trước.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động Dạy – Học:
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và các sử dụng kim :
-Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (SGK ) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu ( kim được làm bằng kim loại cứng , có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc . Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim . Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ)
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU (TT)
I/ MỤC TIÊU :
Như tiết 1
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1/Ổn định tổ chức:
-Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học.
-Hát tập thể.
-Kiểm tra dụng cụ học tập
2/Kiểm tra bài cũ :
-GV hệ thống lại các kiến thực trọng tâm của tiết học trước.
3/Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động Dạy – Học:
*Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và các sử dụng kim :
-Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (SGK ) kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
-GV bổ sung và nêu những đặc điểm chính của kim khâu, kim thêu ( kim được làm bằng kim loại cứng , có nhiều cỡ to, nhỏ khác nhau. Mũi kim nhọn, sắc . Thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim . Đuôi kim khâu hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ)
-Hướng dẫn HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c ( SGK ) để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định HS đọc nội dung b mục 2 (SGK) , có thể gọi 1-2 HS khác lên bản thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
-GV và HS khác nhận xét .
Lưu ý :
+Chọn chỉ có kích thước của sỡi nhỏ hơn lỗ ở đuôi kim . Trước khi xâu cần vuốt nhọn đầu sợi chỉ. Khi đầu sợi chỉ qua được lỗ kim thì kéo đầu sợi chỉ một đoạn bằng 1/3 sợi chỉ nếu khâu chỉ một, còn khâu chỉ đôi thì kéo cho 2 đầu sợi chỉ bằng nhau.
+Vê nút chỉ ( gút chỉ ) bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào đầu sợi chỉ dài hơn . Sau đó quấn một vòng chỉ quanh ngón tay trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ để vê cho đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng chỉ ra đầu ngón trỏ. Có thể nút chỉ bằng cách làm thành vòng chỉ ở cuối sợi chỉ. Sau đó luồn chỉ qua và thắt nút. Cách nút chỉ này đơn giản nhưng chỗ thắt nút nhỏ nên dễ bị tuột.
-GV vừa nêu những đặc điểm vừa thực hiện thao tác minh hoạ để HS biết cách xâu chỉ và vê nút chỉ.
-GV có thể thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ nhưng vê nút chỉ qua mắt vải . Sau đó rút kim , kéo sợi chỉ tuột ra khỏi mảnh vải để HS thấy được tác dụng của vê nút chỉ.
*Hoạt động 5: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm nhỏ ( 2 – 4 HS/ nhóm ) để các em trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau
-Trong quá trình thực hành, GV đến các bàn quan sát ,chỉ dẫn hoặc giúp đỡ thêm những em cón lúng túng.
-Đánh giá kết quả thực hành: GV gọi một số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ. HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
-GV đánh giá kết qủa học tập của một số HS.
4/Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét giờ học. Tuyên dương HS học tốt. Nhắc nhở các em còn chưa chú ý.
-Dặn học sinh đọc bài mới và chuẩn bị vật liệu , dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự.
-Hát theo bắt nhịp của lớp trưởng.
-Mang ĐDHT để lên bàn cho GV kiểm tra.
-Lắng nghe
-HS quan sát hình 4 (SGK ), kết hợp với quan sát mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS lắng nghe.
-Quan sát, đọc theo yêu cầu.
-2 HS khác lên bản thực hiện thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
-Lắng nghe.
-Quan sát hướng dẫn GV.
-HS thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ..
-1-2 HS thực hiện các thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ.HS khác nhận xét các thao tác của bạn.
File đính kèm:
- KI THUAT TUAN 2.doc