I- Mục tiêu
- Học sinh biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản để cắt , khâu, thêu.
- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
- Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II- Đồ dùng dạy học
- Một số mẫu vải, chỉ khâu và chỉ thêu các màu.Kim khâu, kim thêu các cỡ.
- Kéo cắt chỉ, kéo cắt vải.Khung thêu cầm tay, sap hoặc nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây, đê, khuy cài khuy bấm.Một số sản phẩm may, khâu, thêu.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu
36 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được rau, hoa cần có gì ?
- GV nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa
- Cho HS đọc mục 2 SGK và TLCH:
- H1 vẽ cái gì và được sử dụng để làm gì
- Hãy mô tả cái cuốc ?
- H2 vẽ cái gì và được sử dụng để làm gì
- Hãy mô tả cái dầm xới ?
- H3 vẽ cái gì ? mô tả và dùng để làm gì
- H4 vẽ cái gì ? mô tả và nêu công dụng ?
- H5 là cái gì ? được dùng làm gì ? mô tả
- Khi sử dụng chúng ta cần lưu ý điều gì
- GV nhận xet và kết luận
- Cho HS đọc phần ghi nhớ cuối bài
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Gieo trồng cây cần có hạt giống
- HS trả lời
- Cần cung cấp các chất dinh dưỡng
- HS trả lời
- Cần có đất trồng
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Vẽ cái cuốc, dùng để cuốc đất
- HS nêu
- Là cái dầm, dùng đẻ xới cho đất tơi
- HS nêu
- H3 là cái cào, dùng để cào cho đất tơi
- H4 là cái vồ dùng để đập đất khô cho nhỏ
- H5 là bình để tưới nước cho cây
- Khi sử dụng cần đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động
- Vài HS đọc ghi nhớ
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Khi trồng rau, hoa cần có vật liệu và dụng cụ nào ?
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2005
Kĩ thuật
Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa
- Có ý thức chăm sóc cây rau hoa đúng kỹ thuật
B. Đồ dùng dạy học
- Phô tô hình trong SGK
- Sưu tầm tranh minh họa
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Sau khi học xong bài “ Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa ” em cần ghi nhớ gì ?
III. Dạy bài mới
+ HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây
- GV treo tranh cho học sinh quan sát và hỏi: Cây rau, hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào
- GV kết luận: Điều kiện gồm nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, đất, không khí
+ HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây
- Cho học sinh đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong bài để tìm hiểu về các điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí đối với cây.
- Giúp HS năm được các ý cơ bản là:
* Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh
* Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện ngoại cảnh không phù hợp
- GV nhận xét và kết luận
- Gọi vài em đọc ghi nhớ
- Hát
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh nêu: Các điều kiện ngoại cảnh của cây rau và hoa
- Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, đất, không khí
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc SGKvà trả lời các câu hỏi trong bài
- Nhận xét và bổ xung
- Vài em đọc ghi nhớ
IV. Hoạt động nối tiếp
- Nêu các điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa
- Nhận xét về tinh thần và thái độ học tập của học sinh
- Về nhà chuẩn bị vật liệu giờ sau thực hành
Tuần 17
Thứ ba, ngày 27 tháng 12 năm 2005
Kỹ thuật
Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa( Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa
- Sử dụng được cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa
- Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Cây rau, hoa cần các điều kiện ngoại cảnh nào để phát triển ?
III. Dạy bài mới
+ HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích và cách làm đất
* Mục đích làm đất
- Thế nào là làm đất
- Vì sao phải làm đất trước khi gieo trồng
- Làm đất tơi xốp có tác dụng gì ?
- Người ta tiến hành làm bằng các công cụ nào ?
- GV nhận xét và kết luận
* Các bước thực hiện
- Khi làm đất người ta thực hiện những công việc nào ?
- Làm bằng công cụ nào ?
- Nhận xét và bổ xung
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật lên luống
- Tại sao phải lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa ?
- Người ta lên luống để trồng loại cây rau, hoa nào ?
- Gọi học sinh nhắc lại cách dử dụng cuốc, vồ đập đất
- GV hướng dẫn cách lên luống theo các bước trong SGK
- GV làm mẫu và giải thích các yêu cầu kỹ thuật
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Là cuốc hoặc cày đất lên sau đó làm nhỏ tơi và loại bỏ cỏ
- Vì đất nhỏ và tơi xốp mới gieo trồng được
- Làm cho đất có nhiều không khí, hạt dễ nảy mầm, rễ cây dễ hút nước và chất dinh dưỡng
- Công cụ làm đất là cuốc, cày, bừa, vồ....
- Phải cuốc, cày lật đất lên rồi bừa hoặc đập nhỏ đất và loại bỏ cỏ dại
- Rau, hoa không chịu được ngập úng khô hạn nên phải lên luống để thoát nước và dễ tưới, đi lại chăm sóc dễ dàng
- Hầu hết các loại rau, hoa đều phải lên luống
- Vài học sinh nhắc lại cách sử dụng các công cụ làm đất
Học sinh quan sát theo dõi, ghi chép các nội dung giáo viên hướng dẫn để chuẩn bị thực hành
IV. Hoạt động nối tiếp
- Tại sao phải làm đất lên luống trước khi gieo trồng rau, hoa
- Chuẩn bị cuốc, cào, vồ đập đất để giờ sau thực hành
Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2005
Kỹ thuật
Làm đất, lên luống để gieo trồng rau, hoa
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa
- Sử dụng được cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa
- Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa sách giáo khoa
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành:
- Mảnh vườn, cuốc, cào, thước dây, cọc tre hoặc gỗ
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Nêu các thao tác kỹ thuật khi lên luống ?
III. Dạy bài mới
+ HĐ3: Thực hành làm đất lên luống trồng rau, hoa
- Gọi học sinh nhắc lại những mục đích và các bước làm đất lên luống
- Cho học sinh nêu các công việc cần làm trong giờ thực hành
- Kiểm tra dụng cụ thực hành
- GV chia vị trí cho các tổ thực hành
- Cho học sinh thực hành lên luống
- GV theo dõi giúp đỡ và nhắc nhở học sinh thực hành đảm bảo an toàn lao động
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Các tổ cử thành viên ban giám khảo
- GV và ban giám khảo kiểm tra và đánh giá theo các tiêu chí:
- Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ
- Thực hiện đúng thao tác
- Luống và rãnh tương đối thẳng, đảm bảo kỹ thuật
- Hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo an toàn lao động
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Vài học sinh nhắc lại mục đích và các bước làm đất lên luống
- Học sinh nêu:
Dùng thước đo chiều dài, rộng của luống, rãnh luống
Đánh dấu và đóng cọc vào các vị trí
Căng dây qua các cọc
Dùng cuốc đánh rãnh kéo đất ở rãnh lên mặt luống theo đường dây căng và nhặt cỏ, gạch, đá.....
- Học sinh thực hành theo tổ
- Cử các tổ trưởng cùng tham gia chấm điểm
IV. Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét về thái độ và kết quả học tập của học sinh
- Về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu để thực hành
Tuần 18
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2006
Kỹ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
- Có ý thức làm việc cẩn thận ngăn nắp đúng quy định
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
- Vật liệu và dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông. Đĩa đựng hạt
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Lên luống có tác dụng gì
III. Dạy bài mới
+ HĐ1: HDHS quan sát và nhận xét mẫu
- Cho học sinh quan sát mẫu và hỏi:
- Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt...
- GV nhận xét: Việc đem gieo hạt giống để theo dõi và quan sát thời gian nảy mầm, số hạt nảy mầm gọi là thử độ nảy...
- Tại sao phải thử độ nảy mầm
+ HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Cho học sinh đọc SGK và nêu các bước thử độ nảy mầm
- GV nhắc nhở một số chú ý:
Đĩa dùng để thử phải có đáy bằng phẳng
Nên dùng bông thấm nước để thử
Xếp các hạt đều nhau một khoảng cách +HĐ3: Học sinh thử độ nảy mầm
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu thực hành và nêu nhiệm vụ:
- Mỗi em thử một loại hạt giống và theo dõi quan sát để ghi các ndung vào VBT
- Hát
- Hai học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh trả lời: Đó là đem hạt giống gieo vào đĩa có bông ẩm để hạt nảy mầm
- Nhận xét và bổ xung
- Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu tránh gây lãng phí và năng suất thấp
- Học sinh đọc SGK và nêu các bước thực hiện thử độ nảy mầm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lấy dụng cụ vật liệu để thử độ
nảy mầm
- Thực hành thử độ nảy mầm và mang về
nhà để theo dõi tiến trình phát triển của
giống
IV- Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục thử độ nảy mầm để giờ sau trưng bày sản phẩm
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2006
Kĩ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
- Có ý thức làm việc cẩn thận ngăn nắp đúng quy định
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
- Vật liệu và dụng cụ: Hạt giống, giấy thấm nước, bông. Đĩa đựng hạt
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra:Tại sao phải thử độ nảy mầm?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ4: Đánh giá kết quả học tập
- Cho học sinh trưng bày và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét rút ra qua thực hành theo mẫu.
- Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
- Vật liệu dụng cụ thực hành đảm bảo kỹ thuật
- Tiến hành thử độ nảy mầm đúng các bước trong quy trình kỹ thuật, hạt có kết quả
- Ghi chép theo dõi và rút ra được nhận xét
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành
- Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
IV.Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Về nhà đọc trước và chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- Ki thuat ki I.doc