Giáo án Kĩ thuật 5 kì 2 - Giáo viên Nguyễn Thị Thanh

KỸ THUẬT

 Tiết 19 NUÔI DƯỠNG GÀ

I. Mục tiêu:

 Học sinh cần phải

- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà

- Biết cách cho gà ăn uống

- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà

II. Đồ dùng dạy học:

 Hình minh họa trong SGK

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Để gà lớn nhanh, khẻo mạnh chúng ta phải làm gì?

 Giáo viên nhận xét chung

B. Dạy bài mới:

1, Giới thiệu bài :

2, Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà:

 

doc26 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kĩ thuật 5 kì 2 - Giáo viên Nguyễn Thị Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết của Rô-bốt. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn . Giáo viên và học sinh bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2.Quan sát , nhận xét mẫu: -Để lắp được Rô-bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận. Hãy kể tên những bộ phận đó. - Học sinh quan sát Rô-bốt để trả lời . 3 Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: a.Hướng dẫn chọn các chi tiết: Học sinh lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết xếp vào hộp b.Lắp từng bộ phận: *Lắp chân Rô-bốt (H2-Sgk) - Giáo viên gọi 1 học sinh lên lắp mặt trước của 1 chân Rô- bốt. - Giáo viên nhận xét bổ sung, hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ 2 của Rô- bốt . Gọi 1 học sinh lên lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân Rô-bốt. -Mỗi chân Rô-bốt được lắp từ mấy thanh chữ U dài . - Giáo viên nhận xét, hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân *Lắp thân Rô-bốt (H3-Sgk)Rô-bốt. - Học sinh thực hành lắp , học sinh khác nhận xét. -Em hãy chọn các chi tiết và lắp thân Rô-bốt. - Giáo viên nhận xét , bổ sung cho hoàn thiện bước lắp . - Học sinh trả lời ,và thực hiện. *Lắp đầu Rô-bốt (H4-Sgk) - Học sinh quan sát H4 và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa . - Giáo viên nhận xét và tiến hành lắp đầu Rô-bốt. *Lắp các bộ phận khác (H5-Sgk) - GV hướng dẫn lắp 1 tay Rô-bốt . -Dựa vào H5b em hãy chọn các chi tiết và lắp ăng ten . - Dựa vào H5c em hãy chọn các chi tiết và lắp trục bánh xe . - c.Lắp ráp Rô-bốt - Giáo viên hướng dẫn lắp ráp Rô-bốt theo các bước trong Sgk, kiểm tra sự nâng lên , hạ xuống của 2 tay Rô-bốt. d.Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp :Như các tiết trước. 4.Nhận xét-dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của Rô-bốt - Về thực hành tiếp ở nhà - Học sinh quan sát và 1 học sinh lên bảng lắp tay thứ 2 của Rô-bốt. -Học sinh cả lớp quan sát các H5và thực hành lắp . Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009 Kĩ Thuật Tiết 31 Lắp Rô- bốt (Tiết 2) I. Mục tiêu Học sinh cần phải : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp Rô-bốt. - Lắp được Rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp , tháo các chi tiết của Rô-bốt II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn. - Giáo viên và học sinh bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước lắp rô bốt B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2. Thực hành lắp rô bốt a/Chọn chi tiết. - Giáo viên kiểm tra học sinh chọn các chi tiết. - Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp b/ Lắp từng bộ phận. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp Rô-bốt . -Yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk. - GV nhắc học sinh cần lưu ý một số điểm sau: +Lắp chân Rô-bốt là chi tiết khó lắp vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân Rô-bốt cần lắp các ốc , vít ở phía trong trước . +Lắp tay Rô-bốt phải quan sát kĩ H5a-Sgk và chú ý lắp 2 tay đối nhau. +Lắp đầu Rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau. - Giáo viên theo dõi uốn nắn kịp thời nhóm còn lúng túng. - Học sinh đọc ghi nhớ trước khi thực hành để học sinh nắm rõ quy trình lắp Rô-bốt . - Học sinh thực hành lắp Rô-bốt theo nhóm đã chuẩn bị. c/ Lắp ráp Rô-bốt (H1-Sgk) - HS lắp ráp Rô-bốt theo các bước trong sgk. - Chú ý khi lắp thân Rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác . -Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay Rô-bốt. - Học sinh tiến hành lắp rô bốt. 3.Nhận xét - dặn dò: - Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép Rô-bốt. - Về chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành. Thứ năm ngày 30 tháng 4 năm 2009 Kĩ Thuật Tiết 32 Lắp Rô- bốt (Tiết 3) I. Mục tiêu Học sinh cần phải : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp Rô-bốt. - Lắp được Rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp , tháo các chi tiết của Rô-bốt II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn. - Giáo viên và học sinh bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III.Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước lắp rô bốt Giáo viên nhận xét và củng cố lại B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2. Thực hành + Lắp từng bộ phận. - Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh tiết trước. - Giáo viên cần theo dõi uốn nắn kịp thời nhóm còn lúng túng. - Học sinh tiếp tục thực hành lắp Rô-bốt. + Lắp ráp Rô-bốt (H1- SGK). - Học sinh lắp ráp theo các bước trong sách giáo khoa . - Giáo viên nhắc học sinh cần lưu ý một số điểm sau: +Lắp chân Rô-bốt là chi tiết khó lắp vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân Rô-bốt cần lắp các ốc , vít ở phía trong trước . +Lắp tay Rô-bốt phải quan sát kĩ H5a-Sgk và chú ý lắp 2 tay đối nhau. +Lắp đầu Rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau. - Giáo viên cần theo dõi giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. - Học sinh tiếp tục lắp rô bốt của nhóm mình. 3.Đánh giá sản phẩm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm . - Giáo viên nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III sách giáo khoa - Học sinh trưng bày sản phẩm - Lớp cử 2-3 bạn dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn. - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh theo 2 mức: hoàn thành và chưa hoàn thành. Những học sinh hoàn thành sớm, sản phẩm đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt. - Giáo viên nhắc học sinh tháo các chi tiết và xếp vào hộp. - Học sinh đánh giá sản phẩm 4.Nhận xét-dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp Rô-bốt. - HS chuẩn bị trước mô hình mình định lắp để học bài " Lắp ghép mô hình tự chọn " Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2009 Kĩ Thuật Tiết 33 Lắp ghép mô hình tự chọn (Tiết 1) I Mục tiêu: HS cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được . II. Đồ dùng dạy học Học sinh chuẩn bị bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5 III.Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2. Thực hành a, Chọn mô hình lắp ghép. - Giáo viên cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi trong sách giáo khoa hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu học sinh quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sách giáo khoa hoặc hình vẽ tự sưu tầm. - Các nhóm chọn mô hình để lắp ghép. b. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. +/ Hướng dẫn chọn các chi tiết 1/ Gợi ý lắp máy bừa. a/ Hãy điền vào chỗ ..... số lượng từng loại chi tiết và dụng cụ vào bảng sau để lắp máy bừa: Tên gọi Số lượng Tấm lớn Tấm 2 lỗ Thanh thẳng 11 lỗ Thanh thẳng9 lỗ Thanh thẳng 6 lỗ Thanh thẳng 3 lỗ Thanh chữ U dài Thanh chữ U ngắn Thanh chữ L dài Vành bánh xe. -Các nhóm thảo luận để chọn chi tiết cho đúng. 3.Nhận xét-dặn dò: - GV nhận xét ý thức học tập của HS và khen ngợi những nhóm học tập tích cực. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho giờ học sau. Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2009 Kĩ Thuật Tiết 34 Lắp ghép mô hình tự chọn(Tiết 2) I. Mục tiêu HS cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được . II. Đồ dùng dạy học Học sinh chuẩn bị bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5 III.Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2. Thực hành a/Chọn chi tiết. + Em chọn lắp mô hình nào? Cần có những chi tiết nào? - Học sinh nêu - Yêu cầu học sinh chọn chi tiết Học sinh tự chọn Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh b/ Lắp từng bộ phận. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa để nắm vững quy trình lắp ghép các mô hình đã học . -Yêu cầu học sinh đảm bảo đúng quy trình lắp ghép. - Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học để thực hành c/ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. - HS lắp ráp mô hình theo các bước đã học. - Chú ý khi lắp ráp các mô hình hoàn chỉnh HS phải kiểm tra sự hoạt động của mô hình - Học sinh thực hành theo nhóm 5 3.Nhận xét-dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép các mô hình. - Về tập lắp tiếp, chuẩn bị tiết sau tiếp tục thực hành. Thứ năm ngày 16 tháng 5 năm 2009 Kĩ Thuật Tiết 35 Lắp ghép mô hình tự chọn(Tiết 3) I. Mục tiêu Học sinh cần phải: - Lắp được mô hình đã chọn đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được . II. Đồ dùng dạy học Học sinh chuẩn bị bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5 III.Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh B.Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : 2. Thực hành Học sinh thực hành lắp mô hình mình đã chọn Giáo viên nhận xét chung - Lắp từng chi tiết - Lắp từng bộ phận - Học sinh thực hành theo nhóm đã chuẩn bị - GV yêu cầu học sinh nhớ lại phần ghi nhớ trong Sgk để nắm vững quy trình lắp ghép các mô hình đã học . -Yêu cầu học sinh đảm bảo đúng quy trình lắp ghép. - Học sinh nhớ lại các kiến thức đã học để thực hành c/ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. - HS lắp ráp mô hình theo các bước đã học. - Chú ý khi lắp ráp các mô hình hoàn chỉnh HS phải kiểm tra sự hoạt động của mô hình - Học sinh tiến hành lắp dĐánh giá sản phẩm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm - Giáo viên nêu những tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm theo mục III sgk - Giáo viên nhận xét , đánh giá sản phẩm theo 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành. Những HS hoàn thành sớm, đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật ,có tính sáng tạo được đánh giá ở mức hoàn thành tốt. - Giáo viên nhắc học sinh tháo các chi tiết và cất đúng vào vị trí các ngăn trong hộp - Học sinh trưng bày sản phẩm. - Học sinh dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn và của mình. 3. Nhận xét-dặn dò: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép các mô hình. - Tổng kết môn học.

File đính kèm:

  • docKi thuat L5 K2 chi tiet.doc
Giáo án liên quan