BÀI 2:
THÊU DẤU NHÂN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
- Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
2 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ thuật 5 bài 2: Thêu dấu nhân (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2:
THÊU DẤU NHÂN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
- Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
1/ Bài mới:
v GTB: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
v Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
* Tóm tắt: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phảng đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để trang trí
v Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục II SGK.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung của mục I và quan sát H2 SGK để nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2a và quan sát H3 SGK để nêu cách bắt đầu thêu. GV lưu ý 1 số điểm sau:
+ Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.
+ Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai dài gấp đôi khoảng cách xuống kim ở đường dấu
thứ nhất.
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- Hướng dẫn HS quan sát H5 SGK và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai toàn bộ các thao tác thêu dấu nhân.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li.
- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V.
- Lắng nghe.
- Nêu các bước thêu dấu nhân.
- HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với cách vạch dấu đường thêu chữ V.
- HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- HS nêu.
- Nhắc lại.
TIẾT 2
v Hoạt động 3: HS thực hành
- Gọi HS nhắc lại các thêu dấu nhân.
- Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
- Lưu ý HS nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS.
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm, quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
v Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
2/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành thêu dấu nhân của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị một mảnh vải, kim, chỉ, kéo, bút chì để học bài “Cắt khâu, thêu túi xách tay đơn giản”.
- HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu của sản phẩm và thực hành.
- HS nêu yêu cầu đánh giá và đánh giá sản phẩm được trưng bày.
????
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...
.....
.....
????
RÚT KINH NGHIỆM
...
...
...
.....
File đính kèm:
- Giao an ki thuat 5(1).doc