I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Biết được cách liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
3. Thái độ
- Hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa.
Tranh minh họa lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Học sinh: Tranh, ảnh cây rau, hoa.
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kĩ thuật 4 - Tiết 19 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û lời.
- Theo dõi.
- Quan sát.
- Kiểm tra.
KĨ THUẬT(30)
BÀI 16: LẮP XE NÔI
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
2. Kĩ năng
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080); Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi.
a) Chọn các chi tiết để lắp xe nôi
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Vị trí trong, ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
c) Lắp ráp xe nôi
- GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong SGK và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe nôi.
- Theo dõi, quan sát HS thực hành để kịp thời uốn nắn cho các em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Xe nôi chuyển động được.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Kiểm tra.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
KĨ THUẬT(31)
BÀI 17: LẮP Ô TÔ TẢI
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
2. Kĩ năng
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080); Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn quan sát từng bộ phận của ô tô tải và đặt câu hỏi:
+ Để lắp được ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận?
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK cho đúng, đủ.
- Yêu cầu HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H2 – SGK)
- Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần?
- GV tiến hành lắp từng phần.
* Lắp ca bin (H3 – SGK)
- Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK) nêu các bước lắp ca bin.
- GV tiến hành lắp theo các bước trong SGK.
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (H4, 5 – SGK)
- GV gọi HS lên lắp bộ phận này.
- GV nhận xét.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK.
- Yêu cầu HS kiểm tra sự chuyển động.
d) Hướng dẫn thao tác tháo các chi tiết
- Tháo rời từng bộ phận, từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Quan sát.
- Theo dõi.
+ 3 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, ca bin, thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- Chúng ta thường thấy các xe ô tô tải chạy trên đường, trên xe chở đầy hàng hóa.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Cần lắp 2 phần: giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin.
- Theo dõi.
- Có 4 bước.
- Quan sát.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Kiểm tra.
KĨ THUẬT(32)
BÀI 17: LẮP XE Ô TÔ TẢI
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
2. Kĩ năng
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080); Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp ô tô tải.
a) Chọn các chi tiết để lắp ô tô tải
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
- GV lưu ý một số điểm sau:
+ Khi lắp sàn ca bin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp ca bin, chú ý lắp tuần tự theo H3a), b), c), d) để đảm bảo đúng quy trình.
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV lưu ý khi lắp các bộ phận phải:
+ Chú ý vị trí trong, ngoài của các bộ phận với nhau.
+ Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
- Theo dõi, quan sát HS thực hành để kịp thời uốn nắn cho các em còn lúng túng.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp đúng mẫu và theo đúng quy trình.
+ Ô tô tải lắp chắc chắn, không xộc xệch.
+ Ô tô tải chuyển động được.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Thực hiện.
- Theo dõi.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
KĨ THUẬT(33)
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080)
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện:
+ Lắp cầu vượt.
+ Lắp ô tô kéo.
+ Lắp cáp treo.
- Quan sát.
KĨ THUẬT(34)
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080)
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết.
- Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK.
- Các chi tiết phải xếp từng loại vào nắp hộp.
* Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
- Yêu cầu HS lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp mô hình hoàn chỉnh.
KĨ THUẬT(35)
BÀI 18: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
(TIẾT 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2033à2080)
- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.(THKT 2081à2128)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Trưng bày sản phẩm.
- Tự đánh giá sản phẩm.
- Thực hiện.
File đính kèm:
- KT ki 2.doc