Giáo án Kĩ thuật 4 (2 kỳ)

CHƯƠNG I: KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU

TUẦN 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU

TIẾT 1

 I. Mục tiêu:

- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.

- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.

- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

 II. Đồ dùng dạy học:

Một số mẫu dụng cụ và vật liệu cắt, khâu, thêu:

- Một số mẫu vải và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.

- Kim khâu, kim thêu các cỡ.

- Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.

- Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, phấn màu dùng để vạch dấu trên vải, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may, đê, khuy cài, khuy bấm.

- Một số sản phẩm may, khâu, thêu.

 

doc37 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Kĩ thuật 4 (2 kỳ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho cả lớp tập lắp vít. b/ Tháo vít: - GV hướng dẫn HS cách tháo vít kết hợp với quan sát hình 3/Sgk để trả lời câu hỏi Sgk. c/ Lắp ghép một số chi tiết: - GV thao tác mẫu một trong 4 mối ghép trong hình 4/Sgk. - Trong khi thao tác mẫu, GV đặt câu hỏi yêu cầu HS gọi tên và số lượng của mối ghép. - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép. HĐ3: HS thực hành - GV yêu cầu các nhóm HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4a,4b,4c,4d,4e, yêu cầu mỗi nhóm HS lắp 2-4 mối ghép. - Trong khi HS thực hành GV nhắc nhở: + Phải sử dụng cờ-lê và tua-vít để tháo, lắp các chi tiết. + Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít. + Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết để tránh rơi vãi. + Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc ở mặt trái của mô hình. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá: + Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình. + Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. - GV nhận xét kết quả học tập của HS. IV. Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp cái đu. * Hoạt động của học sinh - Quan sát và lắng nghe. - HS trả lời - Nhận xét và bổ sung. - Lắng nghe. - HS thực hành kiểm tra tên gọi và nhận dạng. - Quan sát. - HS thực hành . - HS trả lời - Quan sát - HS trả lời - Quan sát - HS thực hành lắp ghép các mối ghép. - HS trưng bày kết quả thực hành. - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm. TUẦN 27: LẮP CÁI ĐU TIẾT 1 I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu cái đu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: + Cái đu có những bộ phận nào? - GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong Sgk a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết b/ Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ đu ( hình 2/Sgk) * Lắp ghế đu ( hình 3/Sgk) * Lắp trục đu vào ghế đu ( hình 4/Sgk) c/ Lắp ráp cái đu - GV tiến hành lắp các bộ phận ( lắp hình 4 vào hình 2) để hoàn thành cái đu như hình 1/Sgk. Sau đó kiểm tra sự dao động của cái đu. d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết IV. Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp cái đu. * Hoạt động của học sinh - Quan sát - HS trả lời - Lắng nghe - Quan sát và lắng nghe. TUẦN 28: LẮP CÁI ĐU TIẾT 2 * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ3: HS thực hành lắp cái đu a/ HS chọn các chi tiết để lắp cái đu - GV đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp cái đu. b/ Lắp từng bộ phận c/ Lắp ráp cái đu - GV nhắc HS quan sát hình 1/Sgk để lắp ráp hoàn thiện cái đu. - GV theo dõi, quan sát HS để kịp thời uốn nắn, bổ sung các HS còn lúng túng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch + Ghế đu dao động nhẹ nhàng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. * Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp xe nôi. * Hoạt động của học sinh - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS chọn chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp. - HS thực hành, kiểm tra sự chuyển động của ghế đu. - HS trưng bày sản phẩm - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. TUẦN 29: LẮP XE NÔI TIẾT 1 I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe nôi và đặt câu hỏi: + Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận? - GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn lắp xe nôi theo quy trình trong Sgk a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết b/ Lắp từng bộ phận * Lắp tay kéo ( hình 2/Sgk) * Lắp giá đỡ trục bánh xe ( hình 3/Sgk) * Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe ( hình 4/Sgk) * Lắp thành xe với mui xe (hình 5/Sgk) * Lắp trục bánh xe (hình 6/Sgk) c/ Lắp ráp xe nôi - GV tiến hành lắp ráp xe nôi theo quy trình trong Sgk. Sau đó kiểm tra sự chuyển động của xe. d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. IV. Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp xe nôi. * Hoạt động của học sinh - Quan sát - HS trả lời - Lắng nghe - Quan sát và lắng nghe. - Quan sát TUẦN 30: LẮP XE NÔI TIẾT 2 * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ3: HS thực hành lắp xe nôi a/ HS chọn các chi tiết để lắp xe nôi - GV đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp xe nôi. b/ Lắp từng bộ phận c/ Lắp ráp xe nôi - GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong Sgk và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch - GV theo dõi, quan sát HS để kịp thời uốn nắn, bổ sung các HS còn lúng túng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp xe nôi đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Xe nôi lắp chắc chắn, không bị xộc xệch + Xe nôi chuyển động được. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. * Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp ô tô tải. * Hoạt động của học sinh - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS chọn chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp. - HS thực hành, kiểm tra sự chuyển động của xe. - HS trưng bày sản phẩm - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. TUẦN 31: LẮP Ô TÔ TẢI TIẾT 1 I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ô tô tải. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe ô tô tải đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ô tô tải. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của xe ô tô tải và đặt câu hỏi: + Để lắp được xe ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận? - GV nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế. HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV hướng dẫn lắp ô tô tải theo quy trình trong Sgk a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết b/ Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin ( hình 2/Sgk) * Lắp ca bin ( hình 3/Sgk) * Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (hình 4, 5/Sgk) c/ Lắp ráp xe ô tô tải - GV tiến hành lắp ráp xe ô tô tải theo quy trình trong Sgk. Sau đó kiểm tra sự chuyển động của xe. d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. IV. Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp xe ô tô tải. * Hoạt động của học sinh - Quan sát - HS trả lời - Lắng nghe - Quan sát và lắng nghe. - Quan sát TUẦN 32: LẮP Ô TÔ TẢI TIẾT 2 * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ3: HS thực hành lắp ô tô tải a/ HS chọn các chi tiết để lắp ô tô tải - GV đến từng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp xe nôi. b/ Lắp từng bộ phận c/ Lắp ráp ô tô tải - GV nhắc HS phải lắp theo quy trình trong Sgk và chú ý vặn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch - GV theo dõi, quan sát HS để kịp thời uốn nắn, bổ sung các HS còn lúng túng. HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp ô tô tải đúng mẫu và theo đúng quy trình. + Ô tô tải lắp chắc chắn, không bị xộc xệch + Ô tô tải chuyển động được. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS và nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. * Nhận xét, dặn dò: - Bài sau: Lắp ghép mô hình tự chọn. * Hoạt động của học sinh - HS nhắc lại ghi nhớ. - HS chọn chi tiết và xếp từng loại vào nắp hộp. - HS thực hành, kiểm tra sự chuyển động của xe. - HS trưng bày sản phẩm - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. TUẦN 33-34-35: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN TIẾT 1,2,3 I. Mục tiêu: - Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. - Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. Các hoạt động dạy học: * Hoạt động của GV A. Giới thiệu bài: B. Bài mới: HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép - GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép. HĐ2: Chọn và kiểm tra các chi tiết - GV yêu cầu các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp. HĐ3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn a/ Lắp từng bộ phận b/ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh HĐ4: Đánh giá kết quả học tập - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá: + Lắp được mô hình tự chọn + Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình. + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS - GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. * Hoạt động của học sinh - HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong Sgk hoặc sưu tầm. - HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ. - HS thực hành. - HS trưng bày sản phẩm. - HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn - HS tháo các chi tiết.

File đính kèm:

  • docgiaoankithuat.doc
Giáo án liên quan