I. MỤC TIÊU :
- Biết cách chuyển thể từ lời nói đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
- Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa trong Sách giáo khoa phóng to.
- Tranh minh hoạ Yết Kiêu đang lặn dưới sông, đang dùi thủng thuyền giặc (nếu có)
- Y chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng phụ (SGK/93)
- Một tờ giấy to ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể (xem bài tập 2 dưới đây)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 9 - Môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Tập làm văn 17 : Luyện tập phát triển câu chuyện (t91)
I. Mục tiêu :
- Biết cách chuyển thể từ lời nói đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
- Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh họa trong Sách giáo khoa phóng to.
Tranh minh hoạ Yết Kiêu đang lặn dưới sông, đang dùi thủng thuyền giặc (nếu có)
Y chính 3 đoạn viết sẵn trên bảng phụ (SGK/93)
Một tờ giấy to ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể (xem bài tập 2 dưới đây)
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1phút
Hđộng1:
12 phút
Hđộng 2:
20 phút
2 phút
A . Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2 học sinh làm lại bài tập 1,2/84 SGK.
- Giáo viên nhắc lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện trên.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy - học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Các em có biết không? Câu chuyện về tài trí và lòng dũng cảm của Yết Kiêu đã được biên soạn thành một vở kịch diễn trên sân khấu. Trong tiết học này sẽ giúp các em tiếp tục luyện tập phát triển câu chuyện theo trình tự không gian từ trích đoạn kịch Yết Kiêu ...
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:
Cho học sinh đọc theo kiểu phân vai.
- Nhắc học sinh đọc (giọng Yết Kiêu: khẳng khái, rắn rỏi; giọng cha: hiền từ, động viên; giọng nhà vua: dõng dạc, khoan thai.
Giáo viên đọc diễn cảm.
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Cha Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Những sự việc trong cảnh 2 của vở kịch đựoc diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2 a,b
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu giáo viên treo bảng phụ đã viết ba tiêu đề 3 đoạn hỏi:
+ Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
+ Chúng ta sẽ xem bạn nào biết kể câu chuyện theo trình tự thời gian đảo lộn.
+ Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm như thế nào?
+ Theo em nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
Gọi học sinh giỏi chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể
ví dụ: Câu Yết Kiêu nói với cha: ...Con đi giết giặc đây, cha ạ!
- Giáo viên nhận xét, dán phiếu to có ghi 1 mẫu chuyển thể lên bảng-1 câu ở đoạn 2
Văn bản kịch à
Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.
Tổ chức và phát triển câu chuyện
- Phát phiếu và bút cho nhóm
Nhắc học sinh dùng 2 câu mở đầu của từng đoạn cảnh, để làm câu mở đoạn. Khi kể chuyện có thể dùng những từ ngữ để miêu tả hình dáng, nội tâm nhân vật
Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp
+ Gọi học sinh kể từng đoạn truyện
Nhận xét và cho điểm
+ Gọi học sinh kể toàn chuyện
Nhận xét, bình chọn học sinh kể đúng nội dung, cho điểm
Bài tập tham khảo SGV/203 tập 1
Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học, khen những em kể hay.
- Dặn về nhà, tiếp tục hoàn chỉnh việc chuyển thể trích đoạn kịch thành câu chuyện, viết lại vào vở
- Xem trước bài Tập làm văn trang 95 SGK (Luyện tập trao đổi y kiến với người thân)
- 1 em kể chuyện Vương quốc tương lai theo trình tự thời gian
- 1 em kể theo trình tự không gian.
- HS lắng nghe
- 4 học sinh đọc
(người dẫn chuyện, Yết Kiêu, người cha, nhà vua)
+ Người cha và Yết Kiêu
+ Nhà vua và Yết Kiêu
+ ... đi giết gặc.
+ có lòng căm thù giặc, quyết chí giết giặc.
+ yêu nước, tuổi già, cô đơn, bị tàn tật nhưng vẫn động viên con đi đánh giặc.
+ ... theo trình tự thời gian.
Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin ra cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đo Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- 2 em đọc thành tiếng.
(- Không gian: sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc xảy ra sau lại được kể trước, sự việc xảy ra ở quê hương Yết Kiêu)
+ Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm hoặc trong ngoặc kép.
Ví dụ:
- Cha ơi! Nước mất thì nhà tan...
- Để thần dùi thủng chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
àThấy giặc Nguyên hống hách, đem quân sang xâm lược nước ta. Yết Kiêu rất căm giận và chàng quyết định xin cha đi đánh giặc.
Hay : ... Căm thù giặc, Yết Kiêu nói với cha: “Con đi đánh giặc đây cha!”
Chuyển thành lời kể
C1: (Lời dẫn gián tiếp)
Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích.
C2: (lời dẫn trực tiếp)
Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”
+ Học sinh hoạt động nhóm
Ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm.
- Mỗi học sinh kể từng đoạn truyện.
- 1, 2 học sinh giỏi kể.
Tuần 9
Tập làm văn 18 : Luyện tập trao đổi y kiến với người thân
Đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (họa, nhạc, võ thuật ...) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
I. Mục tiêu :
- Xác định được mục đích trao đổi, các vai trong trao đổi.
- Lập được dàn y (nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. --> Có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích đề ra.
II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết sẵn đề bài Tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy-học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3phút
1-->2 phút
Hđộng1:
2 phút
Hđộng 2:
11 phút
H động 3
6-->7 phút
Hđộng 4:
15 phút
2 phút
A . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh kể miệng học đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu.
Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy - học bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Đưa ra tình huống: Ti-vi đang có phim hoạt hình rất hay nhưng anh em lại giục em đi học bài. Khi đó em sẽ làm gì?
- Khi khéo léo thuyết phục người khác thì họ sẽ hiểu và đồng tình với nguyện vọng chính đáng của chúng ta. Như cậu bé Cương trong bài “Thưa chuyện với mẹ” đã khéo léo thuyết phục mẹ đồng tình với nguyện vọng của mình. Tiết học hôm nay, lớp mình sẽ thi xem ai là người ứng xử khéo léo nhất để đạt được mục đích trao đổi.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài:
Tìm hiểu đề bài:
Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng. (giáo viên treo bảng phụ)
- Giáo viên đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh(chị), ủng hộ, cùng bạn, đóng vai.
Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi
- Gọi học sinh đọc tiếp nối nhau các gợi 1,2,3.
Hướng dẫn học sinh xác định trọng tâm đề
+ Nội dung cần trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+ Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh chị?
Cho học sinh đọc thầm lại:
Gợi y 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra.
Học sinh thực hành trao đổi nhóm
Chia nhóm: yêu cầu học sinh chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi thống nhất dàn y đối đáp viết ra nháp.
Thi trình bày trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp trao đổi trước lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
Cuộc trao đổi có đạt mục đặt ra không?
Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn đã phù hợp chưa? Có giàu sức thuyết phục không?
Cả lớp bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ: về một cuộc trao đổi (xem SGV/209)
Củng cố , dặn dò:
+ Hỏi:
- Khi trao đổi y kiến với người thân cần chú y điều gì?
+Dặn:
- Yêu cầu học sinh về nhà, viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp.
- Chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực, có chí vươn lên. (Tuần 11-chọn bạn đóng vai người thân. Tìm đọc truyện về những con người nghị lực, chí vươn lên ở SGK,TĐọc4, sách báo).
2 em
- Học sinh lắng nghe, trao đổi 2 em cạnh nhau, trả lời câu hỏi tình huống.
(vd: * Em sẽ không xem ti vi nữa mà đi học bài.
* Em sẽ nói với anh là cho em xem nốt phim hoạt hình này rồi sẽ học bài, xong em mới đi ngủ.
- 2 học sinh đọc-cả lớp đọc thầm
- HS lắng nghe
- 3 em đọc
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Em trao đổi với anh chị của em.
-làm cho anh (chị) hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh(chị) của em.
- Em muốn đi học múa vào buổi tối
- Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy, Chủ nhật.
- Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật
- 2 em.
- Học sinh hoạt động nhóm
- Học sinh thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau.
- Nhận xét, góp y để hoàn thiện bài trao đổi
- Từng cặp học sinh trao đổi.
- Học sinh nhận xét các cặp.
- Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đóng vai, nội dung trao đổi rõ ràng, lôi cuốn, thái độ chân thành, cử chỉ tự nhiên.
File đính kèm:
- Tuan9.doc