Giáo án khối 4 - Tuần 9 - Môn Tập đọc

I. MỤC ĐÍCH :

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó : nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, bễ thổi phì phào, cúc cắc

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương : lễ phép, nài nỉ, thiết tha; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng)

2. Đọc hiểu:

- Hiểu những từ ngữ thuộc nghề thợ rèn : thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, kiếm sống, đầy tớ, cây bông.

- Hiểu nội dung, ýýý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống, giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quýí .

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 9 - Môn Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tập đọc 17 : Thưa chuyện với mẹ (t85) I. Mục đích : 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó : nghèn nghẹn ở cổ, nhễ nhại, bễ thổi phì phào, cúc cắc - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương : lễ phép, nài nỉ, thiết tha; lời mẹ Cương : lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng) 2. Đọc hiểu: - Hiểu những từ ngữ thuộc nghề thợ rèn : thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, kiếm sống, đầy tớ, cây bông. - Hiểu nội dung, ‏‎‎ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống, giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng qu‏‎í . II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa bài tập đọc (tr85) Sách giáo khoa phóng to. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Tranh đốt pháo hoa (hoặc ảnh) III. Các hoạt động dạy-học : Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3phút Hđộng1: Luyện đọc 10phút  Hđộng 2: 11 phút C1 C2 C3 Hđộng 3: 12 phút Hđộng 4: 3 phút A . Kiểm tra bài cũ : * Đọc đoạn 1 và trả lời: - Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? * Đọc đoạn 2 và trả lời: - Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động của Lái khi nhận đôi giày? - Giáo viên nhận xét, cho điểm B. Dạy - học bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Hôm nay bạn Cương sẽ thưa chuyện với mẹ về ước mơ của mình. Ước mơ đó có làm mẹ Cương ngạc nhiên không? - Hôm nay, chúng ta sẽ đọc bài “Thưa chuyện với mẹ” - Một học sinh đọc toàn bài - Gọi học sinh đọc tiếp nối + Đoạn 1: "Từ đầu ....kiếm sống" + Đoạn 2: "Mẹ Cương... cây bông" Đọc đúng: mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc Đọc tiếp nối lần hai (giúp học sinh hiểu các từ ngữ được chú thích ở cuối bài) Đọc tiếp nối lần 3 Gv đọc mẫu *Tìm hiểu bài: - Gọi học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời: + Từ “thưa” có nghĩa là gì? + Cương xin mẹ đi học nghề gì? + Cương xin học nghề thợ rèn để làm gì? + “Kiếm sống” có nghĩa? + Đoạn I nói lên điều gì? Ÿ Ghi ‏‎y đoạn 1 - Gọi học sinh đoạn 2 và trả lời + Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi Cương trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như ‏‏thế nào? + Cương thyết phục mẹ bằng cách nào? - Nội dung chính của đoạn 2? - Ghi y đoạn 2 + Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu 4- Sách giáo khoa. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng “mẹ” gọi “con” rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô, em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. +Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. + Gọi học sinh trả lời và bổ sung. + Nội dung chính của bài là gì? Ÿ Ghi nội dung chính của bài lên bảng Luyện đọc diễn cảm: Gọi học sinh đọc phân vai. Cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay cho phù hợp từng nhân vật. - Yêu cầu học sinh đọc theo cách đọc đã phát hiện. Tổ chức cho học sinh - Thi đọc diễn cảm đoạn văn sau: + Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: - Mẹ ơi, người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác em chợt nhớ ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng bắn tóe lên như khi đốt cây bông. + Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm. + Thi đọc diễn cảm, giáo viên nhận xét cách đọc. Củng cố , dặn dò: - Câu chuyện của Cương có ‏‎y nghĩa gì? Nhận xét tiết học : - Dặn học sinh về nhà học bài, luôn có y thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người, trong mọi tình huống. Soạn bài “Điều ước của vua Mi-đát”. 2 em lên bảng đọc và trả lời - Luyện đọc - HS đọc tiếp nối - 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và tiếp nối trả lời câu hỏi. (“Thưa” có nghĩa là trình bày với nghĩa trên một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn. - ... nghề thợ rèn. - ... để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả, Cương muốn tự mình kiếm sống. - Kiếm sống là tìm cách làm việc để tự nuôi mình. - Đoạn I nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - 2 học sinh nhắc lại -2 hs đọc thành tiếng. - Bà ngạc nhiên và phản đối. - Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. - Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. (Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ‏‎y với em) + 2 em nhắc lại - 1 em đọc thành tiếng, học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi. Ÿ Cương ước mơ trở thành thợ rèn và em cho rằng nghề nào cũng đáng quí và cậu đã thuyết phục được mẹ. - 2 học sinh nhắc lại - 3 học sinh phân vai (người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương) - Học sinh phát biểu cách đọc hay. - 3 học sinh đọc phân vai. - 2 HS cùng bàn luyện đọc. - 3-->5 học sinh thi đọc (Học sinh trả lời như phần yêu cầu) (hay: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình) Tuần 9 Tập đọc 18 : Điều ước của vua Mi-đát (t90) I. Mục đích : 1. Đọc trôi chảy toàn bài: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của nhà vua Mi-đát (từ phấn khởi, thỏa mãn chuyển dần sang hốt hoảng, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt các lời nhân vật. - Đọc đúng: Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, khủng khiếp ... 2. Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán ... - Hiểu y nghĩa bài: Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Tranh minh hoạ bài đọc trang 90 sách giáo khoa - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc III. các hoạt động dạy-học: Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3 phút 1-->2phút Hđộng1 : Luyện đọc 10 phút Hđộng 2: 11 phút C1 C2 C3 C4 Hđộng 3: 3 phút Hđộng 4: 3 phút A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh đọc tiếp nối từng đoạn bài “Thưa chuyện với mẹ” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa - 1 học sinh đọc bài và nêu đại y. Giáo viên nhận xét, cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì bức tranh thể hiện - Tại sao ông vua lại có vẻ khiếp sợ khi nhìn thấy thức ăn như vậy? Câu chuyện sẽ cho các em rõ điều đó. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài - Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn của bài (3 lượt) - Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh. - Lưu ‏‎y các câu cầu khiến - Viết bảng các tên riêng nước ngoài (Mi-đát, Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn) - Gọi học sinh đọc chú giải. - Giải nghĩa thêm: khủng khiếp, phán Ÿ Gọi học sinh đọc toàn bài Ÿ Giáo viên đọc mẫu (đọc diễn cảm) Tìm hiều bài: Ÿ Yêu cầu học sinh đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi: + Thần Đi-ô-mi-dốt cho vua Mi-đát cái gì? + Vua Mi-đát xin thần điều gì? + Theo em vì sao vua Mi-đát lại ước như vậy? + Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? + Y đoạn 1 là gì? Ÿ Ghi ‏‎ y chính đoạn 1 Ÿ Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời. + Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? Ÿ Đoạn 2 nói lên điều gì? Ÿ Ghi y đoạn 2 Ÿ Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời + Vua Mi-đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác-tôn? +Vua Mi-đát hiểu ra điều gì? + Nội dung đoạn cuối bài? Ÿ Ghi y đoạn 3 - Gọi học sinh đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và tìm hiểu nội dung chính của bài. Ÿ Luyện đọc diễn cảm - Gọi học sinh đọc - Yêu cầu đọc nhóm đôi - Tổ chức thi đọc phân vai. - Bình chọn nhóm đọc, người đọc hay nhất. ŸCủng cố, dặn dò: + Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? + Nhận xét tiêt học + Soạn bài ôn tập Tuần 10. 3 học sinh lên bảng - Bức tranh vẽ cảnh trong một cung điện nguy nga, tráng lệ. Trước mặt vua là những thức ăn đủ loại. Tất cả đều loé lên những ánh sáng rực rỡ của vàng nhưng nét mặt nhà vua có vẻ hoảng sợ. - học sinh tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự + Đoạn 1: từ đầu ... sung sướng hơn thế nữa. + Đoạn 2: Bon đầy tớ ... được sống. + Đoạn 3: phần còn lại - 1 học sinh đọc to - “khủng khiếp” là rất hoảng sợ, sợ đến mức tột độ & “phán” là lời vua chúa truyền bảo hay ra lệnh. - 1,2 học sinh - 2 học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm - 2 em ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời + (một điều ước) + (... làm cho mọi vật ông chạm vào đều biến thành vàng) + vì ông ta là người tham lam + (vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời) Ÿ (Điều ước của vua Mi-đát được thực hiện) Ÿ 2 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời. + (vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: Vua không thể ăn, uống được gì-tất cả thức ăn, uống ông chạm vào đều biến thành vàng) Ÿ (Vua Mi-đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước) - 1em nhắc lại - 2 em đọc thành tiếng + (Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng thành) + (Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam) Ÿ (Vua Mi-đát rút ra bài học quí) - 2 em nhắc lại - 1 HS đọc thành tiếng. +(Những ước muốn tham lam không bao giờ mang lại hạnh phúc cho con người) - 3 học sinh đọc - tìm giọng đọc. - 2 học sinh đọc và cùng sửa cho nhau. - 3 em : người dẫn chuyện, Mi-đát, thần Đi-ô-ni-dốt. + (Lòng tham lam của con người không thể mang lại hạnh phúc)

File đính kèm:

  • docTuan9.doc
Giáo án liên quan