Tập đọc : TRUNG THU ĐỘC LẬP
I/ Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài tập đọc trang
21 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 7 năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm
b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = o + a = a.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Thứ năm ngày 6 tháng 10 năm 2011
Toán : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
- Nhận biết đựơc biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
II/ Đồ dùng dạy và học : Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS làm bài tập 3/43
2. Bài mới :
HĐ1/Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a) Biểu thức có chứa ba chữ
H/ Muốn tính cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
+ Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu đượcc 3 con cá, Cường 4 con cá thì cả 3 bạn câu được mấy con ?
- GV làm tương tự với các trường hợp khác
- GV nêu vấn đề
- Giới thiệu: a + b + c được gọi là biểu thức có chứ ba chữ
b) Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ
- Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
- GV làm tương tự với các truờng hợp còn lại
1.3 Luyện tập
Bài 1: y/c làm gì ?
Bài 2:
- GV: Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ?
- Mỗi lần thay các chữ a,b,c bằng các số chúng ta tính được gì ?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Làm bài tập 3;4/ 44
-Xem trước bài Tính chất kết hợp của phép
- 3 HS lên bảng
- 1 HS đọc ví dụ.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau
- Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- HS nêu tổng số cá của ba người
- Cả ba người câu được a + b + c con cá
- Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- HS tính giá trị của biểu thức a + b + c
*Nếu a = 5, b = 7,c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
*Nếu a = 12, b = 15, c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
- HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
- Mọi số nhân với 0 đều bằng 0
- Tính được một giá trị của biểu thức.
- HS thực hiện vào vở
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Toán: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : Bài 3/4/44
2. Bài mới:
HĐ1/Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
- Y/c HS thực hiện tính giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức
(a + b) + c với a + (b + c) khi a = 5,
b = 4, c = 6
- Vậy khi ta thay đổi vị trí các số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c và
a + (b + c) ntn ?
- Vậy (a + b) + c = a + (b + c)
* (a + b) Gọi là tổng của 2 số hạng; biểu thức (a + b) + c gọi là tổng của 2 số hạng cộng với số thứ 3.
HĐ2/Luyện tập
Bài 1: Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng, khi cộng nhiều số hạng với nhau các em nên chọn tổng của các số tròn (chục, trăm, nghìn ) để tiện cho việc tính toán
Bài 2: GV y/c HS đọc đề bài
- Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền ta làm ntn ?
- Y/c HS làm bài
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 3/ 45 chuẩn bị bài sau Biểu thức có chứa ba chữ
- 3 HS lên bảng
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện một truờng hợp.
- Giá trị của 2 biểu thức đều bằng 15
- Khi ta thay đổi vị trí các số thì giá trị của biểu thức luôn bằng nhau.
- HS đọc
- Bài tập y/c chúng ta tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
a) 4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
= 5067
b) 921 + 898 + 2079 = 3000 + 921
= 3921
- Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
75 500000 + 86950000 = 162 450 000(đồng)
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
162450000 +14500000 = 176 950 000(đồng)
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Đạo đức : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (t1) Tuần 7
I/ Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để chơi đóng vai
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Tìm hiểu thông tin
+ Ở nhiều cơ quan công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng nhớ tắc điện
+ Ở Đức người ta bao giờ cũng ăn hết không bao giờ để thừa thức ăn
- Em nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
+ Theo em có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc phải tiết kiệm không?
+ Họ tiết kiệm để làm gì ?
+ Tiền của do đâu mà có ?
+ GV kết luận
HĐ2: Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
+ Y/c HS chia thành các nhóm phát bìa , đỏ xanh
+ Hỏi: Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
HĐ3: Em có biết tiết kiệm?
+ Y/c mỗi HS viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của và 3 việc là chưa tiết kiệm
. Trong ăn uống, cần phải tiết kiệm ntn?
. Có nhều tiền chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
. Sử dụng đồ đạc thế nào là tiết kiệm?
Vậy những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc gây lãng phí là chúng ta không nên làm
Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét tiết học- Dặn HS về nhà
Chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm tiền của (T2)
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS lần lượt đọc cho nhau các thông tin và xem tranh, cùng bàn bạc trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi
+ Không phải do nghèo
+ Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có.
+Tiền của là do sức lao động của con người mà có.
- HS nhận các miếng bìa màu
+ Lắng nghe câu hỏi của GV
. Nếu tán thành: Gắn bảng đỏ
. Không tán thành: gắn biển xanh
. Phân vân: không gắn biển
- Sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích
- HS làm việc cá nhân, viết ra giấy các ý kiến
- Mỗi HS lần lượt nêu 1 ý kiến của mình
. Vừa đủ, không thừa thải
. Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại cất đi, hoặc gửi tiết kiệm
. Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cho hỏng mới mua đồ mới
Kĩ thuật: KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1) Tuần 8
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cm x 30cm
+ Len hoặc sợi khác màu vải
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát hình 1 (SGK).
GV có thể sử dụng hình dưới đây được phóng to thể hiện mũi khâu nổi và mũi khâu lặn để HS dễ nhận xét.
_ __ _ _ _
GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ), sau đó GV kết luận HĐ1.
Hoạt động 2
GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len
trái.
Gọi một HS đọc mục 2 của phần ghi nhớ, Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- HS quan sát hình 2 (SGK) và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu và thực hiện thao tác vạch dấu đường khâu.
- HS khác quan sát và nhận xét
Luyện Tiếng Việt: ÔN:CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM.
I/ Mục tiêu:
- Củng cố để HS nắm vững cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Viết đúng tên người ,tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
II/Nội dung:
1/ HS nhắc lại ghi nhớ cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
2/ Bài tập: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu tên các địa phương( huyện, xã, thôn ,cảnh đẹp, di tích lịch sử..)mà em biết thuộc tỉnh của em.
HS làm bài, GV chấm chữa bài .
3/ Nhận xét tiết học .
Luyện toán : ÔN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I/Mục tiêu:
Củng cố lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II/ Nội dung :
1/ HS hoàn thành các bài tập trong vở BT Toán tiết 34.
2/ Bài tập bổ sung :
Tìm số trung bình cộng của các số trong dãy số sau :
4 ; 6 ; 8 ; 10 ; 12 ; 14 ; 16 ; 18 ; 20.
- Một trại nuôi gà ngày đầu bán 3756 con, ngày thứ ba bán được bằng 1/2 số gà bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán gấp 3 lần số gà bán trong ngày đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày trại nuôi gà đó bán bao nhiêu con gà ?
Luyện Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu :
Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng, biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II/ Nội dung :
Đề: Trong giấc mơ em được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Y/c: Cùng kể bài này nhưng nội dung phải khác với bài trước, không lặp lại câu chuyện mình đã kể.
Hoạt động 1:
HS đọc gợi ý:
1/ Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ?
2/Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ?
3/ Em thực hiện điều ước ntn ?
4/ Em nghĩ gì khi tỉnh giấc ?
Hoạt động 2 :
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- HS nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể cho người thân nghe.
SINH HOẠT LỚP
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 7, phương hướng sinh hoạt tuần 8
II/ Lên lớp: Nội dung sinh hoạt
1/ Các tổ tổng kết: Tác phong đạo đức, thái độ học tập của từng đội viên
- Xếp loại thi đua
2/ Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá:
- Duy trì tốt sĩ số cũng như vệ sinh cá nhân ; vệ sinh lớp - trường sạch sẽ.
- Lớp có tinh thần học tập tốt .
- Thực hiện tốt nề nếp tự quản.
Tồn tại: Vẫn còn 1 số em không học bài cũ cũng như chuẩn bị bài mới.
3 / Công tác tuần đến :
- Xây dựng nếp sống văn minh học đường
- Kiểm tra sách vở
- Thi đua học tập
- Vệ sinh trường lớp, cá nhân
- Chuẩn bị bài mới, thuộc bài cũ trước khi đến lớp
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc
File đính kèm:
- tuan 7.doc