I-Mục tiêu:
- Biết đọc với lời kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II- Đồ dùng dạy học: -Tranh SGK phóng to
20 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 5 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u:
- HS viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn bày tỏ tình cảm chân thành, đúng thể thức ( đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư ) .
II- Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Bài cũ: Kiểm tra vở HS
B/ Bài mới:
HĐ1/ Xác định yêu cầu đề bài
- GV viết đề lên bảng
- GV nhắc HS chú ý:
+ Cách trình bày một lá thư.
+ Lời lẽ trong thư cần chân thành, thể hiện sự quan tâm.
HĐ2/ Học sinh viết bài
C/Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Hoàn thành vở bài tập TV
- HS đọc đề
- HS xác định đề bài
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của 1 lá thư
- HS chọn đề để viết
- HS thực hành viết bài
.
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DANH TỪ
I-Mục tiêu:
1-Hiểu được danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
2-Nhận biết được danh từ chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III).
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:
Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ trung thực, đặt câu với từ đó?
2-Bài mới:
HĐ1/Nhận xét
- Tìm từ chỉ sự vật trong khổ thơ.
- GV nhận xét ý đúng
- Xếp các từ vừa tìm vào nhóm thích hợp.
- Chỉ người
- Chỉ sự vật
- Chỉ hiện tượng
- Chỉ khái niệm
- Chỉ đơn vị
+ Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính ,đếm sự vật.
-Danh từ là gì?
HĐ2/Luyện tập
Bài 1/53
Bài 2/53 Đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm mà em vừa tìm được.
3/ Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Hoàn thành vở bài tập
- 2 HS thực hiện
-Thảo luận nhóm đôi
- Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa,con sông, rặng dừa, đời ,cha ông, con sông, chân trời, truyện cổ, ông cha.
- HS thảo luận theo nhóm
+ ông cha, cha ông
+ sông, dừa, chân trời
+ mưa, nắng
+ cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời,
+ cơn, con, rặng
- HS nêu phần ghi nhớ
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- HS xác định DT chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng.
-HS làm bài VBT.
+ Chúng ta sống phải có đạo đức .
+ Bạn Nhân có nhiều kinh nghiệm trong giải toán khó.
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK
- Giấy khổ to và bút dạ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- H/ Thế nào là cốt truyện ? Cốt truyện gồm có những phần nào ?
2. Bài mới :
HĐ1. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
HĐ2/ Tìm hiểu ví dụ
- Nêu những sự việc tạo thành cốt chuyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào ?
+ Dấu hiệu nào cho em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
- GV: Trong khi viết văn những chỗ xuống dòng ở các lời thoại nhưng chưa kết thúc đoạn văn. Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng
- Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể điều gì ?
HĐ3/ Ghi nhớ
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ
HĐ4/ Luyện tập
- Câu chuyện kể về 1 cậu bé vừa hiếu thảo, trung thực, thật thà.
+ Đoạn nào viết hoàn chỉnh ? Đoạn nào viết còn thiếu ?
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu chuyện vào vở.
- 2 HS trả lời
- 1 HS đọc bài Những hạt thóc giống.
- Trao đổi hoàn thành phiếu trong nhóm, đại diện trả lời.
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+ Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
- 4, 5 HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung y/c
+ Đoạn 1, 2 đã hoàn chỉnh. đoạn 3 còn thiếu phần thân đoạn.
- HS viết vào vở nháp.
- Đọc bài làm của mình
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Đạo đức : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1) Tuần 5
I/ Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi tình huống, bìa 2 mặt xanh - đỏ
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
* Hoạt động 1 : Nhận xét tình huống
+ Nhà bạn Tâm rất khó khăn. Bố nghiện rượu, mẹ phải đi làm xa . Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em được nói bất kì diều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai? Vì sao?
+ Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
+ KL: Trẻ em có quyến bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em
* Hoạt động 2 : Em sẽ làm gì
- Y/c các nhóm thảo luận giải quyết các câu hỏi sau: Nhóm 1-2: câu 1; nhóm 3-4: câu 2; nhóm 5-6: Câu 3; nhóm 7-8: câu 4
+ Vì sao nhóm em chọn cách đó?
+ KL: Khẳng định lại cách giải quyết trong các tình huống
+ Vậy, trong những chuyện có liên quan đến các em, các em có quyền gì?
+ Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em?
* Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ
+ Y/c các nhóm thảo luận về các câu sau:
- Trẻ em có quyền ý kiến riêng về vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Trẻ em cần lắng nghe ý kiến của người khác.
- Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em
- Mọi trẻ em đều đưa được ý kiến và ý kiến đó đều phải được thực hiện.
* Hoạt động 4: Thực hành
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của mình
- HS lắng nghe tình huống
+ Bố Tâm làm như vậy là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến
+ Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm ý kiến
+ HS nhắc lại
- HS Làm việc theo nhóm
+ HS đọc các câu tình huống SGK
+Thảo luận theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày nhận xét
+ Em có quyền được nêu ý kiến của mình, chia sẽ các mong muốn
+ Việc ở khu phố, việc ở chỗ ở, tham gia các câu lạc bộ, vui chơi, đọc sách báo
+ Làm việc nhóm
+ Các nhóm thảo luận thống nhất ý cả nhóm tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
+ Các nhóm giơ bìa màu thể hiện ý kiến của nhóm đối mỗi câu
TUẦN: 6
Kĩ thuật: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG(T1)
I/ Mục tiêu: HS biết cách khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Khâu ghép được 2 mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học: Vật mẫu
- Vật liệu và dụng cụ: 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh có kích thước 20cm x 30cm,len, chỉ khâu, kim khâu...
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Kiểm tra: Kiểm tra vật liệu dụng cụ HS
2/ Bài mới: Giới thiệu-Ghi đề
a/ HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường y/c HS quan sát và nhận xét.
- GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép 2 mép vải và ứng dụng của nó:(SGV)
b/ HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV y/c HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường?
- GV lưu ý HS:
- Vạch dấu trên mặt trái của vải
- Úp mặt phải của 2 mảnh vải vào nhau và xếp cho 2 mép vải bằng nhau rồi khâu lược
- Sau mỗi lần rút kim, kéo chỉ cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu tiếp
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác
- GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- GV quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng
3/ Củng cố dặn dò:
-Tiết sau: Thực hành
- HS đặt dụng cụ vật liệu lên bàn
- HS quan sát mẫu và nhận xét
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của 2 mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải
- HS quan sát và trả lời:
- Vạch dấu trên mặt trái của vải
- Úp mặt phải của 2 mảnh vải vào nhau và xếp cho 2 mép vải bằng nhau rồi khâu lược
- HS nêu cách khâu lược , cách khâu ghép 2 mảnh vải bằng mũi khâu thường
- 2 HS lên bảng thực hiện theo y/c
- Lớp quan sát nhận xét
- Vài HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hiện theo y/c của GV
Luyện –Luyện từ và câu : ÔN TỪ GHÉP, TỪ LÁY
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nhận biết từ ghép ,từ láy .
II. Lên lớp :
1/ Củng cố lại ghi nhớ :
H. Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ.
H. Có mấy loại từ ghép ? Cho ví dụ mỗi loại.
H. Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ.
H. Có mấy kiểu từ láy ? Cho ví dụ.
2/ Bài tập : Ghi (P) vào từ ghép phân loại; (H) vào từ ghép tổng hợp; (L) từ láy:
Sách vở tia nắng mơ màng
méo mó cửa sông rừng núi
Thông minh sặc sỡ máy thêu
Luyện toán: ÔN: ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO- TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I/ Mục tiêu:
-Củng cố, rèn luyện kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị bé chuyển sang đơn vị lớn & ngược lại.
- Rèn luyện kĩ năng tìm số trung bình cộng
II/ Lên lớp
-Gọi HS nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị
-Gọi HS nêu lại cách tìm trung bình cộng của các số.
-HD HS làm bài tập VBT
-Nếu còn thời gian Gv ra thêm 1 số bài tập cho HS khá- giỏi làm
-Nhận xét tiết học
______________________________
Luyện Tập làm văn: LUYỆN VĂN VIẾT THƯ
I. Mục tiêu :
- Củng cố lại kĩ năng viết thư.
- Cách trình bày một lá thư
II. Lên lớp :
- HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của một lá thư .
- HS thực hành viết thư : Viết thư thăm hỏi ông bà, bạn cũ,nhân dịp năm mới.
- HS làm bài.
Nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
Đánh giá công tác của lớp trong tuần 5
Định hướng công tác tuần 6
II/ Lên lớp:
1/ Tổng kết đánh giá công tác trong tuần:
a/ Ban cán sự lớp lên đánh giá
b/ GV chủ nhiệm nhận xét :
-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc đồng phục đúng theo quy định
- Làm tốt công tác vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện tốt nề nếp học tập.
* Tồn tại:
- Còn một số em học bài chưa thuộc
2/Công tác tới :
Duy trì sĩ số & tỉ lệ chuyên cần
Thực hiện tốt công tác vệ sinh
Duy trì & tiếp tục thực hiện công tác nề nếp
Làm tốt việc học trên lớp cũng như học bài cũ ở nhà.
Thực hiện tốt công tác trực ban
Nộp tiền làm bảo hiểm YT, TN, sổ tay đội viên.
File đính kèm:
- TUAN5.doc